Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tế3 người tử vong vì bạch hầu, Bộ Y...

3 người tử vong vì bạch hầu, Bộ Y tế ra công văn khẩn


Chiều 18-9, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu các đơn vị khẩn trương tập huấn nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu cho toàn bộ nhân viên y tế (công lập và tư nhân) tham gia công tác khám, chữa bệnh. Điều này nhằm phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ để cách ly, điều trị sớm.

3 người tử vong vì bạch hầu, Bộ Y tế ra công văn khẩn - Ảnh 1.

Đoàn công tác đến thăm hỏi hộ gia đình tại khu vực có bệnh bạch hầu. Ảnh: Sở Y tế Hà Giang

Cùng đó, rà soát quy trình, trang thiết bị, thuốc, vật tư theo hướng dẫn để tổ chức thực hiện việc khám sàng lọc, cách ly, thu dung, điều trị người bệnh bạch hầu theo quy định, hạn chế tới mức thấp nhất tỉ lệ tử vong; bảo đảm phòng lây nhiễm trong cơ sở khám, chữa bệnh.

Các ca bệnh lâm sàng nghi ngờ bạch hầu ưu tiên lựa chọn kháng sinh theo hướng dẫn, lấy mẫu ngay để làm xét nghiệm nhuộm soi tìm vi khuẩn; triển khai cho người tiếp xúc uống thuốc kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn.

Ngoài việc tăng cường theo dõi, phát hiện sớm các biến chứng để kịp thời xử trí, chuyển tuyến khi cần thiết, Bộ Y tế yêu cầu với các ca bệnh khó, ca bệnh nặng, cần hội chẩn chuyên môn xin ý kiến tuyến trên trước khi chuyển tuyến.

Theo Sở Y tế Hà Giang, đến ngày 16-9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đang điều trị cho 12 ca nghi ngờ mắc bạch hầu, Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Mèo Vạc điều trị 32 người và 2 người tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Yên Minh.

3 người tử vong vì bạch hầu, Bộ Y tế ra công văn khẩn - Ảnh 3.

Nhân viên y tế phát thuốc điều trị dự phòng bệnh bạch hầu cho những người có liên quan. Ảnh: Thu Ngân

Trước đó, 37 bệnh nhân đã ra viện, đang được nhân viên y tế cơ sở tiếp tục theo dõi trong 14 ngày kể từ khi xuất viện. Gần 11.000 người ở 2 huyện Yên Minh và Mèo Vạc được sử dụng kháng sinh dự phòng.

Ông Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Phó đoàn công tác của Bộ Y tế tại tỉnh Hà Giang về dịch bệnh bạch hầu, cho biết hầu như các vụ dịch bạch hầu đều không xác định được nguồn lây vì người lành mang trùng không có biểu hiện rõ ràng. Tại Điện Biên, từ tháng 5 đến nay, tỉnh này ghi nhận 6 ca bạch hầu dương tính, 1 ca tử vong. Các trường hợp cũng đều không rõ nguồn lây.

Bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp. Đây là hình thức lây bệnh phổ biến của bệnh. Ngoài ra vi khuẩn bạch hầu cũng truyền từ người này sang người khác thông qua vật trung gian như: Đồ dùng, đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh. Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương, gây bạch hầu da. Trung bình sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác.

Người bệnh bạch hầu sẽ có biểu hiện các triệu chứng điển hình như sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Khi bệnh trở nặng, người bệnh có các biểu hiện như sưng to cổ, khó thở, rối loạn tim, khàn tiếng, liệt dần…





Nguồn

Cùng tác giả

Trần Hùng và Á hậu Hương Ly mang sắc Việt đến Hàn Quốc

(NLĐO) - Nhà thiết kế Trần Hùng và Á hậu Hương Ly cho ra mắt bộ sưu tập Xuân Hè 2024 trong khuôn khổ chương trình Gangnam Fashion Festa 2023 tại Hàn Quốc. Bộ sưu tập đã ra mắt ở...

Chính sách giá điện còn nhiều bất hợp lý, chưa bảo đảm minh bạch

Sớm phát triển điện mặt trời mái nhà cho khu vực miền BắcTheo Đoàn Giám sát, cần có cơ chế tách bạch chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động công ích, chi phí xã...

Nhà xe Thành Bưởi bị tước phù hiệu tới 246 lần là sự bất thường về quản lý

“Vậy việc tước phù hiệu đó có hiệu lực thực sự không?”, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đặt câu hỏi tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an...

Cà Mau chi 7 tỉ đồng hỗ trợ hãng hàng không tính ra được nhiều hơn mất

Cụ thể, hỗ trợ chi phí duy trì khai thác đường bay bằng tiền vé của 10% tổng số lượng ghế hành khách của mỗi loại tàu bay, theo từng chuyến bay thực tế. Giá vé để tính...

Năm 2031 sẽ tổng kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

5 nhóm nhiệm vụ, giải phápChính phủ vừa ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP ngày 11.10.2023 về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030.Chiến lược đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp...

Tin cùng chuyên mục

Ăn và kiêng gì khi viêm loét dạ dày?

Người bệnh viêm loét dạ dày nên kiêng các món ăn có tính axit, chua, cay, thay vào đó tăng cường thực phẩm giàu lợi khuẩn, chất xơ để cải thiện triệu chứng. Viêm loét dạ dày xảy ra...

Các khoản trợ cấp BHXH thay đổi thế nào?

Xin cho tôi hỏi các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) thay đổi thế nào khi cải cách tiền lương? - Độc giả Long Hồ

COVID-19 thành bệnh thông thường, nên giải thể các bệnh viện dã chiến?

"Đắp chiếu" thời gian dàiTháng 8/2021, trong bối cảnh số lượng nhiễm COVID-19 trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận không ngừng gia tăng, Bệnh viện dã chiến số 13 khẩn trương được xây dựng và...

Nước đỗ đen tốt cho sức khoẻ nhưng lại ‘đại kỵ’ với 4 nhóm người sau

Đỗ đen là loại ngũ cốc giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng như các bài thuốc Đông y. Không ít gia đình sử dụng nước đỗ đen mỗi ngày để...

Xem xét giải thể bệnh viện dã chiến cuối cùng ở TPHCM

SGGP 22/10/2023 06:07 Với việc dịch Covid-19 chuyển sang nhóm B, Bộ Y tế và Sở Y tế TPHCM đang xem xét để giải thể bệnh viện dã chiến số 13 (ở huyện Bình Chánh). Trước tình hình...

Ung thư phổi phát triệu chứng là đã muộn

Ung thư phổi khi có triệu chứng như ho, đau ngực, đau lưng... thường là ở giai đoạn muộn, phần lớn người bệnh tình cờ phát hiện nhờ khám sức khỏe định kỳ. "Đa số bệnh nhân ung thư...

Tin nổi bật

Tin mới nhất