Trang chủNewsKinh tếViệt Nam - Na Uy hợp tác trong nuôi...

Việt Nam – Na Uy hợp tác trong nuôi trồng thủy sản trên biển


Ngày 5/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã diễn ra hội thảo “Na Uy-Việt Nam: Thúc đẩy hợp tác trong nuôi trồng thủy sản trên biển”.

Mục tiêu của hội thảo là tạo một diễn đàn để các bên liên quan đến từ khu vực nhà nước, tư nhân và các nhà nghiên cứu cùng thảo luận về lộ trình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản một cách bền vững cũng như vai trò của các bên liên quan trong quá trình đó. Tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo và các giải pháp công nghệ đối với sự phát triển của ngành cũng như cách thức đào tạo lực lượng lao động có tay nghề để đáp ứng yêu cầu của ngành…

Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Solbakken tin tưởng, sự kiện này tạo một động lực mới cho hợp tác song phương Na Uy – Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản và để triển khai Ý định thư giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Thủy sản Na Uy ký kết năm 2021 về Tăng cường hợp tác song phương trong ngành nuôi trồng thủy sản trên biển. 






centerrightdel
Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Solbakken phát biểu tại Hội thảo. 

Tại hội thảo, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản Bộ NN&PTNT chỉ ra rằng: “Mặc dù có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên biển, nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên biển, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, máy móc thiết bị còn đơn giản, và thiếu lao động có trình độ cao,… Với đường bờ biển dài, Việt Nam và Na Uy có nhiều điểm tương đồng và nhiều mối quan tâm chung. Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm và bài học thành công của Na Uy sẽ đưa ra những gợi ý giúp chúng tôi giải quyết các khó khăn hiện tại cũng như xây dựng được các chính sách phù hợp để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên biển mạnh mẽ và bền vững hơn”.

Đồng quan điểm, bà Anne B. Osland, Vụ trưởng Vụ Cấp phép nuôi trồng, Cục Quản lý nuôi trồng và Vùng bờ, Tổng cục Thủy sản Na Uy nhấn mạnh, trong xu thế chuyển dịch sang các hoạt động nuôi trồng bền vững, để tiếp tục phát triển, ngành nuôi trồng thủy sản của Na Uy buộc phải chú trọng tới các quy trình bền vững. Khởi điểm là phải có quy hoạch và chính sách hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ngành.

Hiện nay, nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu lớn nhất của Na Uy, chỉ sau dầu mỏ và khí đốt. Ngành này đã trở thành một ngành công nghiệp với năng suất cao và chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa, tạo công ăn việc làm cho hơn 8.000 người trong các cộng đồng cư dân sinh sống ven biển. Đổi mới sáng tạo và phát triển những loại hình công nghệ mới là chìa khóa đảm bảo sự thành công trong tương lai. Việc nghiên cứu và phát triển các quy trình sản xuất mới, bền vững hơn có thể diễn ra trong toàn bộ chuỗi giá trị, trong đó phải kể tới vai trò then chốt của khu vực tư nhân. Sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, ngành công nghiệp và giới nghiên cứu là một yếu tố quan trọng dẫn tới sự thành công nói trên của ngành nuôi trồng thủy sản Na Uy. Vì thế, công nghệ và tính bền vững hiện đang trở thành một xu thế chung chiếm lĩnh toàn ngành.

Trong khi đó, Việt Nam đang triển khai Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 4/10/2021 nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển một cách đồng bộ, an toàn, hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường, tạo ra các sản phẩm có thương hiệu đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng cư dân ven biển. Giảm khai thác tăng nuôi trồng cũng được Bộ NN&PTNT coi là một chính sách giúp cân bằng giữa nhu cầu của con người với bảo tồn tài nguyên biển và phát triển bền vững. Vì vậy, chuyển đổi sang nuôi xa bờ, phát triển nuôi cá quy mô công nghiệp, hướng tới xuất khẩu, nâng cao chất lượng và giá trị thủy sản Vietnam sẽ là xu hướng tất yếu.

*Trong khuôn khổ chương trình Hội thảo, các đại biểu đã có chuyến đi thực tế tới thăm trang trại nuôi cá của Công ty TNHH Australis Việt Nam ngoài Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa để tìm hiểu về các phương thức nuôi biển công nghiệp và các trang thiết bị hệ thống tự động giúp giảm phát thải carbon từ hoạt động nuôi trồng thủy sản./.



Source link

Cùng tác giả

Olympic Bóng đá nam Việt Nam dừng bước

Olympic Việt Nam buộc phải có ít nhất 1 điểm trước Olympic Saudi Arabia để hy vọng vào tấm vé đi tiếp ở ASIAD 19. Dù vậy, trước đối thủ mạnh hơn nhiều, Olympic Việt Nam có trận...

Đưa kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Brazil, sáng 24/9, tại thành phố Sao Paulo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tọa đàm với doanh nghiệp Brazil nhằm trao đổi về cơ hội hợp...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Câu lạc bộ bóng đá hàng đầu Brazil

Câu lạc bộ bóng đá Corinthians Paulista được thành lập năm 1910, là một trong những câu lạc bộ bóng đá hàng đầu, đạt nhiều thành công và được yêu thích nhất ở Brazil cũng như châu Mỹ...

Chủ tịch Quốc hội Cuba bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Chủ nhật, 24/09/2023 20:25 (GMT+7) ...

Tin cùng chuyên mục

Kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững ở Việt Nam

Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề "Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững", do Quốc hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9 tại...

“Không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội”

Chương trình có quy mô 20 gian hàng của các làng nghề, câu lạc bộ ẩm thực, HTX nông sản, Câu lạc bộ Quan họ và các doanh nghiệp du lịch... giới thiệu các sản phẩm văn hóa...

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công

 Tích cực đẩy nhanh các tiến độ dự án Năm 2023, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên là trên 8.367 tỷ đồng (bao gồm trên 7.863 tỷ đồng do Thủ tướng Chính phủ giao...

Đẩy mạnh các chương trình kích cầu, bình ổn thị trường dịp cuối năm

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bán lẻ và hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đã tung ra các chương trình khuyến mại, giảm giá, qua đó tăng các cơ hội trải nghiệm mua sắm tới...

Xây dựng văn hóa kinh doanh khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Chủ nhật, 24/09/2023 15:29 (GMT+7) ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất