Powered by Techcity

Tổng quan tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích không lớn, song có địa hình đa dạng phong phú, vừa có vùng đồng bằng phì nhiêu bao quanh các dòng sông Hồng, sông Lô, sông Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ kéo dài từ đỉnh tam giác sông Hồng xuống gần thủ đô Hà Nội, vừa có vùng trung du đồi gò bát úp kéo dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên xuống tận Bình Xuyên, nam Phúc Yên và có cả dãy núi Tam Đảo với ba ngọn Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa.

Vĩnh Phúc là phên dậu phía tây bắc thủ đô Hà Nội, có một hệ thống sông ngòi đầm hồ chằng chịt quanh năm đầy nước, một hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, gần đường hàng không nối liền với hai hải cảng lớn là Hải Phòng, Quảng Ninh trong tam giác phát triển kinh tế Bắc bộ về phía đông và thông với Vân Nam, Quý Châu Trung Quốc về phía tây.

Trong lòng đất Vĩnh Phúc chứa nhiều tài nguyên phong phú như: than nâu, than bùn, mỏ sắt, mỏ thiếc, đất sét, cao lanh, v.v. và trên rừng rậm Tam Đảo có nhiều động thực vật quý hiếm, không phải nơi nào cũng có.

Với những điều kiện tự nhiên đó, Vĩnh Phúc đã sớm thu hút được con người đến khai phá, sinh cơ lập nghiệp và trong cuộc đấu tranh vật lộn với mọi trở lực của thiên nhiên cũng như trong các cuộc chiến đấu chống bọn ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, các thế hệ nhân dân Vĩnh Phúc từ thế hệ này sang thế hệ khác đã phát huy truyền thống của cha ông, xây dựng Vĩnh Phúc thành một tỉnh ngày một giàu đẹp văn minh.

Khoảng trên dưới hai vạn năm trước những lớp người đầu tiên từ vùng núi cao tây bắc – đông bắc xuống khai phá vùng đồi gò gần sông suối trên đất Lập Thạch và vùng đồi gò ven dãy Tam Đảo, chạy dài xuống tận vùng Phúc Yên.

Họ cùng với cư dân Phú Thọ khai phá vùng trung du gò đồi hai bên bờ sông Lô, sông Hồng. Dấu tích cuộc sống của họ để lại là những công cụ cuội ghè đẽo thô sơ hình múi bưởi hoặc hình 1/4 viên cuội mà các nhà khảo cổ định danh là văn hoá Sơn Vi. Những công cụ này được dùng để chặt cây, xới đất, đào củ và cũng có thể vót tre, nứa, nạo lông thú, cắt xẻ thịt thú rừng, phục vụ cho việc chinh phục thiên nhiên.

Sau lớp cư dân văn hoá Sơn Vi, do nhiều nguyên nhân, con người lùi vào sinh sống trong các hang động trên vùng núi cao, nên trên đất Vĩnh Phúc chưa phát hiện dấu tích cuộc sống của con người trong khoảng trên dưới một vạn năm đến khoảng năm ngàn năm trước. Đó cũng là tình hình phổ biến khắp vùng trung du đồng bằng miền Bắc nước ta.

Khoảng 4.000 năm trước, với sự xuất hiện của nghề luyện kim đồng và đặc biệt là sự ra đời của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, cư dân lúc bấy giờ đã tiến dần xuống khai phá vùng đồng bằng phù sa cổ ven các sông suối, đầm hồ. Với kỹ thuật mới, bên cạnh những công cụ và đồ trang sức bằng đá mài nhẵn cực kỳ tinh xảo và sắc bén, họ đã có thêm những công cụ như rìu, đục và vũ khí bằng đồng. Những công cụ này đã giúp con người có thể sống ổn định lâu dài trên các gò đồi, doi đất cao ven sông hồ, hình thành nên những xóm làng nông nghiệp trên đất Vĩnh Phúc.

Trên cơ sở nền nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển, con người đã xây dựng một nền thủ công nghiệp khá đa dạng, bao gồm nhiều ngành nghề như các công xưởng chế tác đá, các lò nung gốm, đặc biệt là các lò luyện đúc đồng. Những đồ gốm trong các di tích Lũng Hoà, Nghĩa Lập về kiểu dáng cũng như hoa văn trang trí cho thấy bước tiến vượt bậc về kỹ thuật chế tác. Còn hai di tích Đồng Đậu và Thành Dền là hai trung tâm luyện đúc đồng thời tiền sử có quy mô lớn nhất nước ta lúc bấy giờ. Nó ít nhiều khẳng định tính chuyên môn hóa và chuyên nghiệp của bộ phận thủ công nghiệp trong đời sống xã hội.

Chính những thành tựu này đã chuẩn bị tiền đề cho sự ra đời của nhà nước đầu tiên của người Việt cổ trên lưu vực sông Hồng. Quá trình này được các nhà sử học gọi là thời Tiền Hùng Vương, bao gồm ba giai đoạn phát triển nối tiếp nhau là Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Gò Mun.

Khoảng 2.700 năm trước, sự phổ biến của nền nông nghiệp dùng lưỡi cày đồng trâu bò kéo và sự ra đời của kỹ thuật luyện sắt đã hoàn toàn loại bỏ công cụ đá ra khỏi đời sống, thúc đẩy nền kinh tế phát triển vượt bậc, làm thay đổi bộ mặt xã hội lúc bấy giờ. Đây là thời kì nền văn hoá Đông Sơn được hình thành trên toàn bộ khu vực cư trú của người Việt cổ trên lưu vực các sông Hồng, sông Mã và sông Cả. Kinh tế phát triển, sản xuất được đẩy mạnh dẫn đến sự phân hoá tài sản và phân hoá xã hộiTrong xã hội đã phân biệt kẻ giàu, người nghèo, một nhà nước sơ khai được hình thành nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng và nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương. Ngoài ra, dấu tích của trống đồng Minh Quang, trống đồng Đạo Trù và những bộ sưu tập rìu, giáo đồng ở Đồng Đậu, Nghĩa Lập cùng huyền thoại về bà Lăng Thị Tiêu quê Đại Đình giúp Hùng Duệ Vương đánh giặc giữ nước, được sắc phong là “Tam Đảo trụ quốc tối linh đại vương”, nhân dân tôn kính lập nhiều đền miếu thờ phụng, mà tiêu biểu hơn cả là đền Tây Thiên trên núi Tam Đảo đã khẳng định những đóng góp của nhân dân Vĩnh Phúc vào sự phát triển của dân tộc.

Suốt một ngàn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, nhân dân Vĩnh Phúc không lúc nào ngừng nổi lên đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Tiêu biểu hơn cả là vào khoảng đầu công nguyên, ở huyện Mê Linh, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị vì nợ nước thù nhà đã xây thành đắp luỹ, phất cờ khởi nghĩa đánh quân Đông Hán, được nhân dân khắp mọi miền hưởng ứng. Hai bà đã thu phục được 65 thành, tự xưng là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. Lần đầu tiên Mê Linh trên đất Vĩnh Phúc trở thành kinh đô của đất nước. Không những thế, nhiều hào kiệt cùng quê hương Vĩnh Phúc đã mộ dân đi theo Hai Bà, cầm quân đánh giặc. Truyền thuyết, thần tích ở đây còn lưu lại nhiều tấm gương hi sinh oanh liệt như bà Lê Thị Ngọc Chinh ở Vĩnh Tường, 5 anh em con bà Triệu Thị Khoan Hoà, hoặc cô cháu bà Do La thần nữ và 4 chị em ông An Bình Lí ở Bình Xuyên.

Tiếp nối truyền thống chống xâm lược của Hai Bà, nhiều người con Vĩnh Phúc như Lí Bí rồi Lí Phật Tử sau đó đã nổi lên chống sự thống trị của nhà Tuỳ, lập nên nước Vạn Xuân. Tuy tồn tại không được bao lâu, song hình ảnh một nước Vạn Xuân độc lập là tấm gương, ước muốn của nhân dân ta, được nhân dân tôn kính, lập đền thờ.

Sang thế kỷ thứ X, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán, mở đầu kỉ nguyên độc lập của dân tộc. Song vì tính chất phân tán cát cứ còn mạnh, chính quyền trung ương còn yếu, nên sau đó không bao lâu, cục diện 12 sứ quân đã hình thành trên vùng trung du đồng bằng Bắc bộ. Ở Vĩnh Phúc có sứ quân của Nguyễn Khắc Khoan, ông người Yên Lạc là một hào kiệt được phân phong vùng Tam Đái. Nguyễn Khắc Khoan tài trí, mưu lược, lại có nhiều việc làm được lòng dân, nên ông được dân suy tôn làm minh chủ, đóng đại bản doanh ở núi Biện Sơn. Nhưng sau nhiều lần giao tranh, cuối cùng ông bị quân của Đinh Bộ Lĩnh thu phục; về sau, nhiều đền thờ ông đã được lập trên đất quê nhà.

Sang thời Lí – Trần, với vị trí kề cận kinh đô Thăng Long, đất đai màu mỡ, đường giao thông thuỷ, bộ thuận lợi, nền kinh tế nông nghiệp cũng như thủ công nghiệp Vĩnh Phúc có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Trong đó, một số ngành nghề truyền thống như nghề làm đồ gốm ở vùng Kẻ Cánh (Hương Canh), không chỉ sản xuất đồ dùng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn làm ra gạch ngói xây dựng nên những chùa tháp nổi tiếng khắp vùng, như tháp Đạo Trù, tháp Kim Tôn, tháp Bình Sơn, Chùa Cói, chùa Yên Nhiên, chùa Then, v.v. Nghề đục cối đá ở Hải Lựu, nghề luyện rèn sắt ở khu vực Thanh Vân – Đạo Tú, Thùng Mạch.

Đời sống vật chất ngày một cải thiện, người dân Vĩnh Phúc bắt đầu chăm lo đến sự học, tiến thân bằng con đường khoa bảng. Suốt thời trung đại, Vĩnh Phúc có hơn 100 vị đỗ bậc đại khoa. Việc học hành ở địa phương được quan lại và nhân dân ở đây coi trọng. Vĩnh Phúc cũng là quê hương của nhiều bậc đại khoa văn võ toàn tài, liêm chính đức độ, được triều đình giao phó chức cao quyền trọng, như Triệu Thái người huyện Lập Thạch là lưỡng quốc tiến sĩ làm đến chức Thị ngự sử đứng đầu Ngự sử đài và quan giám thị kì thi Đình Nguyễn Văn Chất người huyện Vĩnh Tường đỗ tiến sĩ làm đến chức Đô ngự sử và Thượng thư Bộ Hộ. Nguyễn Duy Thì người huyện Yên Lãng đỗ tiến sĩ từ rất sớm giữ các chức hướng thư Bộ Binh, Tế tửu trường Quốc tử giám. Trên đất Vĩnh Phúc có nhiều gia tộc, nhiều làng xã hiếu học như xã Sơn Đông huyện Lập Thạch có tới 13 vị đỗ Tiến sĩ, xã Phú Xuân có 8 vị đỗ Tiến sĩ và xã Minh Tân, nay là thị trấn Yên Lạc cũng có tới 7 vị đỗ Tiến sĩ.

Vĩnh Phúc cũng sản sinh ra nhiều hào kiệt có nhiều công lao trong các cuộc kháng chiến chống bọn xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Dưới thời Lí, Vĩnh Tường có Nguyễn Văn Nhượng còn được lịch sử khắc ghi với chiến công “Bình Ai Lao” ở biên giới miền Tây, Yên Lạc có Phạm Công Bình có công dẹp giặc giữ yên biên giới phía nam. Dưới thời Trần, trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, trên đất Vĩnh Phúc còn lưu truyền câu chuyện “Thất vị Lỗ Đình Sơn” 7 anh em con ông Lỗ Trọng, quê Lập Thạch đã đánh bại quân Nguyên cố thủ ở làng Nhật Chiêu, Yên Lạc, chém hơn 1.000 đầu giặc, được vua Trần Thái Tông phong tước Đại Vương, sau khi qua đời được nhân dân lập đền thờ tại nhiều nơi trong huyện. Trong cả ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, tại phòng tuyến Bình Lệ Nguyên trên sông Cà Lồ, nhân dân Vĩnh Phúc đã cùng quân binh nhà Trần hợp sức chống giặc rất anh dũng.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, Trần Nguyên Hãn, hậu duệ nhà Trần, người đất Sơn Đông, Lập Thạch, sau nhiều năm nung nấu, đã tìm về Lam Sơn tụ nghĩa dưới trướng Lê Lợi. Là tướng tâm phúc của Lê Lợi, ông có công lớn trong các chiến thắng lẫy lừng Xương Giang, Đông Quan, Hòa Bình lập lại, ông được phong chức Tả Tướng Quốc. Nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương và coi ông là phúc thần của cả vùng Lập Thạch.

Sang thế kỉ XVII – XVIII khi chế độ phong kiến Việt Nam dần suy vi, đời sống xã hội khó khăn, nhân dân Vĩnh Phúc đã vùng dậy khởi nghĩa chống chính quyền. Tiêu biểu hơn cả là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương, còn gọi là Quận Hẻo. Ông người Yên Lạc đã chiêu tập những người cùng khổ lập căn cứ ở Tam Đảo, Lập Thạch chống lại sự áp bức của triều đình Lê Trịnh. Đã có lúc căn cứ của ông đã mở rộng ra cả vùng Sơn Tây, Thái Nguyên và nhiều lần Nguyễn Danh Phương đem quân tiến sát thủ đô Thăng Long làm cho triều đình Lê Trịnh phải khốn đốn. Tuy thất bại, nhưng trên đất Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều địa danh ghi dấu những năm tháng hoạt động sôi nổi của nghĩa quân Nguyễn Danh Phương.

Trong buổi đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta, phong trào đấu tranh của nhân dân Vĩnh phúc dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu văn thân yêu nước cũng liên tiếp nổ ra. Nhiều căn cứ kháng chiến được thành lập khắp vùng Lập Thạch, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Kim Anh. Trong đó, tiêu biểu là phong trào của Đốc Giang, Đốc Khoát, Đốc Kết. Nghĩa quân đã tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, gồm cả quân lính Pháp.

Sang đầu thế kỉ XX, Vĩnh Phúc là địa bàn hoạt động quan trọng của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, nhất là sau khi nghĩa quân buộc phải rời Phồn Xương. Trên dải đất từ Tam Đảo xuống tới Kim Anh, Mê Linh của Vĩnh Phúc đã diễn ra nhiều cuộc chiến đấu anh dũng của nghĩa quân do Cả Huỳnh, Cả Tuyển chỉ huy, tiêu diệt nhiều quân địch, tiêu biểu nhất là trận Núi Sáng.

Tiếp sau đó, để  phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 1 mà Pháp là một bên tham chiến, chính quyền thực dân đã tăng cường vơ vét của cải và bắt lính đã gây nên một phong trào đấu tranh mạnh mẽ, nổi bật có cuộc nổi dậy của quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến. Cuộc nổi dậy đã dành được thắng lợi ở tỉnh lỵ Thái Nguyên, nhưng sau đó Trịnh Văn Cấn phải vượt qua Tam Đảo về vùng Liễn Sơn, Đạo Trù thuộc huyện Lập Thạch tổ chức chiến đấu, tiêu biểu nhất là trận Hoàng Xá Hạ. Trong trận chiến kéo dài hai ngày này, binh lính của Đội Cấn đã gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề.

Vào những năm hai mươi, chịu ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi – Trung Quốc (1911) Nguyễn Thái Học (người Vĩnh Tường) cùng một số bạn bè đã thành lập Việt Nam quốc dân đảng theo chủ nghĩa tam dân của Tôn Dật Tiên (Trung Quốc). Vĩnh Phúc là địa bàn hoạt động chính của đảng và đã xây dựng được một số chi bộ ở huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc. Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam quốc dân đảng nổ ra năm 1930 ở Yên Bái và Vĩnh Phúc đã bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Tuy thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển, làm giàu thêm truyền thống đấu tranh bất khuất trong lòng người dân Vĩnh Phúc.

Vào đầu những năm ba mươi, Đảng Cộng sản ra đời, hai chi bộ đầu tiên ở Vĩnh Yên và làng Bích Đại được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, phong trào cách mạng ở Vĩnh Phúc bước sang một giai đoạn mới. Nhân dân Vĩnh Phúc đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh trong thời kì mặt trận Dân chủ cũng như trong cao trào đấu tranh tiến tới dành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Trong hàng ngàn tấm gương chiến đấu anh dũng đó, nổi bật là tấm gương người chiến sĩ cộng sản Lê Xoay. Đứng lên gây dựng phong trào ở Vĩnh Phúc, đồng chí Lê Xoay được tín nhiệm giao trọng trách đứng đầu Ban cán sự Đảng liên tỉnh Vĩnh Yên – Phúc Yên, rất tiếc đồng chí đã anh dũng hi sinh không lâu trước Cách mạng tháng Tám, không được nhìn thấy ngày quê hương giải phóng.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Vĩnh Phúc vừa có vùng tự do vừa có vùng bị tạm chiếm, nhân dân Vĩnh Phúc đã tự nguyện phá toàn bộ hàng trăm biệt thự trên khu nghĩ mát Tam Đảo, tổ chức nhiều làng kháng chiến, cùng bộ đội đánh thắng oanh liệt nhiều trận như trận Xuân Bộ năm 1947, trận Xuân Tranh năm 1950, trận Núi Đanh năm 1951, đặc biệt đã cùng các địa phương góp phần đánh bại chiến dịch Na va của địch, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, chấn động địa cầu năm 1954. Trong 9 năm kháng chiến anh dũng, lịch sử Vĩnh Phúc đã lưu danh những người anh hùng như Trần Cừ, Chu Văn Khâm . . .

Trong thời kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Vĩnh Phúc vừa đẩy mạnh sản xuất bảo đảm cuộc sống, vừa phải chống cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của địch đồng thời ra sức chi viện cho chiến trường miền Nam. Ở cả ba mặt trận, nhân dân Vĩnh Phúc đều hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc với nhiều tập thể anh hùng, cá nhân anh hùng.

Trong thời kì khôi phục kinh tế sau chiến tranh, nhân dân Vĩnh Phúc đã cố gắng tìm tòi hướng đi mới, từng bước khắc phục nền kinh tế còn lạc hậu.

Ngày nay, Vĩnh Phúc là tỉnh nhỏ, đất không rộng, người không đông, song biết phát huy những ưu thế của mình, dựa vào sức mình, kêu gọi đầu tư nước ngoài Vĩnh Phúc đã có bước phát triển vượt bậc có tên trong “câu lạc bộ ngàn tỉ”.

Trong thời kì đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới kinh tế… Vĩnh Phúc đang có nhiều phong trào thi đua sôi nổi về mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh, quyết tâm xây dựng Vĩnh Phúc thành một tỉnh giàu mạnh nhất ở đồng bằng Bắc bộ như lời dạy của Hồ Chủ tịch trong dịp Người về thăm tỉnh.

vinhphuc.gov.vn

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm

Những tháng cuối năm là thời điểm nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Để nắm bắt cơ hội này, các cấp, ngành và các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, sẵn sàng nguồn hàng hóa dồi dào, bình ổn thị trường nhằm phục vụ tối đa nhu...

Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục quốc tế KinderWorld

Chiều 3/10, đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với ông Tan Teck Yong, Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục quốc tế KinderWorld.Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.Chào mừng Tập đoàn Giáo dục quốc tế KinderWorld đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh, Chủ tịch...

Bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống bão số 3

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3. Nhìn lại công tác phòng, chống bão số 3, tỉnh ta đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm để làm tốt hơn công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm...

Quy hoạch hệ thống đô thị – Động lực cho tăng trưởng kinh tế

Những năm qua, quy hoạch hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh được các cấp chính quyền quan tâm, chú trọng nhằm phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.Quy hoạch hệ thống đô thị là cơ sở để lập và quản lý thực hiện phát triển đô thị, được đồng bộ với các...

CNCTech Group tiên phong đổi mới, sáng tạo

Khát khao kiến tạo nên những cộng đồng thịnh vượng, 16 năm qua, Công ty cổ phần Tập đoàn CNCTech (CNCTech Group) không ngừng đầu tư, tiên phong đổi mới, sáng tạo, đem đến cho đối tác các dịch vụ sản xuất tích hợp trọn gói, tiến lên những nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đến nay, CNCTech Group trở thành...

Cùng tác giả

Vườn Quốc Gia Tam Đảo

Là một "khu vườn" rộng lớn với diện tích trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang, vườn quốc gia Tam Đảo tọa lạc trên dãy núi Tam Đảo, độ cao 100m trở lên so với mực nước biển, độ dài trên 80km, rộng khoảng 15km chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cách Hà Nội khoảng 75km với 2 giờ chạy xe. Đây được xem là khu sinh thái lớn nhất miền...

Đem sắc màu văn hóa dân tộc đến với Khu du lịch Tam Đảo

Vĩnh Phúc có khoảng 5% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, tiêu biểu là đồng bào dân tộc Sán Dìu, Dao và Cao Lan sinh sống thành cộng đồng tại các huyện, thành phố: Phúc Yên, Bình Xuyên, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô. Đây là một trong những tiềm năng, lợi thế về bản sắc văn hóa dân tộc để thu hút du khách, nhất là đối với các tỉnh vùng Đồng bằng...

Tam Đảo – Ba hòn đảo trên mây

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi...

Người may trang phục Dao Quần Chẹt

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục. Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang...

Ghé thăm Vĩnh Phúc một ngày nắng đẹp

Du lịch Vĩnh Phúc được yêu thích không chỉ vì có danh lam thắng cảnh kỳ thú mà còn có những di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ ngắn ngày, rời xa nhịp sống thường ngày bận bịu...

Cùng chuyên mục

Tam Đảo – Ba hòn đảo trên mây

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi...

Người may trang phục Dao Quần Chẹt

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục. Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang...

Ghé thăm Vĩnh Phúc một ngày nắng đẹp

Du lịch Vĩnh Phúc được yêu thích không chỉ vì có danh lam thắng cảnh kỳ thú mà còn có những di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ ngắn ngày, rời xa nhịp sống thường ngày bận bịu...

Một ngày hành hương về miền Tây Thiên, Vĩnh Phúc

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 65 km về phía Tây Bắc, Khu du lịch Tây Thiên là một quần thể văn hóa du lịch tổng hợp tọa lạc trong lòng chảo rùng nguyên sinh Tam Đảo, tại trung sơn điểm giữa các huyệt mạch quốc gia gồm Đền Hùng của nhà nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước, Hoa Lư của cố đô nước Đại Việt, núi Tản- Sông Đà, các trụ xứ phật giáo...

Thủ khoa khối C của tỉnh ước mơ trở thành chiến sĩ công an

Là 1 trong 8 thủ khoa của tỉnh, với tổng điểm 3 môn xét tuyển đại học khối C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) đạt 28,75; đứng thứ 3 toàn tỉnh về tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2023… đây là điểm tựa để Nguyễn Thu Hiền, học sinh lớp 12A9, Trường THPT Tam Đảo hiện thực hóa giấc mơ trở thành người chiến sĩ công an nhân dân. Mẹ luôn là người đồng hành cùng...

Quan tâm chăm lo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng

Từ nhiều năm nay, các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, chăm lo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH), coi đó là trách nhiệm thiêng liêng, thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với những hy sinh, cống hiến to lớn của các Mẹ cho sự nghiệp cách mạng,...

Bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông

Có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhưng các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh đang phải chịu nhiều áp lực về ô nhiễm môi trường. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông đang ngày càng trở lên cấp thiết, cần sự chung tay, vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, người dân và doanh...

Thực hiện tốt chế độ chính sách cho người có công với cách mạng

Cùng với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh còn thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách đối với người có công với cách mạng, gia đình chính sách. Việc làm này không chỉ thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân với những cống hiến, hi sinh của thế hệ cha anh mà còn góp phần bảo đảm an...

Lập Thạch chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ

Cùng với đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, những năm qua, huyện Lập Thạch luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp (DN), hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh (SXKD), phát triển thương mại, dịch vụ (TM- DV). Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế...

Biểu dương 71 Chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu

Sáng 21/7, LĐLĐ tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu giai đoạn 2018-2023. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam. Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan cùng các đại biểu dự hội nghị. Những năm qua, các cấp công đoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất