Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bài thuốc quý từ cây ngải núi

Cứ vào tháng Ba, người dân vùng cao của huyện Hiệp Đức quê tôi vác cuốc lên những sườn núi để đào ngải. Bột ngải ngày xưa để chống đói, nhưng nay trở thành món ăn, thức uống giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, chống lại các bệnh về đại tràng, đường ruột, được người tiêu dùng ưa chuộng…

Báo Quảng NamBáo Quảng Nam22/05/2025

498677051_3110154355809487_7296944375281099444_n.jpg
Cây ngải mọc trong vườn nhà. Ảnh: C.T.V

Cây ngải có nơi gọi là ngải trắng, để phân biệt với cây ngải đen, có nơi đồng bào gọi là cây ngải tiên. Không chỉ là thức ăn, nước uống cứu đói khi giáp hạt đối với người dân vùng cao, loài cây này còn là phương thuốc quý.

Cây mọc khắp các bìa rừng, sườn đồi, dưới tán cây, bên bờ suối, thậm chí mọc cả trên đất sỏi, đá. Lá cây và củ của nó giống củ nghệ, củ gừng nhưng màu trắng. Từ tháng 3 đến cuối tháng 5, bà con bắt đầu thu hoạch củ ngải già, hàm lượng tinh bột cao. Sau thời gian trên chất lượng tinh bột thấp và ít giá trị hơn.

Ngày xưa chưa có dụng cụ để xay, người dân chọn những cây mây dài, ngồi hàng đêm để bào củ ra thành bột. Qua nhiều lần ngâm, lọc để bớt nhựa màu vàng, thì chúng cho ra bột màu trắng, đem phơi khô và để dùng quanh năm.

Củ ngải nhiều tinh bột, chỉ cần cạo rửa sạch, ngâm với nước vo gạo có thể hấp, luộc cùng với khoai, sắn để dùng thay cơm. Nõn, thân ngải thì xào để làm món ăn. Đau bụng đi ngoài thì sắc lá lấy nước uống để cải thiện bệnh...

498323842_3110152525809670_3228082435684924433_n.jpg
Củ ngài hàm lượng tinh bột cao. Ảnh: Q.Hà

Với tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng vùng đồi núi phù hợp trồng, phát triển cây ngải. Ngày nay, nhiều gia đình đã trồng xen canh loài cây này ở những bìa ruộng, rẫy, miễn nơi nào có đất, có chỗ bám là ở đó ngải mọc lên xanh tốt.

Chủ yếu bà con khai thác và chế biến bằng phương pháp thủ công, nên hiệu quả không cao. Hiện nay nhiều gia đình đầu tư máy móc để cho ra thành phẩm có giá trị tốt hơn.

Theo y học cổ truyền, ngải thuộc họ gừng, có vị cay, mùi thơm, tính ấm, thường được dùng chữa đau bụng, bụng đầy trướng, tiêu hóa kém, phong thấp, nhức mỏi gân xương, cảm sốt, chữa rắn cắn.

Trước đây, việc sử dụng ngải vào điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa được người dân áp dụng theo những kinh nghiệm dân gian.

Ngày nay, với y học hiện đại, các nhà khoa học nghiên cứu trong dịch chiết ngải có chứa hoạt chất diterpen coronarin, rất hiệu quả đối với những người có vấn đề về đường ruột, đại tràng, hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh như đau bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu…

Vì vậy, việc biến món quà thiên nhiên ban tặng trở thành món ăn, dược liệu quý hiếm cần phải xây dựng một số vùng sản xuất nguyên liệu và khai thác có hiệu quả loại dược liệu quý này.

Nguồn: https://baoquangnam.vn/bai-thuoc-quy-tu-cay-ngai-nui-3155273.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hà Giang - vẻ đẹp níu chân người
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm