Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếỨng dụng công nghệ cao trong cấp cứu đột quỵ

Ứng dụng công nghệ cao trong cấp cứu đột quỵ


Cấp cứu là tình trạng y tế khẩn cấp, việc ứng dụng công nghệ đầy đủ, hiện đại sẽ giúp quá trình xử lý, can thiệp điều trị cho người bệnh càng nhanh chóng, hiệu quả.

Các tình trạng nguy kịch cần cấp cứu thường gặp như đột quỵ; suy tim, ngưng tim, nhồi máu cơ tim; suy thận cấp hay cần lọc thận, lọc máu cấp; ngộ độc, nhiễm độc, ngất xỉu; co giật, động kinh, sốc nhiệt; chấn thương, té ngã, khó thở, choáng váng nghiêm trọng…





Cấp cứu là tình trạng y tế khẩn cấp, việc ứng dụng công nghệ đầy đủ, hiện đại sẽ giúp quá trình xử lý, can thiệp điều trị cho người bệnh càng nhanh chóng, hiệu quả. 

Trong đó, cấp cứu đột quỵ là vấn đề được nhiều người quan tâm.Khi có người gặp tình trạng nguy kịch cần cấp cứu, những người xung quanh cần nhanh chóng lựa chọn đơn vị cấp cứu gần nhất nhưng cần có đầy đủ chuyên môn, nhân lực và kỹ thuật hiện đại, phục vụ chuyên sâu cho cấp cứu để người bệnh được cứu chữa kịp thời, hiệu quả.

Ví dụ, cơ sở y tế đó phải có các loại thuốc cấp cứu cần thiết, máy móc phục vụ hồi sinh tim phổi, thiết bị xử lý chấn thương đa dạng cũng như các thiết bị cấp cứu nhi khoa, dụng cụ đặt ống thở…

Với câu hỏi, người trong tình trạng nguy kịch cần được đưa đến cơ sở y tế cấp cứu nào là phù hợp, giúp tối ưu hiệu quả cấp cứu, bác sỹ Hồng Văn In, Trưởng Đơn vị cấp cứu, Tâm Anh Quận 7, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho hay, cấp cứu ngoài chạy đua với thời gian thì việc ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật càng hiện đại, cơ hội để cứu sống và giúp người bệnh bình phục nhanh chóng càng cao hơn.

Do vậy nếu cơ sở nào đảm bảo quy trình diễn ra nhanh chóng, chính xác, giảm tối đa thời gian cấp cứu thì là yếu tố then chốt trong quá trình cấp cứu đột quỵ. Bởi đột quỵ là bệnh cần được can thiệp nhanh chóng, đòi hỏi có đội ngũ y tế, máy móc và quy trình chặt chẽ để xử lý hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

Để cấp cứu đột quỵ hiệu quả theo chuyên gia, cần xác định nhanh người bệnh đang bị đột quỵ thể loại gì, đột quỵ nhồi máu não hay đột quỵ xuất huyết não. Mỗi loại đột quỵ sẽ có cách cấp cứu khác nhau. Bác syc sẽ tiến hành chụp não để xác định thể loại đột quỵ.

Quan trọng là người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần và nhanh nhất có thể để đội ngũ bác sĩ xử lý kịp thời. Những phương pháp điều trị như thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp nội mạch lấy cục máu đông, bít tắc mạch máu đang bị vỡ với máy DSA, phẫu thuật não lấy máu tụ bằng robot… đều phụ thuộc vào loại đột quỵ và tình trạng cụ thể của người bệnh.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất, với khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm. Đây là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam. Trong số người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật do đột quỵ ở mức cao. 

Tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, trung bình 50 ca nhập viện mỗi ngày, có những ngày cao điểm, đơn vị tiếp nhận gần 60 người bệnh.

Tuy nhiên, quá nửa bệnh nhân đột quỵ nhập viện trong tình trạng rất nặng nề, qua giờ vàng của can thiệp, do người dân không có thói quen đi cấp cứu khi có dấu hiệu ban đầu.

PGS-TS.Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nếu cùng lúc có 3 dấu hiệu dưới đây, đừng chậm trễ nhập viện vì nguy cơ đột quỵ rất cao.

Bởi khi mới đột quỵ biểu hiện nhẹ nên người bệnh chủ quan chờ xem có hồi phục không; nghĩ là cảm gió, hoặc dùng thuốc theo truyền miệng, đến khi nặng lên, đưa đến viện đã qua giai đoạn tối ưu để điều trị.

Dưới đây là 3 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ: Đầu tiên là liệt mặt: Mặt không cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống, đặc biệt khi bệnh nhân nói cười. 

Dấu hiệu thứ hai là yếu tay chân: Yêu cầu bệnh nhân giơ đều hai tay lên cao, nếu bên nào yếu hơn, hoặc rơi xuống trước cho thấy có bất thường. Bệnh nhân không nhấc được tay, chân hoặc nhấc lên khó khăn, một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) đột ngột yếu đi, tê bì. 

Dấu hiệu thứ ba là nói khó: Hãy yêu cầu bệnh nhân nói, lặp lại một cụm từ đơn giản. Nếu bệnh nhân nói không lưu loát, đó là dấu hiệu bất thường.

Nếu cùng lúc có 3 dấu hiệu này cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ rất cao, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ nhanh nhất.

PGS. Mai Duy Tôn cho biết, ngày nay có rất nhiều phương pháp điều trị đột quỵ. Khả năng hồi phục cho người bị đột quỵ phụ thuộc nhiều vào việc điều trị sớm.

Thời gian vàng để làm tan cục máu đông trong vòng từ 4 đến 6 giờ. Nếu chậm hơn, tuần hoàn máu không lưu thông có thể dẫn đến vùng não đó bị hoại tử.

Hiện có những phương pháp mới, cho phép mở rộng điều trị với bệnh nhân đột quỵ trong 24 giờ đầu, tuy nhiên, càng được điều trị trong thời gian vàng, khả năng hồi phục càng cao.

Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ với bất kỳ ai, nếu không được cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng”, hậu quả do đột quỵ rất nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong là 10 – 20%. Những người sống sót phải chịu cảnh tàn phế chiếm gần 30% và chỉ khoảng 30% người bị đột quỵ có thể sống bình thường.

Ngoài sơ cứu không đúng cách, một vấn đề rất cần lưu ý là việc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế quá chậm, dẫn đến mất cơ hội sống.

Tình trạng bệnh nhân đột quỵ nhập viện trễ vẫn còn rất phổ biến do nhiều nguyên nhân khách quan như giao thông không thuận lợi, ở xa trung tâm cấp cứu đột quỵ.

Theo giới chuyên môn, tuy có trọng lượng nhỏ, nhưng não người lại tiêu thụ ô xy nhiều nhất. Não chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể, song lại cần đến 20-25% lượng máu nuôi toàn bộ cơ thể. Vì vậy, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức tại các cơ sở y tế có khoa cấp cứu đột quỵ để hạn chế tối đa tổn thương về não.

“Thời gian vàng” để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ là trong tầm 3-4 giờ đầu sau khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên và được cấp cứu bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch; hoặc trong 24 giờ đầu với phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (tùy thuộc vùng não tổn thương) đối với các bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não.

Giới chuyên môn cảnh báo, sai lầm phổ biến trong sơ cứu đột quỵ là để người bệnh nằm ở nhà nghỉ ngơi, chờ đợi cơ thể tự hồi phục, thay vì đưa ngay tới bệnh viện.

Nhiều trường hợp người nhà cho bệnh nhân uống nước đường, nước chanh hoặc thuốc Đông y… Đây là việc làm nguy hiểm, bởi bệnh nhân đột quỵ thường bị khó thở, rối loạn nuốt. Ăn uống trong lúc này có thể gây sặc, nghẹn, suy hô hấp nặng hơn.

Thông thường, khi thấy ai lăn ra bất tỉnh, nhiều người cứ tưởng họ bị trúng gió và dùng những biện pháp dân gian, thay vì tức tốc chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.

Các phương pháp dân gian chữa đột quỵ như chích máu 10 đầu ngón tay, nằm dốc ngược đầu, đứng một chân… đều không được khoa học chứng minh là có hiệu quả. Việc chần chừ đưa người bệnh đi viện sẽ làm mất thời gian cấp cứu tốt nhất. Hiện vẫn còn những quan niệm sai lầm khi cấp cứu đột quỵ như cạo gió, cúng bái; uống thuốc theo truyền miệng; vận chuyển người bệnh bằng xe 2 bánh, chờ cho người bệnh khỏe lại…

“Đây là những nguyên nhân khiến người bệnh không được cấp cứu đúng cách và kịp thời, gây nhiều hậu quả đáng tiếc”, đại diện Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo.

Trong khi đó, đột quỵ hoàn toàn có thể dự phòng sớm, đặc biệt với những người có yếu tố nguy cơ như bị tiểu đường, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, các bệnh lý van tim, loạn nhịp, bệnh lý về máu, thận, phổi. Người dân chỉ cần thay đổi lối sống cũng có thể giảm khả năng bị đột quỵ.

Còn theo bác sỹ Duy Tôn, để phòng đột quỵ, mỗi người nên thường xuyên tập luyện, vận động, kiểm soát cân nặng, từ bỏ thói quen hút thuốc, ăn uống không lành mạnh. Bên cạnh đó, cần tầm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường…

Đặc biệt lưu ý, khi có một trong các biểu hiện của đột quỵ (giảm thị lực, yếu tay chân, nói ngọng/nói khó, đau đầu, chóng mặt…), cần đưa người bệnh đến ngay các đơn vị điều trị đột quỵ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh để lại di chứng đáng tiếc.

Hiệp hội Tim mạch và Đột quỵ não Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến nghị chế độ ăn uống để phòng đột quỵ, như ăn nhiều rau và trái cây; chọn thực phẩm nguyên hạt, nhiều chất xơ; giảm thịt trong bữa ăn sao cho ít nhất 50% khẩu phần ăn là trái cây và rau quả; 25% là ngũ cốc giàu chất xơ; ăn cá ít nhất 2 lần/tuần và chọn cá giàu omega 3 như cá hồi hoặc cá ngừ.

Đồng thời, hạn chế cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa; chọn thịt nạc, thịt gia cầm và không sử dụng chất béo bão hóa hoặc chất béo chuyển hóa khi chế biến; tránh đồ uống và thực phẩm có thêm đường; chọn lựa, chuẩn bị thực phẩm với gia vị cùng hỗn hợp gia vị hạn chế muối.

Cần lưu ý việc hạn chế rượu, bia tối đa vì nó có thể tương tác bất lợi với một số thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng để ngăn ngừa tái phát đột quỵ não (ví dụ warfarin). Lạm dụng rượu, bia sẽ gây tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ não tái phát.





Nguồn: https://baodautu.vn/ung-dung-cong-nghe-cao-trong-cap-cuu-dot-quy-d227857.html

Cùng chủ đề

Mỗi năm Việt Nam có 200.000 ca đột quỵ

Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Gánh nặng bệnh...

Hạn chế những đồ uống này nếu không muốn tăng nguy cơ đột quỵ

Đồ uống có ga liên quan đến nguy cơ cao gây ra việc đột quỵ, chính vì vậy, hãy hạn chế ttiêu thụ loại nước này để giảm bớt nguy cơ.

Khuyến cáo biện pháp phòng ngừa đột quỵ, xuất huyết não

Bệnh viện Đa khoa Medlatec vừa cấp cứu thành công bệnh nhân đột ngột giảm ý thức, xuất huyết cầu não nguy kịch. Nam bệnh nhân đột ngột suy giảm ý thức khi đang lao động và được đưa tới cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec. Nhờ sự xử trí, phối hợp nhanh nhạy của ekip bác sỹ, tình trạng nguy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Chính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội, tài...

Giúp Lào có biển, có cảng riêng, kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập

Bên cạnh thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, giáo dục…, quan điểm chiến lược của Việt Nam là giúp Lào "có biển, có cảng riêng", tiếp theo là có đường sắt, đường bộ để mở cửa hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập. Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lậpBên cạnh thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương...

Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao

Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đề nghị bổ sung, đánh giá toàn diện hơn đối với phương án tài chính của Dự án trong giai đoạn vận hành, khai thác đặt trong tổng thể nhu cầu nguồn vốn đầu tư công và bổ sung kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức, vận hành, khai thác đường sắt tốc độ cao. Ủy ban Kinh tế: Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt...

Gánh hậu quả vì bỏ qua dấu hiệu sớm của đột quỵ

Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) gặp tai nạn giao thông do bỏ qua dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ. Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) gặp tai nạn giao thông do bỏ qua dấu hiệu sớm của bệnh...

Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vừa được Bộ Giao thông - Vận tải làm rõ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vừa được Bộ Giao thông - Vận tải làm rõ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Cách thở đúng cách khi chạy bộ

Khi chạy bộ, cơ bắp và hệ hô hấp phải làm việc nhiều hơn bình thường. Cơ thể tạo ra nhiều khí carbon dioxide (CO2) và cần nhiều oxy hơn khiến người chạy dễ cảm thấy hụt hơi, khó thở, tức ngực nếu hít thở không đúng cách.Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng được khuyến khích khi chạy bộ. Hít vào bằng mũi góp phần phát hiện mùi hôi, chất độc hại trong không khí. Không...

Cùng chuyên mục

Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao

Trong mỗi giải đấu thể thao, dù là phong trào hay chuyên nghiệp đội ngũ y tế luôn luôn có để hỗ trợ các vận động viên không may dính chấn thương khi thi đấu. Vậy làm thế nào để phát huy hết năng lực của đội ngũ y tế? ...

Gánh hậu quả vì bỏ qua dấu hiệu sớm của đột quỵ

Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) gặp tai nạn giao thông do bỏ qua dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ. Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) gặp tai nạn giao thông do bỏ qua dấu hiệu sớm của bệnh...

Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm?

Ngồi nhiều ở nơi làm việc sẽ gây áp lực lên cột sống. Tình trạng này duy trì trong thời gian dài sẽ khiến lưng dễ bị đau mỏi kéo dài, thậm chí dẫn đến những tổn thương như thoái hóa đĩa đệm....

Mới nhất

Gánh hậu quả vì bỏ qua dấu hiệu sớm của đột quỵ

Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) gặp tai nạn giao thông do bỏ qua dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ. Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho...

Vingroup tách VinFast, lập công ty vốn gần 2.500 tỉ đồng

Động thái tách Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh VinFast được hội đồng quản trị Vingroup thực hiện ngay sau khi cam kết hỗ trợ về tài chính cho thương hiệu xe điện này. ...

Mới nhất