Powered by Techcity

Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, hướng đến bền vững


Chương trình Liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ÐBSCL đã hình thành từ năm 2019. Hoạt động du lịch của 14 tỉnh, thành từ đó đã được đổi mới, lan tỏa và thu hút du khách. Nhiều sản phẩm mới được xây dựng, từng bước định vị thương hiệu du lịch vùng.

Liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ÐBSCL: Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, hướng đến bền vững - Ảnh 1.

Lãnh đạo ngành du lịch 14 tỉnh, thành cùng phát động thực hiện Chương trình hành động về phát triển du lịch xanh, bền vững TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL. Ảnh: Kiều Mai

Hiệu quả từ chương trình hợp tác

Liên kết hợp tác phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ÐBSCL (sau đây gọi là Liên kết) xác định 5 nội dung: trao đổi thông tin và quản lý về tình hình phát triển du lịch, xây dựng và phát triển sản phẩm, quảng bá xúc tiến du lịch, phát triển nguồn nhân lực và kêu gọi đầu tư du lịch. Các nội dung này được triển khai thường xuyên vào mỗi năm và mang lại kết quả tích cực.

Cụ thể, năm 2024 đã có hơn 2,7 triệu lượt du khách từ TP Hồ Chí Minh đến ÐBSCL, đồng thời có hơn 1 triệu lượt du khách từ ÐBSCL đến TP Hồ Chí Minh. Năm qua, 14 tỉnh, thành đã phối hợp khảo sát, xây dựng và công bố 55 tuyến du lịch đường sông, được phân chia đa dạng: 19 tuyến có lưu trú trên sông Mekong (TP Hồ Chí Minh – ÐBSCL và liên tuyến quốc tế kết nối Campuchia), 14 tour/tuyến đường sông liên vùng TP Hồ Chí Minh – ÐBSCL bằng cano, tàu cao tốc và 22 tuyến, tour đường sông nội vùng ÐBSCL bằng cano du lịch, tàu gỗ du lịch và du thuyền. Ðây được xem là định hướng đột phá, bởi bên cạnh các tuyến đường sông khai thác từ Bến Bạch Ðằng (TP Hồ Chí Minh) thì liên tuyến đang được mở cho vùng ÐBSCL với định hướng các tuyến mới xuất phát từ 4 điểm trung chuyển: Cảng du thuyền Mỹ Tho – Cái Bè (Tiền Giang), Bến cảng hành khách Vĩnh Long, Bến tàu khách du lịch Cần Thơ, Bến tàu du lịch Châu Ðốc (An Giang). Ðây là 4 bến mới được định hướng đầu tư, góp phần tạo sản phẩm đặc trưng cho Liên kết, từng bước định vị thương hiệu du lịch vùng. Ngoài ra, còn có 9 chương trình khảo sát du lịch kết nối vùng với khoảng 560 lượt doanh nghiệp du lịch kết nối giữa Ðông Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh và ÐBSCL.

Trong chiến lược quảng bá điểm đến, hiện 14 tỉnh, thành đã có hệ thống 50 điểm du lịch hấp dẫn từ Chương trình bình chọn “Nâng tầm điểm đến – Kết nối hành trình”. Chương trình bình chọn góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống và bản sắc nhằm đẩy mạnh giới thiệu điểm đến của 14 tỉnh, thành, từ đó tạo liên kết xây dựng những sản phẩm tiêu biểu, phù hợp với nhu cầu thị trường. Trên cơ sở này, các doanh nghiệp khai thác điểm đến triển khai quảng bá, truyền thông sản phẩm, dịch vụ du lịch, kết nối với doanh nghiệp lữ hành xây dựng chương trình du lịch chất lượng thu hút du khách.

Liên kết còn tạo động lực thu hút đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng và dịch vụ du lịch. Thông qua các hội nghị xúc tiến đầu tư, hình ảnh du lịch các tỉnh ÐBSCL được nâng cao, thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào các địa phương.

Có thể thấy, Liên kết đã tạo sự chuyển biến trong phát triển du lịch của khu vực. Nhiều điểm đến tại ÐBSCL dần định vị các sản phẩm chủ lực, xây dựng chiến lược quảng bá phù hợp, tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch, hoạt động xúc tiến đầu tư… 

Phát huy liên kết chuỗi sản phẩm, hướng đến bền vững

Năm 2025, Liên kết xác định các nội dung trọng tâm: tổ chức các hội nghị triển khai các nhiệm vụ, diễn đàn về hợp tác, phát triển du lịch; thực hiện và công bố Ðề án Phát triển sản phẩm du lịch liên kết TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ÐBSCL; phát triển chương trình du lịch về nguồn gắn với giá trị văn hóa lịch sử vùng biên giới các tỉnh Long An, Ðồng Tháp, An Giang và Kiên Giang; chương trình quảng bá du lịch TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành vùng ÐBSCL tại các tỉnh miền Trung với chủ đề “Kết nối địa phương – Nâng tầm giá trị”. Ðây là chương trình quảng bá chung đầu tiên của 14 tỉnh, thành đến thị trường tiềm năng; xây dựng Cẩm nang điện tử giới thiệu danh mục các dự án xúc tiến, đầu tư du lịch của 14 tỉnh, thành; hoàn thiện và công bố nội dung quảng bá điểm đến du lịch của 13 tỉnh, thành ÐBSCL trên nền tảng ứng dụng số 3D/360 của TP Hồ Chí Minh có chủ đề “Một thao tác – Kết nối nhiều hành trình”; tổ chức các lớp đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trong du lịch cộng đồng và đường thủy.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, cho rằng cần có sự phối hợp giữa các sở, ngành, đơn vị liên quan trên địa bàn 14 tỉnh, thành nhằm tạo điều kiện triển khai các nội dung hỗ trợ phát triển du lịch vùng, như hạ tầng giao thông, xúc tiến đầu tư, giao thương dịch vụ, sản phẩm dịch vụ địa phương, đào tạo nguồn nhân lực. Các địa phương cũng chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, liên kết tạo sản phẩm đa dạng. Trong đó, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau chủ động phát huy vai trò kết nối liên kết vùng.

Ông Lâm Hữu Phúc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Trà Vinh, cho rằng sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng trong Liên kết. Các địa phương ÐBSCL phải tái cấu trúc và định vị lại sản phẩm du lịch, nhất là sau khi sắp xếp các đơn vị cấp tỉnh. Liên kết tuyến điểm khi đó cũng sẽ thay đổi và phải điều chỉnh để phát huy giá trị sản phẩm du lịch. Các địa phương cũng nên tạo điều kiện xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch; xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch vùng, dựa trên cơ sở các sản phẩm du lịch đặc thù và tiềm năng du lịch của từng địa phương.

Liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ÐBSCL: Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, hướng đến bền vững - Ảnh 2.

Trải nghiệm du lịch đường sông bằng cano tại Cần Thơ. Ảnh: Kiều Mai

Ðồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bến Tre, cũng cho rằng việc xây dựng thương hiệu nhận diện chung cho du lịch là cần thiết. Nên chú trọng đến thương hiệu nhận diện Mekong Delta gắn với phát triển du lịch xanh, bền vững. Ðây là sự nhận diện quen thuộc của khách quốc tế dành cho khu vực ÐBSCL trong nhiều năm qua và nên phát huy bản sắc văn hóa bản địa trong chuỗi sản phẩm chung.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, cho biết: “Thời gian qua, TP Hồ Chí Minh đã cùng các chuyên gia khảo sát và định hướng xây dựng 3 cụm không gian phát triển sản phẩm tại ÐBSCL. Cụm khu vực Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau sẽ phát triển du lịch sông nước, chợ nổi, văn hóa bản địa; cụm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long sẽ phát triển du lịch nông nghiệp cộng đồng, sinh thái và di sản đương đại; còn cụm Long An, An Giang, Kiên Giang, Ðồng Tháp sẽ phát triển du lịch vùng biên, biển đảo, tâm linh. Với những cụm này, sẽ có sự đầu tư trọng tâm, trọng điểm để phát huy giá trị sản phẩm đặc trưng từng địa phương”.

Trong phát triển sản phẩm du lịch, các địa phương trong Liên kết cũng đề ra mục tiêu chung về phát triển du lịch xanh, bền vững. Cụ thể, 14 tỉnh, thành phát động thực hiện Chương trình hành động về phát triển du lịch xanh, bền vững TP Hồ Chí Minh và ÐBSCL với chủ đề “Du lịch bền vững và mục tiêu Net Zero” trong năm 2025.

Theo báo điện tử Cần Thơ 



Nguồn

Cùng chủ đề

Báo và Đài PT-TH Bạc Liêu:​ Trao 3 căn nhà tình thương cho hộ khó khăn xã Vĩnh Trạch Đông

Chiều 22/5, Báo và Đài PT-TH Bạc Liêu phối hợp với UBND xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) tổ chức lễ trao nhà tình thương cho các hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn xã. Dự lễ có ông Lâm Hồ Sỹ - Tổng biên tập Báo và Đài PT-TH Bạc Liêu. Báo và Đài PT-TH Bạc Liêu cùng Ngân hàng BIDV chi nhánh Bạc Liêu trao nhà và quà cho hộ bà Lý Phương Duyên. Đơn vị...

Đẩy mạnh bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao nhận thức và năng lực về bình đẳng giới (BĐG) trong cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS), Sở Dân tộc và Tôn giáo đã triển khai 4 lớp tập huấn từ ngày 20 - 23/5, thuộc Đề án “Hỗ trợ hoạt động BĐG vùng DTTS tỉnh Bạc Liêu” năm 2025. Lớp tập huấn về bình đẳng giới trong vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu. Các lớp tập huấn tập trung vào việc bồi dưỡng...

Xúc tiến du lịch trong xu thế mới: Xây dựng điểm đến thông minh,​ bản sắc, giàu trải nghiệm

Bước vào năm cuối cùng thực hiện mục tiêu đưa Bạc Liêu trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng, công tác xúc tiến du lịch (XTDL) được xác định có vai trò hết sức quan trọng, là khâu đi đầu trong việc kết nối điểm đến với du khách và nhà đầu tư. Chính vì vậy, Trung tâm XTDL tỉnh đã tích cực đổi mới hình thức truyền thông, kết hợp không gian truyền thống...

Đảng bộ Agribank Bạc Liêu: Một nhiệm kỳ đầy tự hào

Phải khẳng định rằng, Đại hội Đảng bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu (Agribank Bạc Liêu) lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 là sự kiện chính trị quan trọng được tổ chức vào thời điểm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Đại hội đại biểu Đảng bộ Agribank...

Báo chí cách mạng Bạc Liêu – Những chặng đường lịch sử vẻ vang

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng (BCCM) Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) là mốc thời gian đặc biệt để những người làm báo cả nước cùng nhìn lại chặng đường vẻ vang, đáng tự hào. Tọa đàm với chủ đề: “BCCM Bạc Liêu - Những chặng đường lịch sử vẻ vang” (do Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Sở VH-TT&DL, Liên hiệp các Hội Văn học -...

Cùng tác giả

Báo và Đài PT-TH Bạc Liêu:​ Trao 3 căn nhà tình thương cho hộ khó khăn xã Vĩnh Trạch Đông

Chiều 22/5, Báo và Đài PT-TH Bạc Liêu phối hợp với UBND xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) tổ chức lễ trao nhà tình thương cho các hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn xã. Dự lễ có ông Lâm Hồ Sỹ - Tổng biên tập Báo và Đài PT-TH Bạc Liêu. Báo và Đài PT-TH Bạc Liêu cùng Ngân hàng BIDV chi nhánh Bạc Liêu trao nhà và quà cho hộ bà Lý Phương Duyên. Đơn vị...

Đẩy mạnh bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao nhận thức và năng lực về bình đẳng giới (BĐG) trong cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS), Sở Dân tộc và Tôn giáo đã triển khai 4 lớp tập huấn từ ngày 20 - 23/5, thuộc Đề án “Hỗ trợ hoạt động BĐG vùng DTTS tỉnh Bạc Liêu” năm 2025. Lớp tập huấn về bình đẳng giới trong vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu. Các lớp tập huấn tập trung vào việc bồi dưỡng...

Xúc tiến du lịch trong xu thế mới: Xây dựng điểm đến thông minh,​ bản sắc, giàu trải nghiệm

Bước vào năm cuối cùng thực hiện mục tiêu đưa Bạc Liêu trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng, công tác xúc tiến du lịch (XTDL) được xác định có vai trò hết sức quan trọng, là khâu đi đầu trong việc kết nối điểm đến với du khách và nhà đầu tư. Chính vì vậy, Trung tâm XTDL tỉnh đã tích cực đổi mới hình thức truyền thông, kết hợp không gian truyền thống...

Đảng bộ Agribank Bạc Liêu: Một nhiệm kỳ đầy tự hào

Phải khẳng định rằng, Đại hội Đảng bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu (Agribank Bạc Liêu) lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 là sự kiện chính trị quan trọng được tổ chức vào thời điểm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Đại hội đại biểu Đảng bộ Agribank...

Báo chí cách mạng Bạc Liêu – Những chặng đường lịch sử vẻ vang

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng (BCCM) Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) là mốc thời gian đặc biệt để những người làm báo cả nước cùng nhìn lại chặng đường vẻ vang, đáng tự hào. Tọa đàm với chủ đề: “BCCM Bạc Liêu - Những chặng đường lịch sử vẻ vang” (do Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Sở VH-TT&DL, Liên hiệp các Hội Văn học -...

Cùng chuyên mục

Kích cầu du lịch hè 2025

Từ tháng 5, du lịch hè bắt đầu nhộn nhịp. Các điểm du lịch, lữ hành tại Cần Thơ giới thiệu nhiều chương trình sản phẩm, tour hè đa dạng để kích cầu, thu hút du khách. ...

Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025. Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh...

Phát huy giá trị lễ hội trong phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Thời gian qua, nhiều địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã phát huy giá trị lễ hội trong phát triển du lịch, tạo ra nhiều sự kiện đặc sắc thu hút du khách. ...

Bạc Liêu dốc sức phát triển trụ cột du lịch

Nhiều năm liền là địa phương dẫn đầu về số điểm du lịch tiêu biểu cấp vùng, du lịch Bạc Liêu bước vào năm 2025 với mục tiêu hiện thực hóa khát vọng trở thành một trong những trung tâm du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long. Và mục tiêu lớn này được UBND tỉnh cụ thể bằng Chương trình hành động,...

Khai mạc Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ

Chiều 18/02, Bạc Liêu đã khai mạc Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ kết hợp hội chợ xúc tiến du lịch, thương mại, sản phẩm OCOP, TP Bạc Liêu năm 2025. Nhằm giới thiệu, quảng...

Liên kết để phát triển du lịch bền vững

Dù sở hữu nhiều tiềm năng, thế mạnh nhưng tài nguyên du lịch Đồng bằng sông Cửu Long chưa thật sự được phát huy để thu hút đông đảo du khách do thiếu sự liên kết giữa các địa phương và với các vùng khác trong cả nước. Khu du lịch Điện gió Hòa Bình 1 thuộc xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) thu hút khách tới tham quan, du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long sở hữu...

Bạc Liêu hưởng lợi từ phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu

Khi phim Công tử Bạc Liêu trình làng, quê hương của Dạ cổ hoài lang được nhiều người biết đến, mở ra cơ hội vàng cho du lịch địa phương. Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng tiềm năng du lịch Bạc Liêu còn rất lớn. Ảnh: Nhật Hồ Ngày 16.12, Sở Văn hoá Thể thao du lịch tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo “Nâng cao chuỗi giá trị trong phát triển du lịch nông thôn tỉnh Bạc Liêu”. Dù...

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long

Trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ngày 30/11, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam có Phó Cục trưởng Nguyễn Lê Phúc đã tham dự và phát biểu tại Toạ đàm Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh - Đồng bằng...

Xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Bắc Bộ

Ngày 21/11 tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch ĐBSCL với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Bắc Bộ. ...

Bình chọn điểm đến du lịch hấp dẫn của TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 17/9, chương trình bình chọn "Điểm đến du lịch hấp dẫn TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long" chính thức khởi động với 126 điểm đến du lịch của 14 địa phương tham gia. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất