Đứng thứ 2 sau mức tăng trưởng của ngành Công nghiệp – Xây dựng, với mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, ngành Dịch vụ đã và đang phát huy lợi thế chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng KT – XH của tỉnh theo hướng nhanh và bền vững, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với cả nước thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, quy mô GRDP bình quân đầu người có xu hướng tăng nhanh.
Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động. Ảnh: Nguyễn Lượng
Đáng nói, khu vực dịch vụ đóng vai trò then chốt thứ hai trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh với mức tăng trưởng đạt 6,63%/năm giai đoạn 2011- 2020. Trong đó, các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch ngày càng có đóng góp tích cực trong cơ cấu ngành Dịch vụ và xu hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Dịch vụ – thương mại phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đa dạng với hệ thống siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn… bao phủ từ thành phố đến nông thôn, miền núi, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân.
Bên cạnh đó, xu hướng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… với phương thức thanh toán qua tài khoản, ví điện tử được người dân sử dụng rộng rãi.
Hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh tăng trưởng cao qua các năm, tập trung vào các quốc gia và vùng lãnh thổ như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…
Hoạt động kinh doanh vận tải kho bãi đã và đang trên đà phục hồi, số đơn vị kinh doanh gia tăng, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, doanh nghiệp.
Hệ thống hạ tầng du lịch được đầu tư và từng bước cải thiện, hoạt động du lịch của tỉnh tăng ổn định qua các năm. Dự kiến hết năm 2024, tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 31% trong cơ cấu kinh tế, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong định phướng phát triển KT-XH của tỉnh.
Từ lâu nay, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là phương tiện được không ít người dân lựa chọn thay thế cho các phương tiện cá nhân khi tham gia giao thông nội tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 2 đơn vị tham gia loại hình vận tải này với 111 phương tiện.
Kịp thời triển khai công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này, Sở Giao thông Vận tải thường xuyên chỉ đạo bộ phận chuyên môn kiểm tra, rà soát và nắm bắt tình hình, nhất là việc tuân thủ hợp đồng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đã ký với các đơn vị để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế.
Khảo sát, điều chỉnh lộ trình các tuyến xe buýt nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân cũng như chấp hành việc phân luồng giao thông để triển khai các dự án đầu tư, xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời tiếp tục triển khai hiệu quả “Đề án nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025”. Trong đó, nghiên cứu mở mới thêm các tuyến xe buýt, điểm đón, trả khách; kịp thời dự báo các tình huống có thể phát sinh trong quá trình khai thác, vận hành, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng dịch vụ.
Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Phạm Tuấn Giang cho biết: Dự báo đến năm 2025, vận chuyển hành khách của tỉnh đạt khoảng 29,4 triệu lượt, tăng trưởng giai đoạn 2020 – 2025 bình quân 2,3%/năm và đến năm 2030 đạt khoảng 33,9 triệu lượt, tăng trưởng bình quân 2,9%/năm giai đoạn 2025 – 2030.
Trên cơ sở đó, ngành Giao thông vận tải tiếp tục tham mưu UBND tỉnh mở rộng, phát triển mạng lưới tuyến, điểm đón, trả khách gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải công cộng bằng xe buýt. Theo đó, duy trì khai thác các tuyến xe buýt hiện trạng, hình thành mạng lưới hình nan quạt hướng tâm. Đề xuất mở mới 5 tuyến xe buýt ngoại tỉnh và 6 tuyến nội tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong tương lai.
Với mục tiêu đưa dịch vụ trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tỉnh định hướng phát triển một số lĩnh vực có tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như vận tải kho bãi, logistics, dịch vụ du lịch, thương mại điện tử… trong nội bộ cơ cấu ngành.
Dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân. Ảnh: Nguyễn Lượng
Đồng thời tập trung triển khai 3 nhóm giải pháp gồm huy động vốn đầu tư, dịch vụ phụ trợ và nguồn nhân lực. Trong đó, nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia góp vốn đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với từng địa bàn đô thị và nông thôn, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân theo khu vực.
Ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động logistics; khuyến khích phát triển, ứng dụng các phương tiện giao thông mới hỗ trợ việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa. Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã ký để tạo động lực phát triển dịch vụ xuất, nhập khẩu bền vững.
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch; chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4…
Phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP của tỉnh chiếm khoảng 33-34%; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 9 – 9,5%/năm; tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ logistics đạt 18%/năm; thu hút 150 nghìn lượt khách quốc tế, 16 triệu lượt khách nội địa…
Chỉ tính từ thời Trần đến thời Nguyễn, Hà Tĩnh đã có 148 vị đại khoa. Hoàng giáp Nguyễn Văn Giai có 13 người con trai đều đỗ đạt; cha con Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy đều đỗ Trạng nguyên đời Trần. Các làng Trường Lưu (Can Lộc), Đông Thái (Đức Thọ), Tiên Điền (Nghi Xuân), Ích Hậu, Thạch Châu (Lộc Hà)… đều là những ngôi làng khoa bảng nổi danh.
Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có các...
Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã khảo sát đánh giá năng lực điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương. Qua đó nâng cao năng lực chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, tạo niềm tin cho doanh nghiệp về môi trường...
<!-- -->
Tối 30/11, tại Nhà hát tỉnh, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức bế mạc, tổng kết và trao giải Liên hoan Ca, múa, nhạc toàn quốc đợt 1, năm 2024.
Tới dự có đồng chí Đinh Thị Mai,...
Những năm qua, cùng với chính sách hỗ trợ của tỉnh về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân đã tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, đưa giống mới vào sản xuất đem lại năng suất, giá trị kinh tế cao, gia tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và...
Sáng 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII - "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động...
Chỉ tính từ thời Trần đến thời Nguyễn, Hà Tĩnh đã có 148 vị đại khoa. Hoàng giáp Nguyễn Văn Giai có 13 người con trai đều đỗ đạt; cha con Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy đều đỗ Trạng nguyên đời Trần. Các làng Trường Lưu (Can Lộc), Đông Thái (Đức Thọ), Tiên Điền (Nghi Xuân), Ích Hậu, Thạch Châu (Lộc Hà)… đều là những ngôi làng khoa bảng nổi danh.
Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có các...
Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã khảo sát đánh giá năng lực điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương. Qua đó nâng cao năng lực chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, tạo niềm tin cho doanh nghiệp về môi trường...
<!-- -->
Tối 30/11, tại Nhà hát tỉnh, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức bế mạc, tổng kết và trao giải Liên hoan Ca, múa, nhạc toàn quốc đợt 1, năm 2024.
Tới dự có đồng chí Đinh Thị Mai,...
Những năm qua, cùng với chính sách hỗ trợ của tỉnh về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân đã tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, đưa giống mới vào sản xuất đem lại năng suất, giá trị kinh tế cao, gia tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và...
Sáng 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII - "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động...
Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã khảo sát đánh giá năng lực điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương. Qua đó nâng cao năng lực chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, tạo niềm tin cho doanh nghiệp về môi trường...
Những năm qua, cùng với chính sách hỗ trợ của tỉnh về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân đã tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, đưa giống mới vào sản xuất đem lại năng suất, giá trị kinh tế cao, gia tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và...
* Vùng núi cao Tam Đảo: Ít mây. Đêm không mưa, ngày nắng hanh. Gió đông bắc cấp 2. Trời rét. Nhiệt độ từ 13 đến 18 độ C. Độ ẩm trung bình: 60-65%.* Vùng đồi núi thấp trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương): Ít mây. Đêm không mưa, ngày nắng hanh. Gió đông bắc cấp 2. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ từ...
Nhằm kiến tạo, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động gắn kết giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh. Qua đó phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Công ty cổ phần nước Ion One Việt Nam, phường Hội Hợp...
Với môi trường kinh doanh thuận lợi, cùng các chính sách thu hút đầu tư và chuyển đổi công nghiệp, Vĩnh Phúc đã và đang trở thành điểm dừng chân hấp dẫn tiếp theo của nhiều tập đoàn, công ty điện tử lớn, mở ra nhiều cơ hội việc làm và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Với nhiều...
Với việc điều chỉnh cách thức, giải pháp thu hút vốn FDI và phương thức tiếp cận đối tác đầu tư thông qua triển khai các đề án cụ thể, chăm sóc các nhà đầu tư tại chỗ, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phát triển hạ tầng các khu công nghiệp theo hướng hiện đại, đồng bộ, Vĩnh Phúc đã thu hút được...
Giá vàng SJC Việt Nam (Đơn vị tính: VNĐ/chỉ)Địa bànGiá muaGiá bánVĩnh Phúc8.310.0008.560.000Tỷ giá ngoại tệ (Đơn vị tính: VNĐ)Mã ngoại tệGiá muaGiá bánUSD25.17025.509EUR25.87827.297Giá một số mặt hàng tại chợ Vĩnh YênSTTHàng hóaGiá bán1Gạo nếp nương Điện Biên50.000 đồng/kg2Đỗ xanh tách vỏ35.000 đồng/kg3Nấm hương khô loại 100g50.000đ/gói4Miến rong Bình Lư Lai Châu140.000đ/kg5Thịt thăn bò250.000đ/kg6Thịt ba chỉ150.000đ/kg7Giò bò320.000đ/kg8Thịt vịt70.000đ/kg9Thịt gà ta150.000đ/kg10Cá trắm loại to200.000đ/kg11Bầu15.000đ/kg12Rau mùi5.000đ/bó13Hành tây20.000đ/kg14Cà rốt15.000đ/kg15Hồng giòn45.000đ/kg16Nhãn50.000đ/kg17Na...
“Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ II, năm 2024" (Techfest VinhPhuc 2024) là sự kiện đang thu hút được nhiều sự quan tâm, tham gia của cộng đồng doanh ngiệp, hợp tác xã (HTX), người dân trong tỉnh. Đây không chỉ là ngày hội lớn, sân chơi cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nghiên...
Tập trung triển khai các giải pháp đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, tỉnh đã chỉ đạo tổ chức lập Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh lần 2); tổ chức lập Đề án phát triển bền vững đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm...
Xác định thương mại điện tử (TMĐT) là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tỉnh đã và đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng rộng rãi TMĐT trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân. Phấn đấu đến năm 2030 tiếp tục đưa Vĩnh Phúc là địa phương...