Trang chủNewsChính trịTrưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung trả lời phỏng...

Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa, kết quả chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith


Phóng viên: Xin đồng chí cho biết ý nghĩa của chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith?

Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ hai của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đến Việt Nam kể từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tháng 1/2021 đến nay. Nhân dịp chuyến thăm, hai bên đã tiến hành Cuộc gặp cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào – cơ chế quan trọng nhất trong quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nước.

Các hoạt động đối ngoại trên là rất quan trọng đối với quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, diễn ra rất sớm sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bầu đồng chí Chủ tịch nước Tô Lâm đảm nhiệm trọng trách Tổng Bí thư và kiện toàn một số vị trí lãnh đạo khác của Đảng, Nhà nước.

Chuyến thăm cũng diễn ra vào thời điểm hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước đang tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng của mỗi nước – là Đại hội XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và cũng đang tích cực chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, tiến tới tổ chức Đại hội XII của Lào và Đại hội XIV của Việt Nam vào đầu năm 2026 trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp.

Các hoạt động đối ngoại rất quan trọng này thể hiện sinh động sự coi trọng của hai Đảng, hai nước, hai đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Lãnh đạo hai Đảng, hai nước đối với mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào. Chuyến thăm và Cuộc gặp cấp cao giữa hai Đảng một lần nữa khẳng định nhận thức chung của hai bên về lịch sử truyền thống đặc biệt, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau là quy luật lịch sử, tất yếu khách quan và là một trong những nguồn sức mạnh to lớn nhất của sự nghiệp cách mạng, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của hai Đảng, hai nước.

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa hai nước, là một trong những dấu mốc quan trọng tăng cường, nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước, góp phần đưa quan hệ Việt Nam-Lào phát triển lên tầm cao mới, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực, mang lại phồn vinh cho nhân dân mỗi nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Phóng viên: Xin đồng chí cho biết những kết quả quan trọng đạt được trong chuyến thăm?

Trong thời gian thăm Việt Nam, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đã có khoảng 15 hoạt động quan trọng. Đó là dự Lễ đón chính thức theo nghi thức cấp Nhà nước, hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và với Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; đồng chủ trì Cuộc gặp cấp cao giữa hai Đảng; tiếp Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội hữu nghị Việt Nam-Lào; dự chiêu đãi trọng thể do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì; đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ; thăm và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh; có các cuộc gặp với nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Trong chuyến thăm, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith đã có cuộc gặp gỡ đại diện cựu quân tình nguyện, chuyên gia, lưu học sinh Việt Nam tại Lào, thế hệ trẻ hai nước. Cùng với việc tham gia một số hoạt động chính thức, Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đã thăm Trung tâm trẻ mồ côi tại quận Cầu Giấy và cùng tổ chức Trung thu cho các cháu thiếu nhi.

Qua cuộc hội đàm giữa hai đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, các cuộc hội kiến giữa đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith với các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước, trao đổi về tình hình quốc tế, khu vực, đánh giá về kết quả hợp tác trong thời gian qua và đề ra phương hướng hợp tác trong thời gian tới trên các lĩnh vực. Các cuộc trao đổi đã diễn ra trong bầu không khí thắm đượm tình hữu nghị, tình đồng chí, anh em gần gũi, gắn bó, thân thiết, củng cố sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ hữu nghị giữa hai đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và các đồng chí lãnh đạo cấp cao hai nước.

Hai nhà Lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, hai nước cùng khẳng định lại ý nghĩa và giá trị to lớn, đặc biệt của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong kính yêu đặt nền móng và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp, là tài sản chung vô giá của hai dân tộc.

Hai bên cùng khẳng định về sự coi trọng, ưu tiên đặc biệt đối với nhau và đối với quan hệ Việt Nam-Lào. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulit khẳng định Lào nhất quán đặc biệt coi trọng, gìn giữ và không ngừng củng cố quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào-Việt Nam. Đặc biệt, đồng chí Thongloun Sisoulit nhấn mạnh quan hệ Việt Nam-Lào là biểu tượng có một không hai của tình đoàn kết quốc tế, là tài sản chung vô giá của hai dân tộc được đúc kết bởi 04 chữ tình: Tình đồng chí cùng chung lý tưởng; Tình anh em có chung cội nguồn là Đảng Cộng sản Đông Dương; Tình bạn, là những người thân thiết, tin cậy, vui buồn có nhau; Tình đoàn kết, xuất phát từ trái tim, keo sơn, gắn bó, trong sáng, thủy chung son sắt. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định trước sau như một, quan hệ Việt Nam-Lào luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Hai Lãnh đạo nhất trí sẽ tiếp tục cùng nhau vun đắp, thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước không ngừng phát triển lên tầm cao mới.

Hai đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Lãnh đạo cấp cao hai Đảng đã dành nhiều thời gian đi sâu trao đổi phương hướng thúc đẩy hợp tác, phát triển quan hệ Việt Nam-Lào đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực.

Hai bên nhất trí tích cực triển khai các phương hướng trọng tâm đã được Lãnh đạo hai bên thống nhất, tiếp tục đưa quan hệ chính trị đi vào chiều sâu, là nòng cốt định hướng tổng thể quan hệ hợp tác giữa hai nước, tăng cường thông tin, trao đổi, phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề chiến lược, chủ trương, chính sách liên quan đến an ninh và phát triển của mỗi nước, tăng cường trao đổi lý luận, nhất là trên những vấn đề mới; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống về quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào cũng như quan hệ Việt Nam-Lào-Campuchia trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ và lực lượng vũ trang hai nước.

Một trọng tâm quan trọng được Lãnh đạo hai bên nhất trí cao là cần tạo đột phá trong hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-kỹ thuật trên cơ sở phát huy tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước; đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa các cấp, ngành, lĩnh vực của hai bên. Lãnh đạo hai bên đã trao đổi và đề ra các định hướng biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết tồn đọng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hợp tác, nhất là tạo đột phá trong hợp tác về kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác, đầu tư, trong đó có các dự án về kết nối cơ sở hạ tầng, hoàn thành các dự án: Công viên Hữu nghị Việt Nam-Lào tại Thủ đô Viêng Chăn; Dự án xây dựng hệ thống quản lý dân cư và căn cước công dân tại Lào; Trung tâm cai nghiện ma túy tại tỉnh Viêng Chăn…

Đặc biệt, Lãnh đạo hai Đảng, hai nước nhấn mạnh trong thời gian tới hai bên tập trung tăng cường và đẩy mạnh thực chất kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam-Lào cũng như giữa ba nền kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia để tạo sự hợp tác, cùng phát triển lâu dài của cả hai nước. Lãnh đạo hai bên nhấn mạnh các kết nối về thể chế, tài chính, hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng điện, viễn thông, du lịch, trong đó có các dự án kết nối chiến lược.

Hai bên nhất trí đẩy mạnh hơn nữa trụ cột hợp tác quốc phòng, an ninh, bảo đảm chỗ dựa vững chắc cho nhau nhằm đối phó với các thách thức an ninh ngày càng đa dạng, phức tạp; nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể, tổ chức nhân dân, các địa phương, mở rộng hợp tác trực tiếp, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh, ổn định ở khu vực biên giới.

Lãnh đạo hai bên nhất trí trao đổi thông tin kịp thời, tham vấn, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau hiệu quả tại các diễn đàn quốc tế và khu vực; tăng cường hợp tác, phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý, sử dụng có hiệu quả, công bằng, bền vững tài nguyên nước sông Mê Công và các tài nguyên liên quan.

Các đồng chí lãnh đạo hai nước cũng đã trao đổi và khẳng định sự nhất trí cao với lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông nêu trong các Tuyên bố của ASEAN; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), cùng các bên liên quan thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ, hiệu quả tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Trong chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Lào khẳng định các nguyên tắc, phương hướng, nội dung chính trên tất cả các lĩnh vực trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào trong thời gian tới.

Có thể nói, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đã thành công rất tốt đẹp. Các kết quả đạt được trong chuyến thăm sẽ định hướng, thúc đẩy quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào bước vào giai đoạn phát triển mới, ngày càng gắn bó, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả hơn giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.

Phóng viên: Xin đồng chí cho biết những định hướng lớn trong thời gian tới nhằm triển khai kết quả chuyến thăm?

Tôi cho rằng việc tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả các phương hướng hợp tác, phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào mà Lãnh đạo hai bên đã nhất trí có ý nghĩa rất quan trọng trong thời gian tới.

Để làm được điều đó, trước tiên, các cấp, các ngành, các địa phương phải nhận thức rõ, đầy đủ và thấm nhuần ý nghĩa, giá trị to lớn, đặc biệt của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, cũng như tầm quan trọng và ý nghĩa sống còn của sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước của hai Đảng, hai nước.

Thứ hai, cần hết sức coi trọng việc thực thi có hiệu quả các thỏa thuận, cam kết mà hai bên đã đạt được, trong đó có các thỏa thuận, chương trình hợp tác trong lĩnh vực kết nối kinh tế, thương mại, đầu tư, hạ tầng, tiền tệ. Đây là tinh thần chung đã được nhấn mạnh trong việc triển khai các quan hệ đối ngoại của Việt Nam thời gian qua. Điều này đòi hỏi sự quyết tâm, tích cực, chủ động và tinh thần triển khai quyết liệt, sáng tạo của các cấp, các bộ, ngành, địa phương để sớm đưa các thỏa thuận, cam kết vào thực tiễn cuộc sống.

Thứ ba, hai đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Lãnh đạo cấp cao hai bên đã đề ra các định hướng, biện pháp quan trọng để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước. Các bộ, ngành, địa phương liên quan cần sớm xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai trên từng vấn đề, từng lĩnh vực, với các lộ trình, bước đi, thời gian cụ thể.

Thứ tư và rất quan trọng là các cơ quan liên quan cần tăng cường phối hợp chặt chẽ, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, thúc đẩy tiến độ trong quá trình thực hiện; đồng thời, thường xuyên đôn đốc, định kỳ kiểm tra, rà soát tiến độ để bảo đảm thực hiện hiệu quả các thỏa thuận, cam kết, chương trình hợp tác giữa hai nước.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!





Nguồn: https://nhandan.vn/truong-ban-doi-ngoai-trung-uong-le-hoai-trung-tra-loi-phong-van-bao-chi-ve-y-nghia-ket-qua-chuyen-tham-cap-nha-nuoc-den-viet-nam-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-lao-thongloun-sisoulith-post830800.html

Cùng chủ đề

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu cấp bách trong giai đoạn mới

(Dân trí) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới nên yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đang đặt ra cấp bách. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách...

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam.   Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Tiếp...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Ngày 16/9, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Dự Lễ trao quyết định có các đồng chí: Lê Khánh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm...

Cần đưa quan điểm mới của Tổng Bí thư về chuyển đổi số vào văn kiện Đại hội 14

Cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm về chuyển đổi số trong văn kiện Đại hội 14 tới đây để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan...

Bộ VHTTDL tổ chức các chương trình nghệ thuật quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ

Trong những ngày vừa qua, bão số 3 (Yagi) đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản tại các tỉnh, thành phố miền Bắc. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tiếp tục phát huy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khó khăn trong ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm sạt lở, lũ quét

Chưa chỉ ra được khi nào tai biến xảy ra Đánh giá về mặt địa chất khu vực miền núi phía bắc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện trưởng Viện Địa chất cho biết, phần lớn diện tích khu vực miền núi phía bắc được cấu tạo bởi các loại đá cổ bị phong hóa mạnh. Lớp vỏ phong...

Học sinh nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão số 3

Ngày 6/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường học trực thuộc theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 3 (Yagi) để chủ động phòng tránh, ứng phó. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường trên địa bàn thành phố chủ...

Độc đáo lễ cưới người Ba Na

Là người phụ trách đoàn nghệ nhân người Ba Na, anh Đinh Mỡi, hiện đang công tác tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện K’Bang cho biết, lễ cưới là sự kiện quan trọng của người Ba Na, có sự chứng kiến, công nhận của cả cộng đồng, và những người quan trọng trong làng, trong gia đình. Anh Đinh Mỡi cho biết, trai gái người Ba Na đến tuổi tìm hiểu nhau...

Dâng hương tưởng niệm Đệ Tam Tổ Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả

Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, thi đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Ất Hợi (1275). Đương thời, Huyền Quang cùng với Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi đến mọi miền đất nước để thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Những năm tháng cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, hoằng dương Phật pháp, dựng Cửu Phẩm...

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng thăm và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức

Các đại biểu của hai Đoàn Đối thoại đã thảo luận và trao đổi các ý kiến đánh giá, nhận định về vai trò của chủ nghĩa đa phương, đóng góp ngày càng gia tăng của các thể chế đa phương trong thúc đẩy hòa bình và phát triển, hợp tác giải quyết các tranh chấp, xung đột ở khu vực và trên toàn cầu, hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong...

Bài đọc nhiều

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng thăm và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức

Các đại biểu của hai Đoàn Đối thoại đã thảo luận và trao đổi các ý kiến đánh giá, nhận định về vai trò của chủ nghĩa đa phương, đóng góp ngày càng gia tăng của các thể chế đa phương trong thúc đẩy hòa bình và phát triển, hợp tác giải quyết các tranh chấp, xung đột ở khu vực và trên toàn cầu, hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong...

Hội thảo khoa học về 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cán bộ, đảng viên và nhà khoa học đã gửi nhiều bài viết, tham luận đến hội thảo với nội dung phong phú, tập trung phân tích, nghiên cứu về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những góc độ, khía cạnh đa dạng, nhiều chiều, xuất phát từ vị trí, lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu; đề xuất nhiều giải pháp có giá trị để tiếp tục thực hiện hiệu quả Di chúc của...

Phát biểu của Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Quốc...

Thưa các đồng chí! Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược, xuyên suốt của cách mạng nước ta. Bảo vệ Tổ quốc là điều kiện, tiền đề quan trọng tạo môi trường hòa...

An Giang có tân Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Đỗ Trọng Hưng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Lê Hồng Quang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang cùng đại diện lãnh đạo hai tỉnh An Giang và Khánh Hòa. Trao Quyết định số 1530-QĐNS/TW, ngày 30/8/2024 của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định đồng chí Hồ Văn Mừng, Bí thư Thành ủy Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, tham gia Ban...

Mở rộng cơ chế huy động nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Sau phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với công tác ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm đời sống nhân dân chịu ảnh hưởng của thiên tai, cuộc họp đã thảo luận, cho ý kiến về 2 nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Dự...

Cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng thăm và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức

Các đại biểu của hai Đoàn Đối thoại đã thảo luận và trao đổi các ý kiến đánh giá, nhận định về vai trò của chủ nghĩa đa phương, đóng góp ngày càng gia tăng của các thể chế đa phương trong thúc đẩy hòa bình và phát triển, hợp tác giải quyết các tranh chấp, xung đột ở khu vực và trên toàn cầu, hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong...

Phát triển tích cực trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi lời thăm hỏi tới Tổng thống Indonesia Joko Widodo; hoan nghênh Tổng thống đắc cử Prabowo Subianto thăm Việt Nam, thể hiện tình cảm và sự coi trọng đối với quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Indonesia. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chúc mừng Quốc khánh lần thứ 79 của Indonesia (17/8/1945); đánh giá cao những thành tựu Indonesia đạt được thời gian qua về...

Học viện Chính trị khu vực 3 nghiên cứu thực tế tại Vùng 3 Hải quân

Hai bên đã phối hợp tổ chức hội nghị trao đổi cung cấp thông tin về tình hình biển, đảo. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 3 Hải quân, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Đức Kiên, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực 3 đồng chủ trì hội nghị. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến đã thông tin khái quát tình hình biển, đảo; kết quả thực...

Tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Công điện nêu rõ, những ngày qua, cơn bão số 3 với cường độ đặc biệt lớn đổ bộ trực tiếp vào nước ta và hoàn lưu sau bão gây mưa lớn kéo dài trên diện rộng, gây lũ lụt tại nhiều địa phương khu vực phía bắc gây thiệt hại rất lớn cả về tính mạng và tài sản; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Công tác ứng phó...

Không để người dân nào phải thiếu ăn, thiếu mặc, bị đói bị rét…

Tại Hội nghị, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã hỗ trợ các địa phương trên 350 tỷ đồng, 300 tấn gạo và đang tiếp tục thống kê để hỗ trợ. UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tổ chức...

Mới nhất

Phát huy vai trò chủ lực của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Theo đó, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, Thông tấn xã Việt Nam xử lý theo từng cấp độ phù hợp 115 báo cáo nội bộ về các vấn đề nhạy cảm đột xuất liên quan đến an ninh trật tự, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế ở cả trong và ngoài...

Điều kiện để U20 Việt Nam giành vé dự VCK U20 châu Á 2025

VOV.VN - Dù được thi đấu trên sân nhà nhưng U20 Việt Nam sẽ phải vượt qua một đối thủ tiềm năng để giành vé dự giải châu Á.   Bảng đấu của U20 Việt Nam tại vòng loại U20 châu Á 2025 sẽ diễn ra từ ngày 21/9 tại SVĐ Lạch Tray (Hải Phòng). Dù có lợi thế sân nhà...

Chuyên gia tổng kết những điểm bất thường của bão số 3 (Yagi)

(Chinhphu.vn) - Bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông, là cơn bão có cường độ tăng nhanh nhất, mức độ giảm cấp trên đường đi của bão không theo quy luật thông thường.   Đường đi của bão số 3 (Yagi) Bão số 3 (Yagi) có nhiều điểm bất thường Theo Giám...

Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất: Nguy cơ trượt lở đất đá sau mưa vẫn rất cao

Bên cạnh yếu tố địa chất, địa hình thì yếu tố lượng mưa và những cơn mưa sau bão là tác nhân kích hoạt tai biến thiên nhiên như trượt lở, lũ quét trong thời gian qua.   Mặc dù yếu tố kích hoạt trượt lở chính là mưa, nhưng sau khi dừng mưa, độ ổn định của các sườn dốc...

Khó khăn trong ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm sạt lở, lũ quét

Chưa chỉ ra được khi nào tai biến xảy ra Đánh giá về mặt địa chất khu vực miền núi phía bắc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện trưởng Viện Địa chất cho biết, phần lớn diện tích khu...

Mới nhất