Xét nghiệm Procalcitonin là kỹ thuật phân tích được chỉ định thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn. Vậy, cơ sở khoa học của loại hình xét nghiệm này là gì? Cần lưu ý gì khi đọc kết quả?
1. Xét nghiệm Procalcitonin là gì?
1.1. Tìm hiểu chung về Procalcitonin
Procalcitonin (PCT) là một dạng tiền tố quan trọng của Calcitonin. Nội tiết tố này cấu thành từ 116 loại axit amin với khối lượng phân tử tương đương 127 kD. Tế bào C tại tuyến giáp, phổi và tụy đều có khả năng sản sinh Procalcitonin.
Tế bào C tại tuyến tụy có khả năng sản xuất nội tiết tố Procalcitonin
Nội tiết tố trong máu của bệnh nhân bị viêm, nhiễm khuẩn thường có xu hướng tăng. Vậy nên, kết quả xét nghiệm PCT là căn cứ quan trọng cho phép bác sĩ xác định tình trạng nhiễm khuẩn.
1.2. Xét nghiệm Procalcitonin (PCT)
Xét nghiệm Procalcitonin là kỹ thuật phân tích hỗ trợ chẩn đoán, kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn, dự đoán mức độ đáp ứng điều trị. Kết quả phân tích PCT cũng được sử dụng để kiểm nghiệm sự hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh điều trị cho bệnh nhân điều trị nhiễm khuẩn.
Trường hợp cần phân biệt tình trạng viêm do nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh làm xét nghiệm PCT.
2. Cơ sở khoa học của xét nghiệm PCT
Cơ sở khoa học của kỹ thuật phân tích PCT là dựa vào nguyên lý bắt cặp theo tổng thời gian phân tích trong 18 phút. Trong đó:
- Thời kỳ ủ thứ nhất: Kiểm tra phản ứng giữa kháng nguyên, kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng Procalcitonin, kháng nguyên đơn dòng trong mẫu thử nhằm xác định phức hợp bắt cặp.
- Thời kỳ ủ thứ hai: Một loại vi phủ hạt đặc biệt (Streptavidin) được thêm vào. Khi đó, phức hợp miễn dịch bắt đầu gắn kết chặt chẽ hơn khi pha rắn do sự tương tác qua lại của Streptavidin và Biotin.
Quá trình phân tích PCT cần đến máy móc hiện đại, thuốc thử chuyên dụng
Hỗn hợp phản ứng sẽ được chuyển tới buồng đo. Tại đây, vi hạt phủ bắt đầu bị giữ trên bề mặt điện cực. Còn các thành phần không gắn kết đều bị loại bỏ (do tác động của một loại dung dịch đặc biệt ProCell/ProCell M). Khi điện áp được kích hoạt tại điện cực, một phản ứng quang hóa học bắt đầu xuất hiện.
Quá trình phân tích PCT đòi hỏi phải thực hiện với hệ thống máy móc hiện đại, thuốc thử phù hợp để cho ra kết quả chính xác.
3. Xét nghiệm Procalcitonin được chỉ định trong trường hợp nào?
Xét nghiệm PCT có thể được bác sĩ chỉ định trong nhiều trường hợp như:
- Khi cần phân biệt tình trạng nhiễm trùng: Giúp phân biệt bệnh lý viêm do nhiễm khuẩn và viêm do yếu tố khác không phải nhiễm khuẩn.
- Khi nghi ngờ bệnh nhân có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn: Kết quả xét nghiệm PCT hỗ trợ bác sĩ phát triển sớm tình trạng nhiễm khuẩn, dự đoán biến chứng. Đặc biệt là khi bệnh nhân có nguy cơ cao bị nhiễm trùng máu.
- Dự đoán tiên lượng điều trị: Kết quả phân tích PCT là cơ sở quan trọng để bác sĩ đánh giá tiên lượng điều trị ở người mắc một số bệnh lý như người bị viêm phúc mạc, người bị hội chứng suy đa tạng.
- Khi cần đánh giá mức độ hiệu quả điều trị: Cụ thể ở đây là điều trị cho người bị nhiễm khuẩn bằng các loại kháng sinh.
- Khi cần có thêm cơ sở để chẩn đoán nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ: Trẻ có nguy cơ bị viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu thường được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm PCT.
Khi nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm PCT
Bên cạnh đó, xét nghiệm PCT còn hay được chỉ định cho người bệnh xuất hiện một số triệu chứng nghi ngờ nhiễm khuẩn như cơ thể bị sốt cao hoặc ớn lạnh, toát mồ hôi, không còn tỉnh táo, xuất hiện cơn đau dữ dội, nhịp tim không ổn định,…
4. Các ngưỡng chỉ số PCT cần lưu ý khi đọc kết quả xét nghiệm
Lưu ý rằng kết quả phân tích Procalcitonin chỉ giữ vai trò như căn cứ bổ sung và hỗ trợ. Bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh khác để có thể đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng của từng người bệnh.
Chỉ số PCT phản ánh nhiều điều về tình trạng nhiễm khuẩn ở người bệnh
Tuy nhiên dựa vào chỉ số PCT, bác sĩ có thể phần nào đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn. Cụ thể như:
- Khi PCT nhỏ hơn 0.05ng/ml: Được xem là kết quả bình thường.
- Khi PCT dao động từ 0.05 đến 0.5ng/ml: Người bệnh có khả năng đã bị nhiễm trùng nhưng chưa lan ra toàn thân. Khi đó, bệnh nhân cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác theo chỉ định của bác sĩ.
- Khi PCT dao động từ 0.5 đến 2.0ng/ml: Khả năng cao người bệnh đã bị nhiễm trùng toàn thân, nhưng chưa đủ căn cứ để khẳng định nhiễm khuẩn máu. Kết quả này không ngoại trừ trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng khu trú hoặc nhiễm trùng hệ thống trong thời gian ngắn (không quá 6 giờ).
- Khi PCT nằm trong khoảng 2.0 đến 10ng/ml: Bệnh nhân có thể đã bị nhiễm khuẩn máu, thậm chí ảnh hưởng đến não bộ nhưng chưa bị suy đa tạng.
- Khi PCT trên mức 10ng/ml: Tình trạng nhiễm khuẩn máu đã rất nghiêm trọng. Người bệnh có nguy cơ bị suy đa dạng, thậm chí là tử vong.
5. Nên làm xét nghiệm Procalcitonin (PCT) ở đâu?
Xét nghiệm PCT cần thực hiện tại những hệ thống cơ sở y tế hàng đầu, có trung tâm phân tích hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và một địa chỉ y tế đáp ứng những yêu cầu đó là Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam gần 30 năm, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu được các chuyên gia đánh giá cao.
Bệnh nhân lấy mẫu xét nghiệm tại MEDLATEC
MEDLATEC hiện đang sở hữu Trung tâm Xét nghiệm chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP. Hệ thống thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế giỏi của MEDLATEC sẽ đảm bảo các xét nghiệm thực hiện đạt kết quả chính xác nhất.
Bên cạnh lấy mẫu xét nghiệm trực tiếp tại viện, Quý khách có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu tận nơi tiện lợi và chất lượng của MEDLATEC.
Trên đây là những thông tin liên quan đến xét nghiệm Procalcitonin. Để đặt lịch xét nghiệm tại viện hoặc lấy mẫu tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ với MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.
Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/xet-nghiem-procalcitonin-la-gi-co-so-khoa-hoc-va-luu-y-khi-doc-ket-qua