Powered by Techcity

Phát huy giá trị lễ hội trong phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long


Thời gian qua, nhiều địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã phát huy giá trị lễ hội trong phát triển du lịch, tạo ra nhiều sự kiện đặc sắc thu hút du khách.

Lễ hội được xem là một tài nguyên đặc biệt khi góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế, đồng thời giới thiệu và quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của các địa phương, vùng miền đến với du khách trong nước và quốc tế. Thời gian qua, nhiều địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã phát huy giá trị lễ hội trong phát triển du lịch, tạo ra nhiều sự kiện đặc sắc thu hút du khách.

Tiềm năng du lịch lễ hội vùng ĐBSCL

ĐBSCL hiện có hơn 1.230 lễ hội, trong đó lễ hội dân gian, truyền thống chiếm gần 70%. ĐBSCL là khu vực cư trú của các dân tộc, như Kinh, Hoa, Chăm, Khmer cùng cộng cư, có sự đa dạng bản sắc văn hóa vùng sông nước. Theo đó, các lễ hội tại đây nổi bật với loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, hội tụ các hình thức văn học, nghệ thuật biểu diễn, tôn giáo, phong tục và tín ngưỡng. Ở ĐBSCL, lễ hội là dịp để trình diễn, giới thiệu với du khách gần xa những giá trị văn hóa độc đáo của vùng về phong tục tập quán, các hình thức giải trí, ẩm thực dân gian… gắn liền quá trình hình thành vùng đất, thích ứng với thời đại. Các lễ hội không chỉ tôn vinh các bậc tiền nhân đã khai hoang mở cõi, mà còn nhắc nhở mọi người về trách nhiệm giữ gìn, xây dựng quan hệ tốt đẹp với người thân trong gia đình, làng xóm, cộng đồng nơi mình sinh sống, góp phần hình thành nên tính cách và văn hóa ứng xử  đặc trưng của con người vùng ĐBSCL. Đó là hào sảng, chân thành, nhân nghĩa, mến khách, đoàn kết vượt qua khó khăn, thích ứng và sống chan hòa với thiên nhiên.

Phát huy giá trị lễ hội trong phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Du khách tham quan tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2024

Tại ĐBSCL có nhiều lễ hội truyền thống được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, như Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (An Giang), Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực (Kiên Giang), Lễ hội Nghinh Ông (Cà Mau), Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy (Cần Thơ)… Đặc biệt, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Các lễ hội này đều mang bản sắc văn hóa độc đáo của địa phương, hằng năm thu hút đông đảo du khách đến tham gia. Bên cạnh đó, ĐBSCL còn có những lễ hội đậm dấu văn hóa của các dân tộc sinh sống trong vùng, như Lễ hội Ok-Om-Bok, Lễ hội đua bò Bảy Núi của đồng bào dân tộc Khmer; Lễ Ramadan, Lễ hội Roya Haji của đồng bào Chăm; Lễ cúng Bà Thiên Hậu của người Hoa… đều tạo nên sức hút riêng với du khách gần xa.

Phát huy giá trị tiềm năng và sáng tạo các lễ hội để phát triển du lịch

Bên cạnh các giá trị lễ hội truyền thống sẵn có, các tỉnh, thành tại ĐBSCL cũng sáng tạo các sự kiện, lễ hội dựa trên tài nguyên văn hóa bản địa, phát huy thế mạnh về kinh tế, văn hóa địa phương, thúc đẩy du lịch phát triển. Cụ thể, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ (Cần Thơ), Lễ hội Dừa Bến Tre (Bến Tre), Festival Quốc tế ngành hàng Lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang (Hậu Giang), Festival Gạch gốm đỏ – Kinh tế xanh (Vĩnh Long), Festival Hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp), Festival nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu.

Nhiều lễ hội dần trở thành sự kiện thường niên đặc trưng của địa phương, tạo sức hút về du lịch. Đơn cử như Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ tính đến nay đã có 11 lần tổ chức và đang chuẩn bị kỳ thứ 12 (dự kiến diễn ra từ ngày 04 đến 08/4/2025). Lễ hội không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ mà còn là sự kiện thu hút du khách.

Sau thành công của Festival Hoa kiểng Sa Đéc lần thứ 1, Đồng Tháp cũng đang chuẩn bị cho lễ hội lần thứ 2, dự kiến diễn ra từ 27/12/2025 đến 04/01/2026. Còn Festival nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu cũng tạo nên dấu ấn đầy ấn tượng về đặc sản muối và du lịch Bạc Liêu. 

Lễ hội là nền tảng để hình thành các sản phẩm du lịch đặc sắc, nhất là du lịch chuyên đề. Trong đó nổi bật có các chuyên đề khám phá về di sản văn hóa, lịch sử, nông nghiệp, nghề truyền thống, ẩm thực… Lễ hội nên được quan tâm đầu tư không chỉ về mặt quy mô mà còn chất lượng. Sản phẩm du lịch từ lễ hội được tổ chức tốt không chỉ góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mà còn đưa các địa phương trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách.

Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành kế hoạch “Bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương, khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch” với định hướng nâng cao đời sống văn hóa cho cộng đồng, đồng thời khơi dậy niềm tự hào dân tộc và ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa thông qua lễ hội truyền thống. Đây cũng là cách thu hút nguồn lực đầu tư từ nhà nước và xã hội, góp phần tạo đà cho phát triển du lịch bền vững. Trên cơ sở này, các địa phương ở ĐBSCL sẽ nghiên cứu và hệ thống lại các lễ hội để có những định hướng, quy hoạch phát triển phù hợp, phát huy giá trị lễ hội kết hợp du lịch bền vững.

Theo Báo Cần Thơ 



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị kết nối cung – cầu hàng hóa giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Ninh Bình năm 2025

Ngày 8/5, tại Khách sạn Công tử Bạc Liêu đã diễn Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Ninh Bình năm 2025, do Sở Công thương Bạc Liêu và Sở Công thương Ninh Bình phối hợp tổ chức. Các đại biểu tham quan, tìm hiểu các sản phẩm OCOP. Đây là hội nghị được tổ chức 2 năm/lần luân phiên giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Ninh Bình. Năm nay, hội nghị thu...

Tem truy xuất nguồn gốc QR Code giúp minh bạch chất lượng sản phẩm

Với công nghệ ngày càng phát triển, QR Code và các ứng dụng quét mã trên sản phẩm ngày càng trở nên phổ biến hơn với người tiêu dùng địa phương. Là một trong những công cụ quan trọng giúp người mua hàng có đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng như các quyền lợi mua sắm của mình, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái. Lực lượng chức năng quét mã QR Code truy xuất nguồn gốc hàng hóa. ​Ảnh:...

Tập trung nhiều giải pháp cho tăng trưởng kinh tế

Nhìn trên tổng thể, tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời gian qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt kế hoạch đề ra. Với quyết tâm tăng trưởng cao, ngay từ đầu năm 2025, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành nhiều giải pháp nhằm thực hiện đạt mục tiêu phát triển kinh tế địa phương. NHIỀU CHỈ TIÊU GIẢM Ngay từ đầu năm 2025, Bạc Liêu đã xây dựng...

Thiêng liêng Tổ quốc​ trên biển

Tác giả: Hữu Thọ Thiết bị chụp: Máy ảnh Nikon D810 Đề tài: Cuộc sống Giữa biển cả mênh mông, những con tàu nhấp nhô theo con sóng đang bủa lưới đánh cá tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Vẻ đẹp đó càng được tô điểm khi nhiều con tàu được ngư dân thay lá cờ mới để mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cứ mỗi lá cờ được treo lên là...

Trao tặng 35 bồn chứa và máy lọc nước cho các hộ khó khăn huyện Đông Hải

Chiều 7/5, tại xã Long Điền (huyện Đông Hải), Báo Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Tân Á Đại Thành tổ chức chương trình trao tặng bồn chứa nước và máy lọc nước cho các hộ dân huyện Đông Hải. Theo đó, chương trình đã trao tặng 30 bồn chứa nước Plasman (dung tích 500 lít/bồn) và 5 máy lọc nước R.O, tổng trị giá 100 triệu đồng cho 30 hộ khó khăn thuộc các xã...

Cùng tác giả

Hội nghị kết nối cung – cầu hàng hóa giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Ninh Bình năm 2025

Ngày 8/5, tại Khách sạn Công tử Bạc Liêu đã diễn Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Ninh Bình năm 2025, do Sở Công thương Bạc Liêu và Sở Công thương Ninh Bình phối hợp tổ chức. Các đại biểu tham quan, tìm hiểu các sản phẩm OCOP. Đây là hội nghị được tổ chức 2 năm/lần luân phiên giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Ninh Bình. Năm nay, hội nghị thu...

Tem truy xuất nguồn gốc QR Code giúp minh bạch chất lượng sản phẩm

Với công nghệ ngày càng phát triển, QR Code và các ứng dụng quét mã trên sản phẩm ngày càng trở nên phổ biến hơn với người tiêu dùng địa phương. Là một trong những công cụ quan trọng giúp người mua hàng có đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng như các quyền lợi mua sắm của mình, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái. Lực lượng chức năng quét mã QR Code truy xuất nguồn gốc hàng hóa. ​Ảnh:...

Tập trung nhiều giải pháp cho tăng trưởng kinh tế

Nhìn trên tổng thể, tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời gian qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt kế hoạch đề ra. Với quyết tâm tăng trưởng cao, ngay từ đầu năm 2025, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành nhiều giải pháp nhằm thực hiện đạt mục tiêu phát triển kinh tế địa phương. NHIỀU CHỈ TIÊU GIẢM Ngay từ đầu năm 2025, Bạc Liêu đã xây dựng...

Thiêng liêng Tổ quốc​ trên biển

Tác giả: Hữu Thọ Thiết bị chụp: Máy ảnh Nikon D810 Đề tài: Cuộc sống Giữa biển cả mênh mông, những con tàu nhấp nhô theo con sóng đang bủa lưới đánh cá tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Vẻ đẹp đó càng được tô điểm khi nhiều con tàu được ngư dân thay lá cờ mới để mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cứ mỗi lá cờ được treo lên là...

Trao tặng 35 bồn chứa và máy lọc nước cho các hộ khó khăn huyện Đông Hải

Chiều 7/5, tại xã Long Điền (huyện Đông Hải), Báo Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Tân Á Đại Thành tổ chức chương trình trao tặng bồn chứa nước và máy lọc nước cho các hộ dân huyện Đông Hải. Theo đó, chương trình đã trao tặng 30 bồn chứa nước Plasman (dung tích 500 lít/bồn) và 5 máy lọc nước R.O, tổng trị giá 100 triệu đồng cho 30 hộ khó khăn thuộc các xã...

Cùng chuyên mục

Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025. Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh...

Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, hướng đến bền vững

Chương trình Liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ÐBSCL đã hình thành từ năm 2019. Hoạt động du lịch của 14 tỉnh, thành từ đó đã được đổi mới, lan tỏa và thu hút du khách. Nhiều sản phẩm mới được xây dựng, từng bước định vị thương hiệu du lịch vùng. ...

Bạc Liêu dốc sức phát triển trụ cột du lịch

Nhiều năm liền là địa phương dẫn đầu về số điểm du lịch tiêu biểu cấp vùng, du lịch Bạc Liêu bước vào năm 2025 với mục tiêu hiện thực hóa khát vọng trở thành một trong những trung tâm du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long. Và mục tiêu lớn này được UBND tỉnh cụ thể bằng Chương trình hành động,...

Khai mạc Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ

Chiều 18/02, Bạc Liêu đã khai mạc Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ kết hợp hội chợ xúc tiến du lịch, thương mại, sản phẩm OCOP, TP Bạc Liêu năm 2025. Nhằm giới thiệu, quảng...

Liên kết để phát triển du lịch bền vững

Dù sở hữu nhiều tiềm năng, thế mạnh nhưng tài nguyên du lịch Đồng bằng sông Cửu Long chưa thật sự được phát huy để thu hút đông đảo du khách do thiếu sự liên kết giữa các địa phương và với các vùng khác trong cả nước. Khu du lịch Điện gió Hòa Bình 1 thuộc xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) thu hút khách tới tham quan, du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long sở hữu...

Bạc Liêu hưởng lợi từ phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu

Khi phim Công tử Bạc Liêu trình làng, quê hương của Dạ cổ hoài lang được nhiều người biết đến, mở ra cơ hội vàng cho du lịch địa phương. Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng tiềm năng du lịch Bạc Liêu còn rất lớn. Ảnh: Nhật Hồ Ngày 16.12, Sở Văn hoá Thể thao du lịch tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo “Nâng cao chuỗi giá trị trong phát triển du lịch nông thôn tỉnh Bạc Liêu”. Dù...

Liên kết phát triển sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long

Trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ngày 30/11, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam có Phó Cục trưởng Nguyễn Lê Phúc đã tham dự và phát biểu tại Toạ đàm Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh - Đồng bằng...

Xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Bắc Bộ

Ngày 21/11 tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch ĐBSCL với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Bắc Bộ. ...

Bình chọn điểm đến du lịch hấp dẫn của TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 17/9, chương trình bình chọn "Điểm đến du lịch hấp dẫn TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long" chính thức khởi động với 126 điểm đến du lịch của 14 địa phương tham gia. ...

Định hướng phát triển du lịch đường thủy trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Tỉnh Hậu Giang có diện tích 1.608km2, gồm 08 đơn vị hành chính, trong đó có 5 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố (Tỉnh lỵ là thành phố Vị Thanh). Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long; phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu;...

Tin nổi bật

Tin mới nhất