Powered by Techcity

Chung tay bảo vệ “lá phổi xanh”

Vượt khó, sáng tạo chữa cháy

Dịp lễ 30/4, 1/5 vừa qua, trong khi nhiều người tận dụng 5 ngày để vui vầy bên gia đình, du lịch thì ở huyện miền núi Tri Tôn (tỉnh An Giang), từ lãnh đạo huyện đến các xã, thị trấn có rừng, cùng nhiều lực lượng và người dân phải “vật lộn” với cháy rừng kéo dài ngần ấy thời gian.

Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Nguyễn Văn Bé Tám cho biết, từ ngày 24/4 – 1/5, trên địa bàn huyện xảy ra 2 vụ cháy tại khu vực núi Dài (thuộc xã Lương Phi và thị trấn Ba Chúc); khu vực núi Tô (thuộc xã Núi Tô, An Tức, Ô Lâm). Tổng diện tích đám cháy gần 42ha.

Được tỉnh hỗ trợ, huyện đã huy động 1.656 lượt người tham gia chữa cháy. Nỗ lực chữa cháy rừng thành công của Tri Tôn có thể coi là “kỳ tích”, bởi có quá nhiều khó khăn phát sinh. Các đám cháy nằm trên vách núi cheo leo, không có lối mòn, nhiều lò ảng, khu vực đồi dốc rất khó tiếp cận, thiếu nước chữa cháy. Lực lượng còn ghi nhận 38 tiếng nổ lớn nhỏ, nghi do đầu đạn, vũ khí còn sót lại trong chiến tranh. Dù vậy, các lực lượng tham gia chữa cháy đều an toàn, chỉ có 4 người bị sốc nắng và 1 chiến sĩ bị bỏng nhẹ.

“Với tình hình nắng nóng, hanh khô, gió mạnh gây bùng phát cháy lớn, điều kiện chữa cháy khó khăn, nhiều người chứng kiến không tin là sẽ dập được lửa. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự cố gắng của các lực lượng, trong đó có những đồng chí xông pha, dũng cảm chữa cháy, huyện đã khống chế, dập tắt cháy thành công” – Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm thông tin.

Bài học “4 tại chỗ”

Là địa phương vùng Bảy Núi, có đặc điểm rừng đồi núi tương tự huyện Tri Tôn, lãnh đạo TX. Tịnh Biên cũng canh cánh nỗi lo trong mùa nắng nóng, khô hanh. “Thấy huyện Tri Tôn chữa cháy vất vả, chúng tôi vừa hỏi thăm, động viên, vừa tăng cường lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng trên địa bàn. Hôm xảy ra cháy rừng nhỏ khu vực đồi núi, cũng may có flycam phát hiện lối mòn để lực lượng đi lên, tiếp cận dập tắt đám cháy” – Bí thư Thị ủy Tịnh Biên Nguyễn Hồng Đức chia sẻ.

Các lực lượng tích cực tham gia chữa cháy rừng

Lãnh đạo TX. Tịnh Biên đồng tình với đề xuất của huyện Tri Tôn, kiến nghị cần quy hoạch hệ thống trữ nước bảo vệ rừng đồi núi, với khoảng cách 100m có 1 bồn bê-tông, được kiểm tra, châm nước thường xuyên. Cùng với đó là xây dựng hệ thống đường cống trữ nước có nắp đậy, đồng thời là đường băng cản lửa khi phát sinh cháy rừng đồi núi.

“Quan trọng nhất vẫn là trang bị flycam xác định vị trí cháy, máy bay không người lái (drone) công suất phun nước lớn để hỗ trợ chữa cháy rừng, bởi có nhiều vị trí cháy rất khó tiếp cận” – đồng chí Nguyễn Hồng Đức đề xuất.

Bài học kinh nghiệm từ công tác chữa cháy rừng vừa qua của huyện Tri Tôn cho thấy phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư và hậu cần tại chỗ) phát huy hiệu quả tối ưu. Trong đó, chỉ huy và lực lượng tại chỗ thì các địa phương luôn sẵn sàng, nhưng phương tiện, vật tư tại chỗ thì vẫn còn thiếu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước cho rằng, phải làm sao để không bị động khi xảy ra cháy. Bên cạnh tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong PCCCR, cần quy hoạch bảo vệ rừng tốt hơn (có đường lên, hệ thống trữ nước), trang bị phương tiện chữa cháy hiện đại, ứng dụng công nghệ mới, trang bị an toàn cho lực lượng chữa cháy.

 “UBND tỉnh đã giao các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất phương án rà phá bom, mìn, đầu đạn, vũ khí còn sót lại trong chiến tranh trên diện tích 473ha rừng, nhằm đảm bảo an toàn cho chủ rừng, người dân, lực lượng PCCCR, bởi tính mạng con người là trên hết” – đồng chí Lê Văn Phước thông tin.

Bảo vệ lâu dài

Trong chuyến khảo sát và làm việc mới đây, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang đã ghi nhận, biểu dương lãnh đạo huyện Tri Tôn cùng các lực lượng vượt qua khó khăn, nguy hiểm, nỗ lực dập tắt đám cháy ngay trong thời gian nghỉ lễ. Điều đó thể hiện tinh thần, thái độ, trách nhiệm, có thêm sự sáng tạo trong điều kiện phương tiện chữa cháy còn thô sơ, thiếu nước, đồi dốc cao, nắng nóng, hanh khô.

“Tỉnh sẽ kịp thời khen thưởng, nhân rộng điển hình đối với tập thể, cá nhân xông pha, sáng tạo, tích cực tham gia chữa cháy rừng” – Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang nhấn mạnh.

Người đứng đầu tỉnh lưu ý sở, ngành, địa phương đúc kết hiệu quả chữa cháy rừng thời gian vừa qua, bổ sung vào kịch bản, phương án PCCCR phù hợp với điều kiện, tình hình hiện nay, dựa trên phương châm “4 tại chỗ”.

Huyện Tri Tôn đã nhanh chóng huy động lực lượng tại chỗ đến tăng cường, có mặt gần nhất và nhanh nhất để tiếp cận, chữa cháy. Công tác chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy kịp thời, quyết liệt ngay từ đầu, đảm bảo nhận định, đánh giá sát tình hình; huy động, bố trí lực lượng, phương tiện hợp lý; tổ chức xử lý tình huống và áp dụng biện pháp chữa cháy phù hợp; cung cấp hậu cần đầy đủ; thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt giữa sở chỉ huy với các lực lượng tham gia chữa cháy.

Khi “4 tại chỗ” được phát huy, cộng thêm công tác quy hoạch, bảo vệ rừng đồng bộ, trang bị hệ thống trữ nước, máy bơm, drone phun nước công suất lớn, kiểm soát rừng bằng flycam, công nghệ giám sát… sẽ tăng hiệu quả PCCCR về lâu dài.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Sĩ Lâm cho biết, diện tích rừng của An Giang tuy không lớn, nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, gắn liền với phát triển du lịch, phục vụ quốc phòng – an ninh biên giới.

“Từ đầu mùa khô đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 32 vụ cháy trong phạm vi đất lâm nghiệp. Dự báo thời gian tới tình hình còn phức tạp, bởi vào mùa lễ hội, tăng lượng khách hành hương, trong khi nắng nóng kéo dài. Sở đang xin kinh phí khẩn cấp để nạo vét kênh, mương dẫn nước vào rừng tràm đồng bằng, trang bị thêm phương tiện chữa cháy; liên hệ đơn vị giới thiệu drone chữa cháy công suất lớn, có thể tiêu thụ 1.000 lít nước trong 20 phút; phối hợp đề xuất phương án rà phá bom, mìn, vũ khí còn sót lại trong rừng đồi núi” – ông Nguyễn Sĩ Lâm thông tin.

NGÔ CHUẨN

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Giao thông bứt phá phát triển kinh tế vùng

 - An Giang đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt trong thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh về khâu đột phá, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển thương mại, du lịch và công nghiệp. Nhiều dự án giao thông trọng điểm được đầu tư, không chỉ là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội, gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực...

Tôi đi “hát với nhau”

 - Không bảng hiệu rực rỡ, không ánh đèn sân khấu lung linh, chỉ có ánh sáng dịu nhẹ, mùi cà-phê thơm và tiếng guitar acoustic. Đó là những gì tôi cảm nhận tại đêm nhạc có cái tên đơn sơ: “Hát với nhau” ở quán cà-phê nhỏ nằm sâu đường Kênh Đào (phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên). ...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

 - Sự phát triển mạnh mẽ của Internet thay đổi nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Trong đó, phương tiện nghe, nhìn có lợi thế, phù hợp, thuận tiện hơn so với đọc sách, báo giấy. Tuy nhiên, đọc sách theo cách truyền thống vẫn mang nét văn hóa, giá trị kiến thức riêng cần duy trì, phát triển trong cộng đồng. ...

Hỗ trợ nông dân sản xuất lúa bền vững

 - Nhằm giúp nông dân sử dụng hiệu quả đất trồng lúa, canh tác đúng kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái, Trung tâm Khuyến nông An Giang thực hiện tốt kế hoạch hỗ trợ cho người trồng lúa năm 2024. ...

Khởi tố các đối tượng buôn lậu đường

 - Sáng 2/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 7 đối tượng liên quan đến buôn lậu, vận chuyển hàng cấm. ...

Cùng tác giả

Giao thông bứt phá phát triển kinh tế vùng

 - An Giang đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt trong thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh về khâu đột phá, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển thương mại, du lịch và công nghiệp. Nhiều dự án giao thông trọng điểm được đầu tư, không chỉ là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội, gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực...

Tôi đi “hát với nhau”

 - Không bảng hiệu rực rỡ, không ánh đèn sân khấu lung linh, chỉ có ánh sáng dịu nhẹ, mùi cà-phê thơm và tiếng guitar acoustic. Đó là những gì tôi cảm nhận tại đêm nhạc có cái tên đơn sơ: “Hát với nhau” ở quán cà-phê nhỏ nằm sâu đường Kênh Đào (phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên). ...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

 - Sự phát triển mạnh mẽ của Internet thay đổi nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Trong đó, phương tiện nghe, nhìn có lợi thế, phù hợp, thuận tiện hơn so với đọc sách, báo giấy. Tuy nhiên, đọc sách theo cách truyền thống vẫn mang nét văn hóa, giá trị kiến thức riêng cần duy trì, phát triển trong cộng đồng. ...

Hỗ trợ nông dân sản xuất lúa bền vững

 - Nhằm giúp nông dân sử dụng hiệu quả đất trồng lúa, canh tác đúng kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái, Trung tâm Khuyến nông An Giang thực hiện tốt kế hoạch hỗ trợ cho người trồng lúa năm 2024. ...

Khởi tố các đối tượng buôn lậu đường

 - Sáng 2/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 7 đối tượng liên quan đến buôn lậu, vận chuyển hàng cấm. ...

Cùng chuyên mục

Giao thông bứt phá phát triển kinh tế vùng

 - An Giang đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt trong thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh về khâu đột phá, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển thương mại, du lịch và công nghiệp. Nhiều dự án giao thông trọng điểm được đầu tư, không chỉ là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội, gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực...

Tôi đi “hát với nhau”

 - Không bảng hiệu rực rỡ, không ánh đèn sân khấu lung linh, chỉ có ánh sáng dịu nhẹ, mùi cà-phê thơm và tiếng guitar acoustic. Đó là những gì tôi cảm nhận tại đêm nhạc có cái tên đơn sơ: “Hát với nhau” ở quán cà-phê nhỏ nằm sâu đường Kênh Đào (phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên). ...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

 - Sự phát triển mạnh mẽ của Internet thay đổi nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Trong đó, phương tiện nghe, nhìn có lợi thế, phù hợp, thuận tiện hơn so với đọc sách, báo giấy. Tuy nhiên, đọc sách theo cách truyền thống vẫn mang nét văn hóa, giá trị kiến thức riêng cần duy trì, phát triển trong cộng đồng. ...

Hỗ trợ nông dân sản xuất lúa bền vững

 - Nhằm giúp nông dân sử dụng hiệu quả đất trồng lúa, canh tác đúng kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái, Trung tâm Khuyến nông An Giang thực hiện tốt kế hoạch hỗ trợ cho người trồng lúa năm 2024. ...

Khởi tố các đối tượng buôn lậu đường

 - Sáng 2/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 7 đối tượng liên quan đến buôn lậu, vận chuyển hàng cấm. ...

Chuẩn bị tổng kết, trao giải cuộc thi học tập Bác Hồ, Bác Tôn

 - Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ, Bác Tôn” giai đoạn 2024 - 2025 sắp “về đích”: Tổng kết và trao giải. Mọi khâu chuẩn bị đang được thực hiện khẩn trương, chu đáo, xứng tầm. ...

Có 107.000 lượt du khách đến An Giang dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

 - Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ ngày 30/4 đến 1/5/2025, An Giang đón khoảng 107.000 lượt khách tham quan, tương đương so cùng kỳ năm 2024. ...

Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

 - Những năm qua, tỉnh An Giang luôn quan tâm chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thông qua thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, đồng bào DTTS. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng đồng bào dân tộc được nâng lên rõ rệt. ...

Thanh niên chung tay xóa nhà tạm

 - Hưởng ứng phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, các cấp bộ Đoàn phát huy tinh thần xung kích của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), góp phần hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về chăm lo đời sống cho Nhân dân. ...

Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang sẽ đối thoại phụ nữ trong tháng 5/2025

 - UBND tỉnh An Giang sẽ tổ chức Chương trình đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với phụ nữ tỉnh An Giang năm 2025, dự kiến trong tháng 5/2025 ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất