Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chính'Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc còn dư...

‘Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc còn dư địa lớn’


Xuất khẩu thủy sản Việt sang Trung Quốc năm nay sụt giảm nhưng triển vọng và dư địa ở thị trường này vẫn rộng mở, theo VASEP.

Thị trường Trung Quốc ngày càng giữ vị trí quan trọng với xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Những năm gần đây, thị trường này luôn trong top 3 nhà nhập khẩu nhiều nhất, chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản.

Năm 2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc đạt kỷ lục về doanh số lẫn tăng trưởng, lần lượt là 1,6 tỷ USD và 66%. Tuy nhiên, do giá giảm và tồn kho cao, kim ngạch 9 tháng đầu năm nay giảm 18%, chỉ đạt một tỷ USD.





Nguồn: Vasep

Nguồn: VASEP

Tuy nhiên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) mới đây nhận định 2023 và những năm tới đang có một số yếu tố thuận lợi, mang lại cơ hội và dư địa thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.

Đầu tiên, nhu cầu thủy sản ở Trung Quốc đang hồi phục khi kinh tế có tín hiệu tích cực. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, giúp chi phí logistics giảm và ít hơn so với các nước khác nên là cơ hội cạnh tranh cho thủy sản trong lúc nước này cũng tìm thêm nguồn cung mới thay thế hàng nhập từ Nhật Bản.

Thứ hai, nước này cũng đang chuyển dịch trong đầu tư đến các ngành sinh lợi cao hơn nên nuôi trồng thủy sản giảm. Do vậy, Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc vào thủy sản nhập khẩu giống như các nước phương Tây. Biến động địa chính trị, lạm phát, khủng hoảng năng lượng khiến nhu cầu tiêu thụ của Mỹ, EU, Nhật Bản giảm nhưng Trung Quốc vẫn tăng lên.





Bạch tuộc tươi sống Phan Thiết đánh bắt đưa vào bờ bán. Ảnh: Việt Quốc

Bạch tuộc tươi sống Phan Thiết đánh bắt đưa vào bờ bán. Ảnh: Việt Quốc

Trung Quốc là một trong những nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, đã chi ra 14,14 tỷ USD để mua thủy sản từ nước ngoài năm ngoái, tăng 14,7% so với 2021, theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn nước này.

Dữ liệu từ Cục Hải quan Trung Quốc cho biết nhập khẩu thủy sản trong 8 tháng đầu năm 2023 tăng 9,4% so với cùng kỳ, lên 12,8 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ bảy. VASEP cho hay, năm nay các mặt hàng chủ lực của Việt Nam bán sang đây giảm như cá tra, tôm hùm, mực, cua nhưng vẫn có nhiều loài tăng mạnh như tôm chân trắng, tôm sú, ruốc, cá hố, cá chỉ vàng, cá thu, cá đổng, cá nục, cá mắt kiếng, bạch tuộc, nghêu.

Theo VASEP, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xác định thị trường Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục là điểm đến tiềm năng. Nhiều địa phương như Quảng Đông, Trạm Giang, Quảng Tây, Phúc Kiến, Thượng Hải là các thị trường tiêu thụ nhiều.

Để tận dụng tốt cơ hội, hiệp hội cho rằng cần có trao đổi thông tin, nhu cầu nhiều hơn ở cấp địa phương. Đặc biệt, cần có những thay đổi về chính sách như mở rộng danh sách các sản phẩm thủy sản được xuất khẩu, mở cửa hơn cho các loài thủy sản tươi sống như tôm hùm bông, cua. Bên cạnh đó, cần phát triển thêm hạ tầng logistics từ kết nối đường bộ, đường sắt và hợp tác xây dựng các kho lạnh.

Dỹ Tùng




Source link

Tin cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Lâm Đồng cân nhắc xây công trình lớn khu vực Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt

Chính quyền Lâm Đồng cân nhắc đề xuất dự án quy mô lớn ở khu vực Dinh tỉnh trưởng 113 năm tuổi, thay vào đó nên xen công trình vừa phải khi lập quy hoạch. Nội dung nêu trong...

Nhân tài Ấn Độ có thể thay thế Trung Quốc trong ngành STEM ở Mỹ

Số sinh viên Trung Quốc giảm liên tục, khiến Ấn Độ được dự báo sẽ dẫn đầu về việc làm STEM cho du học sinh ở Mỹ. Báo cáo Open Doors 2023 của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE)...

Trang phục lấy cảm hứng từ toán học

Nhà thiết kế Cường Đàm tung bộ ảnh thời trang lấy cảm hứng từ toán học nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Cường Đàm mời bố mẹ - hai giáo viên của THCS Từ Sơn, Bắc Ninh - làm...

Kiev và Moskva cùng bị UAV tấn công trong đêm

Cả Kiev và Moskva đều trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công bằng UAV trong đêm, nhưng phần lớn đều bị đánh chặn. "Nỗ lực của Kiev nhằm thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay...

Việt Nam chiếm gần 70% sản lượng điện mặt trời, gió của ASEAN

Việt Nam là động lực thúc đẩy tăng trưởng năng lượng tái tạo của ASEAN, chiếm 69% tổng sản lượng điện mặt trời, điện gió vào năm 2022. Ember, tổ chức tư vấn về khí hậu và năng lượng (phi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất