Trang chủNewsThời sựBảo đảm nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia...

Bảo đảm nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy

(ĐCSVN) – Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến các chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến hết năm 2030 là trọng tâm, trọng điểm trong công tác phòng, chống ma túy.






 Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).

Sáng 3/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 (Chương trình).

Làm rõ cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nêu rõ, Chương trình nhằm tiếp nối và phát huy các thành tựu, kết quả đạt được của Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 – 2025 trên các mặt công tác lãnh đạo, chỉ đạo; tuyên truyền phòng ngừa; đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy; cai nghiện ma túy, quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy và quản lý sau cai. Bên cạnh đó, tập trung giải quyết, khắc phục những tồn tại, hạn chế và những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác phòng, chống ma túy, cần đầu tư công của quốc gia trên các lĩnh vực giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma túy.

Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước với đối tượng thụ hưởng bao gồm người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, người cai nghiện ma túy, người tham gia điều trị nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và người vi phạm pháp luật liên quan đến ma tuý thuộc diện được trợ giúp pháp lý; các tổ chức, cá nhân có liên quan thuộc các cơ quan: chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy; cai nghiện ma túy; điều trị nghiện ma túy và tham mưu, quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy; cộng đồng người dân Việt Nam, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày, Ủy ban cơ bản nhất trí với sự cần thiết trình Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma tuý đến năm 2030.

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm rà soát, đánh giá tính phù hợp của Chương trình với Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và hệ thống quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Đồng thời phân tích các mục tiêu cụ thể và đề ra giải pháp thực hiện phù hợp nhằm bảo đảm tính khả thi, đạt hiệu quả; phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, phân tích, đánh giá, làm rõ các nội dung, hoạt động của các Chương trình mục tiêu để đề xuất cơ chế lồng ghép chính sách, tích hợp nguồn lực các nội dung, hoạt động, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Bên cạnh đó, làm rõ hơn giải pháp bảo đảm nguồn lực đáp ứng mục tiêu, các chỉ tiêu đặt ra của Chương trình, cơ cấu vốn các dự án thành phần, cơ chế đặc thù phân bổ vốn phù hợp cho các địa phương khó khăn, chưa tự cân đối ngân sách và có tính chất phức tạp về ma tuý; việc ban hành cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình và giải pháp để thực hiện Chương trình…






Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN). 

Gọn đầu mối, tăng cường phân cấp

Trước những diễn biến của tội phạm ma túy và những hậu quả, hiểm họa khôn lường của ma túy liên quan đến sức khỏe, giống nòi, an ninh quốc gia, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về sự cần thiết của Chương trình, cơ bản thống nhất với dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây là chương trình hết sức quan trọng đối với đất nước, dân tộc. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến các chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến hết năm 2030 là trọng tâm, trọng điểm trong công tác phòng, chống ma túy.

“Thời gian qua đã có Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm; Ban chỉ đạo về phòng, chống HIV/AIDS; Ban chỉ đạo về phòng, chống mại dâm và đã thực hiện hết sức quyết liệt nhưng vì sao số lượng ma túy ngày càng tăng, người mua bán, sử dụng ma túy và đối tượng nhiễm HIV ngày càng tăng?”, Chủ tịch Quốc hội băn khoăn.

Thực tiễn cho thấy, nhiều lần tại diễn đàn Quốc hội, các đại biểu Quốc hội bày tỏ sự quan tâm đến công tác phòng, chống ma túy. Mặc dù được đầu tư nhiều ngân sách để công tác phòng, chống ma túy đạt được hiệu quả nhưng thời gian qua ma túy thật sự là hiểm họa, gây tác hại đến nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội, sức khỏe con người. Nêu thực tế này, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, công tác phòng là chính, Chương trình được đưa ra lần này nhằm đáp ứng mong đợi của cử tri và nhân dân, niềm tin của các gia đình.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cân nhắc các chỉ tiêu của Chương trình, đề ra thì phải thực hiện được, liệu một số chỉ tiêu có quá cao hay không, chẳng hạn như phấn đấu 100% các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, điểm nguy cơ, đối tượng bán lẻ về ma túy phấn đấu được phát hiện, triệt phá. Đồng thời đề nghị làm rõ việc bố trí nguồn vốn đã đủ cho công tác phòng, chống ma túy hay chưa, cân đối các nguồn vốn để bảo đảm Chương trình được thực hiện hiệu quả, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư vì đây là chương trình hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, trong báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư có đề cập sự cần thiết ban hành cơ chế đặc thù; vậy nội dung cơ chế đặc thù thực hiện cụ thể như thế nào?

Chủ tịch Quốc hội đề nghị rà soát xem Chương trình này có trùng lắp phạm vi, đối tượng, nội dung với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; gần đây là Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa hay không. Bài học trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về cơ chế phối hợp, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm các cơ quan trong chương trình, trách nhiệm phối hợp của các bộ, ngành liên quan, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ để giải quyết thấu đáo, đảm bảo gọn đầu mối, giảm số lượng văn bản hướng dẫn, tăng cường phân cấp, phân quyền.

Đánh giá hồ sơ Chương trình đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến tại phiên họp hôm nay để hoàn chỉnh Chương trình và dự thảo Nghị quyết; đồng thời lưu ý trong Tờ trình của Chính phủ bổ sung thêm nội dung về Luật Phòng, chống ma túy đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV. Trong đó, Chính phủ cần đánh giá việc triển khai Luật đến nay như thế nào; rà soát xem các văn bản dưới luật như thông tư, nghị định để triển khai Luật đã đầy đủ chưa. Đây là vấn đề quan trọng, cốt lõi để xây dựng Chương trình tuy nhiên trong Tờ trình của Chính phủ chưa đề cập đến nội dung này, vì thế cần bổ sung thêm.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, muốn không có tệ nạn ma túy thì gia đình, nhà trường, xã hội phải cùng vào cuộc; trong đó cái gốc là tại gia đình, gia đình phải quản lý con em mình; nhà trường quản lý học sinh, sinh viên; xã hội có các biện pháp để ngăn chặn.

“Hiện nay, giáo dục, tuyên truyền, vận động là giải pháp căn bản. Làm thế nào để toàn dân tham gia phòng, chống ma túy bằng ý thức tự giác để cùng lực lượng chức năng tố giác, phát hiện; đồng thời cần khen thưởng kịp thời cá nhân”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Chính phủ rà soát để đảm bảo nguồn lực thực hiện. Việt Nam không chỉ là nơi trung chuyển mà nguy cơ trở thành là địa điểm sản xuất, phân phối ma túy quốc tế. Để không xảy ra tình trạng này, nguồn lực như thế này đã đảm bảo hay chưa. Bộ Công an phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan cần giải trình và tính toán kỹ hơn về vấn đề này.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, nguồn vốn đầu tư của Chương trình trong 5 năm là không nhiều, do đó, cần tập trung dành cho những nhiệm vụ trọng tâm. Trước mắt, trong năm 2025 cần bố trí một nguồn vốn nhất định và dành thời gian rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp quy, những văn bản liên quan khác để vừa phòng, chống, giảm cung cầu và giảm tác hại của ma túy./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/bao-dam-nguon-luc-thuc-hien-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-phong-chong-ma-tuy-682196.html

Cùng chủ đề

Ái nữ nhà Chủ tịch PNJ dự chi gần 390 tỷ đồng mua cổ phiếu

Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 18/12/2024 đến 16/1/2025 thông qua phương thức thỏa thuận/khớp lệnh. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 18/12/2024 đến 16/1/2025 thông qua phương thức thỏa thuận/khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, bà Thảo sẽ sở hữu 3,51%/vốn điều lệ PNJ Bà Trần Phương Ngọc Thảo - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần...

Trường đại học FPT công bố bốn phương thức tuyển sinh năm 2025

Để giảm áp lực, đồng thời tăng cơ hội chọn ngành phù hợp và được học trong môi trường đại học quốc tế tại sân nhà cho 2K7, năm 2025 Trường đại học FPT công bố bốn phương thức tuyển sinh. ...

Tháng khuyến mại tập trung quốc gia: giảm giá tới 100%

Bộ Công Thương phát động chương trình 'Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024', diễn ra từ ngày 2/12 đến hết ngày 31-12-2024. Bộ Công Thương phát động chương trình "Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024" ngày 2-12 - Ảnh: Q.T. Chương trình "Khuyến mại tập trung quốc gia 2024" được tổ chức đồng thời trên cả nước với sự tham dự của các địa phương, hiệp hội ngành hàng và...

Tập trung rà soát, tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, cơ chế, chính sách, huy động tối đa các nguồn...

(MPI) - Tại Nghị quyết số 233/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2024, Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao khẩn trương ban hành kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thi hành kịp thời, có hiệu quả các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (rút ngắn thời gian...

Chuyển đổi 6.000 tàu cá ven bờ sang nghề cá giải trí, nuôi trồng thủy sản

Từ nay đến năm 2030, ngành thủy sản đạt mục tiêu cắt giảm, chuyển đổi khoảng 6.000 tàu cá hoạt động ven bờ sang nghề nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí. Không có hạt nhân thì không thể nhân rộng được mô...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần Thơ – trụ cột xuất khẩu, du lịch và phát triển bền vững

(ĐCSVN) – Cần Thơ, thành phố lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), không chỉ là trung tâm kinh tế và văn hóa sôi động mà còn là đầu mối quan trọng trong xuất khẩu cá da trơn basa và lúa gạo, đồng thời nổi bật với du lịch đặc thù qua chợ nổi, biểu tượng độc đáo của văn hóa sông nước miền Tây. ...

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

(ĐCSVN ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Công an Thừa Thiên Huế ra quân bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán 2025

(ĐCSVN) - Sáng ngày 13/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ ra quân mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Buổi lễ huy động hơn 1000 cán bộ chiến sĩ, thành viên thuộc các lực lượng Công an (Công an tỉnh và Tiểu đoàn CSCĐ BCA), Quân sự, Biên phòng, Viện Kiểm sát, Thuế, Hải quan, Thanh tra...

Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa bền vững

(ĐCSVN) - Diễn đàn đặt mục tiêu thúc đẩy kết nối giữa các bên trong chuỗi giá trị dừa, từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX và nông dân nắm bắt các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm. Đồng thời hướng tới tăng cường hợp tác, minh bạch thông tin và phát triển bền vững ngành dừa Việt Nam. Ngày 13/12, thực hiện nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ...

ECB cắt giảm lãi suất lần thứ 4 trong năm 2024

(ĐCSVN) - Ngày 12/12, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,25% và tiếp tục để ngỏ khả năng nới lỏng hơn nữa vào năm 2025 nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn do bất ổn địa chính trị trong khu vực và nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại mới với Mỹ. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Dự báo thời tiết 13/12/2024: Nhiệt độ hạ thấp, ban đêm Hà Nội xuống tới 10 độ

Dự báo thời tiết 13/12/2024: Không khí lạnh tăng cường khiến miền Bắc chìm trong giá rét, nhiệt độ nhiều nơi giảm sâu. Trong khi đó, miền Trung tiếp tục hứng chịu mưa lớn, có nơi mưa rất to, tiềm ẩn nguy cơ lũ lụt. Ngày 13/12, không khí lạnh tăng cường mang theo cái rét buốt cắt da cắt thịt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh...

Cùng chuyên mục

Bình Phước công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kinhtedothi- UBND tỉnh Bình Phước sẽ tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 14/12. Đây là cột mốc quan trọng giúp Bình Phước khai thác lợi thế địa lý, phát triển bền vững với mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt...

Dự báo thời tiết 14/12/2024: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét đậm

Dự báo thời tiết 14/12/2024, không khí lạnh mạnh tràn xuống, miền Bắc bước vào đợt rét đậm, rét hại diện rộng với nhiệt độ có nơi xuống dưới 5 độ. Các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở...

Cảng Cam Ranh đón du thuyền sang trọng 4.700 khách

(NLĐO)- Du thuyền quốc tế Spectrum of the Seas đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh, đưa hơn 4.700 du khách tham quan Nha Trang- Khánh Hòa ...

Khối doanh nghiệp Hà Nội vượt thách thức, giữ vững hiệu quả sản xuất kinh doanh

Khối doanh nghiệp Hà Nội đã nỗ lực phát huy thế mạnh, nguồn lực để giữ vững ổn định doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chiều 13/12, tại Viện Nghiên cứu Cơ khí, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025. ...

Nghệ An: “Định vị” hướng đột phá để giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Ơ Đu

Từ dữ liệu trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội năm 2019, những năm qua, tỉnh Nghệ An tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc Ơ Đu khởi sự kinh doanh, từng bước hòa nhập với kinh tế thị trường. Đây là hướng đột phá để giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Ơ Đu cần được quan tâm triển khai trong thời gian tới.So với số liệu cuộc điều...

Mới nhất

Cảnh báo nguy cơ sởi diễn biến nặng ở người lớn

Bệnh sởi thường được biết đến là bệnh của trẻ em, nhưng gần đây, số ca mắc sởi nặng ở người lớn cũng ngày càng gia tăng. Tin mới y tế ngày 12/12: Cảnh báo nguy cơ sởi diễn biến nặng ở người lớnBệnh sởi thường được biết đến là bệnh của trẻ em, nhưng gần đây, số ca mắc...

Chuyển đổi nghề, tạo sinh kế để hạn chế đánh bắt thủy sản kiểu tận diệt, một HTX ở Bến Tre thu 65 tỷ...

Thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản và Đề án chuyển đổi ngành thủy sản, nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao, trong đó,...

Vikki thu hút trải nghiệm số khác biệt tại Flavor x HOZO Festival 2024

Trong 3 ngày 13-15/12, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ diễn ra sự kiện Flavor x HOZO Festival 2024. Ngân hàng số Vikki đang có mặt tại đây với khu vực trải nghiệm đầy tính nghệ thuật và công nghệ hiện đại.Ngoài ra, một số dịch vụ khác cũng rất được quan tâm như VikkiSafe - nơi bạn...

Dự báo thời tiết 14/12/2024: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét đậm

Dự báo thời tiết 14/12/2024, không khí lạnh mạnh tràn xuống, miền Bắc bước vào đợt rét đậm, rét hại diện rộng với nhiệt độ có nơi xuống dưới 5 độ. Các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông. Theo Trung tâm Dự báo khí...

200 người cùng làm kim chi Hàn Quốc tại Đà Lạt

(NLĐO) - Đây là một trong những hoạt động thuộc chương trình Ngày Văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt, hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt lần...

Mới nhất