Powered by Techcity

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt – Kỳ 3: Phải có logo thương hiệu gạo Việt

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt - Kỳ 3: Phải có logo thương hiệu gạo Việt - Ảnh 1.

Nhà máy sản xuất gạo xuất khẩu của Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) – Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Từ câu chuyện gạo thương hiệu “ST” của Sóc Trăng, nhiều địa phương khác ở Đồng bằng sông Cửu Long đang xây dựng thương hiệu gạo cho riêng mình.

Nhiều giống lúa mang thương hiệu địa phương

Ban Quản lý (BQL) Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đang phối hợp với Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Hậu Giang trồng khảo nghiệm 12 giống lúa tại huyện Long Mỹ vụ hè thu vừa qua. Trước đó, các giống lúa này đã được trồng khảo nghiệm và cho kết quả tốt tại vùng đất phù sa ở huyện Châu Thành.

Ông Nguyễn Hoàng Thoại, giám đốc BQL Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, cho biết việc trồng khảo nghiệm 12 giống lúa này tại Long Mỹ nhằm xem xét khả năng phù hợp với điều kiện của vùng phèn mặn. “Sắp tới sẽ trồng ở một số vùng đất khác, nhằm từng bước tìm ra giống lúa phù hợp để xây dựng thương hiệu riêng cho Hậu Giang”, ông Thoại cho hay.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, có nhiều giống lúa được khuyến cáo sử dụng tại địa phương và đang được các HTX sản xuất làm nguyên liệu. Từ các giống lúa này, HTX và doanh nghiệp đã gắn với tên địa phương để tạo ra nhãn hiệu riêng như: gạo sạch Vị Thủy, gạo Liên Hưng, gạo Hương Quê, gạo Nàng Chăng…

Ông Võ Xuân Tân, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, cho rằng để có thương hiệu gạo phải đi lên từ sản phẩm có nhãn hiệu. Đơn cử như các sản phẩm gạo được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, Hậu Giang hiện có một số sản phẩm gạo đạt chứng nhận này.

“Tuy nhiên, có sự nhầm lẫn giữa thương hiệu và nhãn hiệu. Thương hiệu không tự tạo ra được mà do thị trường quyết định qua thời gian”, ông Tân nói.

Từ nhãn hiệu gạo của doanh nghiệp, được sự đón nhận của người tiêu dùng, doanh nghiệp muốn xây dựng thành thương hiệu sẽ được hỗ trợ sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, GAP, hữu cơ… “Doanh nghiệp còn được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ sơ chế, chế biến, xây dựng bao bì đẹp; đồng thời hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại”, ông Tân nói

Tương tự, An Giang cũng xây dựng đề án phát triển thương hiệu gạo của tỉnh này đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu là phải xây dựng được nhãn hiệu và thương hiệu gạo của tỉnh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm gạo trên thị trường, nâng cao giá trị hạt gạo…

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết việc xây dựng thương hiệu gạo An Giang sẽ bắt đầu ở khâu chọn giống trước khi chọn vùng canh tác phù hợp với giống lúa, rồi tổ chức gieo trồng lúa theo quy trình kỹ thuật canh tác, quy trình chế biến gạo, đóng gói nhãn hiệu theo hệ thống các tiêu chuẩn quy định, tổ chức quảng bá thương hiệu gạo…

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt - Kỳ 3: Phải có logo thương hiệu gạo Việt - Ảnh 2.

Đóng gói gạo để vận chuyển xuất khẩu tại một doanh nghiệp chế biến gạo xuất khẩu ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ – Ảnh: CHÍ QUỐC

Thương hiệu gạo quốc gia, được không?

Thương hiệu gạo quốc gia sẽ được xây dựng từ đâu? Ông Phạm Thái Bình – chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ) – cho biết đơn vị có vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và cũng xây dựng thương hiệu gạo từ nhiều năm nay.

Theo ông Bình, việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia không thể chỉ một giống lúa được mà phải bao gồm nhiều yếu tố như trồng trọt, bảo quản, chế biến, đóng gói… Chỉ khi được người tiêu dùng tin tưởng, luôn chọn gạo Việt Nam dù có gạo khác bán rẻ hơn, đó mới gọi là xây dựng thương hiệu gạo thành công.

Cũng theo ông Bình, ngành hàng lúa gạo Việt Nam phát triển không bền vững, nước nhập khẩu không thích sự thiếu ổn định của gạo do một số doanh nghiệp Việt Nam cung cấp khi lúc đầu ngon nhưng lúc sau không ngon. Do đó để tạo sự ổn định của gạo Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất với tiêu thụ phải gắn chặt, đầy đủ, có tiềm lực.

“Doanh nghiệp phải có vốn cùng liên kết với nông dân từ khi sản xuất từ trên cánh đồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, đóng gói đến tận bàn ăn… Rất nhiều khâu mà khâu nào cũng cần có tính thương hiệu gạo. Đặc biệt, muốn ổn định, doanh nghiệp phải có vốn bao tiêu, liên kết với nông dân bền chặt trong sản xuất lúa”, ông Bình nhấn mạnh.

Theo một chuyên gia nông nghiệp, việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia chính là xây dựng thương hiệu gạo của các doanh nghiệp. “Chúng ta nên có logo thương hiệu gạo Việt Nam gắn vào bao bì các thương hiệu gạo doanh nghiệp để mọi người nhận diện đây là thương hiệu gạo Việt Nam. Thương hiệu gạo của doanh nghiệp phải gắn liền với thương hiệu gạo quốc gia”, vị này nói.

Ông Trần Thanh Tâm – chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp – cho rằng thương hiệu gạo phát triển từ nhãn hiệu được người tiêu dùng tin yêu, từng bước nâng chất lượng thành thương hiệu gạo quốc gia là tốt nhất.

 Riêng nhãn hiệu gạo địa phương phải là giống đặc sản địa phương, ví dụ Nàng thơm chợ đào Long An, các giống lúa OM đang được các địa phương canh tác do Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất.

“Do đó quốc gia có đưa ra quy định nhãn hiệu “VietNam Rice” nhưng hầu như không có công ty, doanh nghiệp đăng ký. Gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua là tác giả và là doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu. Giống gạo này ngon, được trồng tại các vùng lúa tôm. Nhưng khi trồng ở các vùng phù sa như Đồng Tháp, Vĩnh Long thì không ngon”, ông Tâm giải thích.

* Chuyên gia kinh tế TRẦN HỮU HIỆP:

Phải có sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt - Kỳ 3: Phải có logo thương hiệu gạo Việt - Ảnh 2.

Phát triển thương hiệu gạo Việt không chỉ là việc đăng ký nhãn hiệu, mà là một quá trình liên tục duy trì và phát triển những giá trị vật chất, phi vật chất gắn liền hạt gạo. Vì vậy rất cần sự vào cuộc và phối hợp của nhiều bộ ngành và địa phương liên quan, các giải pháp phải đồng bộ từ khâu sản xuất, chế biến đến xuất khẩu để xây dựng và phát triển hình ảnh, tăng cường sự nhận biết của gạo Việt trên thị trường thế giới.

Nói cách khác, muốn xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, cần có chính sách và quy hoạch vùng nguyên liệu như cách tiếp cận xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo hướng tăng trưởng xanh. Ngoài ra phải ứng dụng khoa học công nghệ trong toàn bộ chuỗi giá trị lúa gạo, từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ. Đồng thời tăng cường quảng bá, tiếp cận thị trường.

Cuối cùng, phải tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều phối lợi ích, tổ chức liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo thông qua cơ chế chính sách hiệu quả để thương hiệu gạo Việt không chỉ là giấc mơ mà phải là hiện thân của giá trị xanh, sạch, cuộc sống lành.

Hội thảo xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt

Hôm nay (10-12), tại TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo “Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt”. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh ngành lúa gạo Việt Nam đang đạt được những thành tựu ấn tượng về xuất khẩu.

Hội thảo là hoạt động đầu tiên trong chuỗi chương trình truyền thông xây dựng thương hiệu gạo Việt do báo Tuổi Trẻ khởi xướng và được tổ chức từ năm 2024 đến hết năm 2025 và các năm tiếp theo. Mục tiêu của chương trình là tạo ra một diễn đàn mở, kêu gọi sự tham gia tích cực của các chuyên gia hàng đầu, các doanh nghiệp và các nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm để đưa ra được những đề xuất thiết thực nhằm góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam ngày càng vững mạnh trên thị trường quốc tế.

Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo bộ, ngành, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia trong và ngoài nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng… để bàn về các ý tưởng, đóng góp, hiến kế nhằm cùng nhau đưa ra một lộ trình và phương hướng sớm xây dựng thành công thương hiệu gạo Việt trong thời gian sắp tới.

Nguồn: https://tuoitre.vn/chung-tay-xay-dung-thuong-hieu-gao-viet-ky-3-phai-co-logo-thuong-hieu-gao-viet-20241210085019775.htm

Cùng chủ đề

Hơn 150 khách mời dự hội thảo Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt

Từ trái qua: Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn, nhà báo Trần Xuân Toàn và ông Trần Khắc Tâm – chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng trao đổi trước buổi hội thảo ngày 10-12-2024 – Ảnh: QUANG ĐỊNH Ngày 8-12, tại TP Sóc Trăng, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo...

Cùng tác giả

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh – Huỳnh Hữu Trí kiểm tra tình hình sạt lở bờ kênh 30/4 thuộc địa bàn TP....

Chiều 27/5, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Huỳnh Hữu Trí đi kiểm tra tình hình sạt lở bờ kênh 30/4 đoạn qua khóm Chòm Xoài (phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu). Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT), UBND TP. Bạc Liêu, Chi cục Thủy lợi và Quản lý công trình…     Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Huỳnh Hữu Trí kiểm tra đoạn mới sạt lở bờ kênh 30/4 thuộc khóm Chòm Xoài (phường...

Nghị quyết 68: Khơi thông tín dụng cho doanh nghiệp

Một trong những nội dung quan trọng được Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) chỉ đạo tập trung thực hiện chính là đẩy mạnh và đa dạng hóa nguồn vốn cho KTTN. Giải pháp này đã tạo sự phấn khởi trong cộng đồng các doanh nghiệp (DN) và góp phần giải quyết đúng cái khó của DN lâu nay. Các ngân hàng thương mại tham gia Chương trình kết nối ngân...

Hiệu ứng “Viết tiếp​ câu chuyện hòa bình”

Không dừng lại ở một ca khúc hit thu hút hàng tỷ lượt xem, nghe, “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung còn gây hiệu ứng mạnh mẽ trong cộng đồng bằng những câu chuyện được nối dài... Một số trường học đã đưa ca từ trong “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” vào đề thi nghị luận văn học. Mạng xã hội (MXH) cũng lan tỏa những bài viết, suy nghĩ chín chắn, đầy...

Mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá 31/5

Sáng 27/5, tại Quảng trường Hùng Vương, Sở Y tế tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng “Ngày thế giới không thuốc lá 31/5” và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25 - 31/5/2025. Ông Ngô Vũ Thăng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban phòng, chống tác hại thuốc lá tỉnh cùng lãnh đạo các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh và hơn 100 học sinh, sinh viên các Trường Đại học, Cao đẳng… trong tỉnh tham...

Họp thành viên UBND tỉnh: Thống nhất thông qua 5 dự thảo tờ trình

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: M.Đ (BL-MĐ) Chiều 26/5, đồng chí Huỳnh Hữu Trí - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp thành viên UBND tỉnh (lần thứ 3) tháng 5/2025 để xem xét, đóng góp ý kiến về nội dung dự thảo các tờ trình của UBND tỉnh đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh và dự thảo các quyết định, kế hoạch, báo cáo thuộc...

Cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh – Huỳnh Hữu Trí kiểm tra tình hình sạt lở bờ kênh 30/4 thuộc địa bàn TP....

Chiều 27/5, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Huỳnh Hữu Trí đi kiểm tra tình hình sạt lở bờ kênh 30/4 đoạn qua khóm Chòm Xoài (phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu). Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT), UBND TP. Bạc Liêu, Chi cục Thủy lợi và Quản lý công trình…     Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Huỳnh Hữu Trí kiểm tra đoạn mới sạt lở bờ kênh 30/4 thuộc khóm Chòm Xoài (phường...

Mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá 31/5

Sáng 27/5, tại Quảng trường Hùng Vương, Sở Y tế tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng “Ngày thế giới không thuốc lá 31/5” và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25 - 31/5/2025. Ông Ngô Vũ Thăng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban phòng, chống tác hại thuốc lá tỉnh cùng lãnh đạo các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh và hơn 100 học sinh, sinh viên các Trường Đại học, Cao đẳng… trong tỉnh tham...

Họp thành viên UBND tỉnh: Thống nhất thông qua 5 dự thảo tờ trình

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: M.Đ (BL-MĐ) Chiều 26/5, đồng chí Huỳnh Hữu Trí - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp thành viên UBND tỉnh (lần thứ 3) tháng 5/2025 để xem xét, đóng góp ý kiến về nội dung dự thảo các tờ trình của UBND tỉnh đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh và dự thảo các quyết định, kế hoạch, báo cáo thuộc...

Xây dựng mô hình thí điểm sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở Hợp tác xã Hồng Phát

Ngày 23/5, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức tham quan mô hình thí điểm sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp - giải pháp sạ hàng và bón vùi phân ở Hợp tác xã Hồng Phát (ấp Tường Thắng B, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long). Trình diễn gieo sạ hàng với mật độ khuyến cáo 70kg lúa giống/ha ở HTX Hồng Phát (huyện Phước Long). Thực hiện Đề án “Phát...

Báo và Đài PT-TH Bạc Liêu:​ Trao 3 căn nhà tình thương cho hộ khó khăn xã Vĩnh Trạch Đông

Chiều 22/5, Báo và Đài PT-TH Bạc Liêu phối hợp với UBND xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) tổ chức lễ trao nhà tình thương cho các hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn xã. Dự lễ có ông Lâm Hồ Sỹ - Tổng biên tập Báo và Đài PT-TH Bạc Liêu. Báo và Đài PT-TH Bạc Liêu cùng Ngân hàng BIDV chi nhánh Bạc Liêu trao nhà và quà cho hộ bà Lý Phương Duyên. Đơn vị...

Đẩy mạnh bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao nhận thức và năng lực về bình đẳng giới (BĐG) trong cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS), Sở Dân tộc và Tôn giáo đã triển khai 4 lớp tập huấn từ ngày 20 - 23/5, thuộc Đề án “Hỗ trợ hoạt động BĐG vùng DTTS tỉnh Bạc Liêu” năm 2025. Lớp tập huấn về bình đẳng giới trong vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu. Các lớp tập huấn tập trung vào việc bồi dưỡng...

Phát hiện nhiều công trình, nhà ở xây dựng trái phép trong hành lang bảo vệ đê

Sáng ngày 22/5, Sở NN&MT tỉnh đã đến kiểm tra các trường hợp vi phạm xây dựng các công trình trên đê Biển Đông. Kiểm tra thực tế tuyến đê Biển Đông từ TP.Bạc Liêu đến huyện Hoà Bình, đoàn kiểm tra phát hiện nhiều trường hợp vi phạm xây dựng công trình, nhà ở trong hành lang bảo vệ đê và đất rừng phòng hộ thuộc hành lang bảo vệ đê ở phía biển. Cá biệt có một số...

Trên 7.000 thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, năm học 2025 – 2026

Sáng 22/5, các trường có cấp học THPT trên địa bàn tỉnh đồng loạt tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, năm học 2025 - 2026. Kỳ thi do Sở GD-ĐT tổ chức, thí sinh dự thi 3 bài thi chung, gồm: Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh. Riêng thí sinh đăng ký dự thi tại Hội đồng thi Trường THPT Chuyên Bạc Liêu sẽ dự thi thêm 1 bài thi riêng theo môn chuyên đã đăng...

Tọa đàm Báo chí Cách mạng Bạc Liêu – Những chặng đường lịch sử vẻ vang

* Ra mắt quyển Lịch sử Báo chí Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 1930 - 1925 Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo và Đài PT-TH Bạc Liêu, Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật tổ chức Tọa đàm Báo chí Cách mạng...

Tuyển 6.660 chỉ tiêu vào lớp 10 THPT, năm học 2025 – 2026

(BL-CK) Theo kế hoạch, trong 2 ngày (22 và 23/5/2025), Sở GD-ĐT tổ chức Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, năm học 2025 – 2026. Theo chỉ tiêu tuyển sinh được công bố, các trường THPT trong toàn tỉnh được giao tuyển 6.660 học sinh lớp 9 vào lớp 10 THPT, năm học 2025 - 2026. Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Trường THPT Chuyên Bạc Liêu năm học 2024 - 2025....

Tin nổi bật

Tin mới nhất