“Chiến khu bừng vui ấm bao lòng dân quê tôi
Tiếng ai giã bàng nhịp nhàng như tiếng lòng tôi”...

Ca từ trên trong nhạc phẩm nổi tiếng “Con kênh xanh xanh” được cố nhạc sĩ Ngô Huỳnh (1931 – 1993) sáng tác năm 1949, gợi nhớ về kênh Dương Văn Dương được đào từ đầu thế kỷ 20, chảy qua
Long An, trong đó nói đến cây cỏ bàng trồng gần kênh, thực chất là loại cỏ cao khoảng 2m, thân tròn dạng ống như que đũa và có hoa màu nâu ở phần ngọn.

Nhiều du khách băn khoăn không hiểu “giã bàng” là gì? Đem câu hỏi ấy về xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An chúng tôi đã có chuyến trải nghiệm thú vị ở làng quê có nghề truyền thống gắn với cây cỏ bàng này.

Các cụ cao niên ở Mỹ Hạnh Bắc kể rằng người dân Nam Bộ xưa sau khi gặt cỏ bàng về thì dùng chày giã dập rồi phơi khô để đan đệm (hay còn gọi nóp bàng), phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình. Suốt thời gian kháng chiến, đệm bàng được sử dụng cho bộ đội ngủ ở chiến khu.

Các cụ đã học nghề đan đệm bàng từ cha mẹ, nghề truyền nghề, đời này sang đời khác và giữ gìn đến nay, minh chứng là những câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị:
“Trắng da vì bởi má cưng
Đen da vì bởi lội bưng nhổ bàng
Bông xanh mà lá cũng xanh
Em đi cấy lúa cho anh nhổ bàng
(bưng – đầm lầy ngập nước)...
Bình luận (0)