Trang chủNewsThời sựBảo vệ nguồn nước, nguồn sinh thủy để phục vụ cho cuộc...

Bảo vệ nguồn nước, nguồn sinh thủy để phục vụ cho cuộc sống của người dân


Toàn cảnh phiên họp

Theo Tờ trình của Chính phủ, qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Mục tiêu của dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả trung ương và địa phương khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật.

Bên cạnh đó, Luật sẽ hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất về cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành, chi phí đầu tư của nhà nước; giảm điều kiện kinh doanh cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời, sẽ chuyển dần từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng công cụ kinh tế thông qua các chính sách về: giá nước, thuế, phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; đẩy mạnh xã hội hoá…

Các đại biểu tại phiên họp

Qua thảo luận tại Tổ, các đại biểu Quốc hội cơ bản thống nhất với sự cần thiết của dự án luật, đánh giá hồ sơ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được chuẩn bị công phu, lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng chịu tác động, các cơ quan quản lý có liên quan; tham khảo pháp luật và kinh nghiệm quốc tế trong quản lý tài nguyên nước; tiếp thu nghiêm túc nhiều ý kiến thẩm tra, góp ý.  Các đại biểu cho rằng, các quy định trong dự thảo Luật cơ bản đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và bảo đảm tính khả thi.

Theo đại biểu Quốc hội Văn Thị Bạch Tuyết, việc xây dựng dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) là cần thiết để góp phần đảm bảo các quy định phù hợp với thực tế, giúp bảo vệ nguồn nước, nguồn sinh thủy để phục vụ cho cuộc sống của người dân; quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm cũng như các chế tài xử lý các hành vi vi phạm để làm cơ sở cho việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và bảo vệ được nguồn tài nguyên nước…

Đi vào nội dung cụ thể, đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết bày tỏ băn khoăn với việc sử dụng cụm từ “số lượng và chất lượng nước” trong dự thảo Luật. Theo đại biểu, mặc dù Luật hiện hành cũng quy định sử dụng cụm từ “số lượng và chất lượng nước”, tuy nhiên đại biểu cho rằng, nước không đếm được số lượng vì vậy nên thay bằng cụm từ “khối lượng và chất lượng” sẽ phù hợp hơn.

Đại biểu Quốc hội Văn Thị Bạch Tuyết

Đại biểu nhấn mạnh, cụm từ “nguồn sinh thủy” cũng được sử dụng rất nhiều trong dự thảo Luật mới và cả ở Luật hiện hành. Tuy nhiên, cụm từ này này lại không được giải thích ở phần giải thích từ ngữ. Đại biểu cho rằng, những cụm từ chuyên ngành như thế này cần phải được giải thích rõ để người dân hiểu được và có thể thực hiện tốt.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng bày tỏ thống nhất cao với việc bổ sung về các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia với các nội dung được quy định như dự thảo. Bởi việc có được hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu này sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước của chúng ta tốt hơn, chính quyền các cấp sẽ có các giải pháp bảo vệ được nguồn tài nguyên nước cũng như khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước hơn.

Về các hành vi bị nghiêm cấm, dự thảo Luật có quy định là các hành vi sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hóa chất khi sử dụng làm ô nhiễm môi trường và làm ô nhiễm nguồn nước. Về nội dung này, nhiều ý kiến băn khoăn về việc những cá nhân hoặc tổ chức sản xuất các loại thuốc phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y…khi sử dụng cũng gây ô nhiễm nguồn nước dự thảo Luật có xử họ không, có nằm trong quy định hành vi bị nghiêm cấm không? Các đại biểu cho rằng, nên chăng trong chính sách liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước cũng quy định luôn theo hướng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất các sản phảm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, cái loại phân bón sử dụng trong nông nghiệp hoặc làm thức ăn cho các loại động vật hay thủy sản cần đảm bảo loại sản phẩm đó khi thải ra môi trường sẽ ít độc hại nhất hoặc không gây hại cho nguồn nước.

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa

Phát biểu ý kiến về dự thảo Luật này, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cho rằng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật cần bổ sung một ý, đó là: tất cả những hành vi, hoạt động sử dụng, khai thác, tác động vào tài nguyên nước thuộc quyền và lợi ích hợp pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không được điều chỉnh bởi các Luật khác thì sẽ được điều chỉnh bởi Luật này. Bên cạnh đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng đề nghị cần có định nghĩa rõ tài nguyên nước nước là gì theo Luật này chứ không phải theo khoa học hay y học…  

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, một trong những điểm gây ô nhiễm, tác động lớn vào tài nguyên nước đó là “nhiễm phóng xạ”. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật chưa thấy đề cập đến cụm từ này mà chỉ thấy quy định về chất thải, rác thải… Lấy ví dụ về thảm họa động đất, sóng thần và sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011 và để lại những hậu quả thảm khốc mà Nhật Bản cần nhiều năm để khắc phục, đại biểu cho rằng, đây là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm và cần quy định cụ thể vào trong dự thảo Luật.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu cũng đề nghị bên cạnh việc quy định những hành vi quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cần quy định cả những hành vi tác động vào tài nguyên nước cho đầy đủ; quy định cụ thể cơ chế, công cụ nào để kiểm soát nguồn nước đầu nguồn; quy định chế tài đối với các hành vi khai thác nước ngầm mà không được cấp phép bởi đây là một nguồn nước quan trọng trong tài nguyên nước để sử dụng, phục vụ cho việc sinh hoạt của người dân; đồng thời rà soát lại kỹ thuật lập pháp để đảm bảo tính thống nhất…

Một số hình ảnh tại phiên họp:

Các đại biểu Quốc hội cơ bản thống nhất với sự cần thiết của dự án Luật

Các đại biểu đánh giá hồ sơ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được chuẩn bị công phu, lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng chịu tác động, các cơ quan quản lý có liên quan

Các đại biểu cho rằng, các quy định trong dự thảo Luật cơ bản đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và bảo đảm tính khả thi

Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, trong chính sách liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước cần quy định đối với các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất các sản phảm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, cái loại phân bón sử dụng trong nông nghiệp… cần đảm bảo loại sản phẩm đó khi thải ra môi trường sẽ ít độc hại nhất hoặc không gây hại cho nguồn nước

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu cũng đề nghị bên cạnh việc quy định những hành vi quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cần quy định cả những hành vi tác động vào tài nguyên nước cho đầy đủ

Bên cạnh đó, quy định cụ thể cơ chế, công cụ nào để kiểm soát nguồn nước đầu nguồn; quy định chế tài đối với các hành vi khai thác nước ngầm mà không được cấp phép



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ TN&MT công bố Quy hoạch tổng hợp các lưu vực sông Mã, sông Hương và sông Đồng Nai

Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 8/1/2024 phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch)....

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Thay đổi cách tiếp cận tài nguyên nước theo hướng thích ứng và chủ động

Đại biểu Châu Quỳnh Dao dẫn lời của chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: “Sứ mệnh quốc gia của đồng bằng sông Cửu Long rất quan trọng nhưng vì sao đến bây giờ người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn nghèo, thu nhập...

Ưu tiên trong quản lý, tách bạch trách nhiệm về khai thác, sử dụng nước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 26/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phú Quốc cần giải bài toán phát triển ‘nóng’, hướng tới phát triển nhanh, bền vững, sinh thái

Thủ tướng cho biết đây là lần thứ 3 ông tới khảo sát Phú Quốc, với mục tiêu nhằm góp phần tiếp tục phát huy những thành tựu, kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong phát triển Phú Quốc,...

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư

Chiều 29/3, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bình Định năm 2024. Tham dự hội nghị có Phó thủ tướng Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; đại...

Hoàn thiện Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2021/VPCP-CN ngày 28/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh (Đề án).Cụ...

Việt Nam nhất quán thực hiện các đường lối, chính sách

Thủ tướng nhấn mạnh, đây là những đường lối, chính sách xuyên suốt, bao trùm và Việt Nam nhất quán thực hiện các đường lối, chính sách này một cách ổn định, lâu dài, hiệu quả, bền vững dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản...

Thủ tướng tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Bà Carolyn Turk khẳng định WB sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình hiện thực hóa các mục tiêu phát triển nhất là trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, giảm phát thải carbon, chuyển đổi...

Bài đọc nhiều

Tòa nhà cao nhất thế giới thắp sáng quốc kỳ, chạy chữ ‘UAE ủng hộ Nga’

Theo TASS, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đã thắp sáng quốc kỳ Nga vào tối 23/3 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva ngày 22/3.Không chỉ thắp sáng cả tòa nhà bằng quốc kỳ Nga, tòa nhà Burj Khalifa còn chạy dòng chữ "UAE ủng hộ Nga" bằng tiếng Ả Rập và tiếng Anh. Hoạt động trên do...

Nổ cục nóng điều hòa, hai thợ sửa chữa đi cấp cứu

Theo thông tin ban đầu, sự việc xảy ra khoảng 11h trưa 21/4, tại khu vực Nam Đầm Vạc, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Vào thời gian trên, hai thợ sửa chữa điều hoà đang bơm ga vào cục nóng trên mái của ngôi nhà 1 tầng, bỗng nhiên phát ra tiếng nổ lớn kèm lửa bùng phát. Sau khi tiếng nổ lớn phát ra, mái tôn của ngôi nhà bị thủng, khiến 2 người bị thương nặng và...

Ngày 31/3/1954: Các đơn vị khẩn trương tổ chức trận địa phòng ngự, chuẩn bị đánh địch phản kích ban ngày

Bộ Chỉ huy Chiến dịch quyết định: Các đơn vị khẩn trương tổ chức trận địa phòng ngự trên các cao điểm C1, D1, E, chuẩn bị đánh địch phản kích ban ngày, quyết không để địch chiếm lại. Đại đoàn 308 sử dụng Trung đoàn 102 đưa sang phía đông, tiếp tục tiến công tiêu diệt A1 và phòng ngự tại C1. Đồng chí Vương Thừa Vũ chỉ huy trận đánh tại A1 và C1. Các trung đoàn 88,...

Vụ buôn lậu hơn 6.000kg vàng: Mang vàng khối qua cửa an ninh để lên máy bay

Như VietNamNet đã đưa tin, VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 24 bị can trong đường dây buôn lậu 6.150kg vàng 9999 về tội Buôn lậu. Trong số các bị can, Đặng Nam Trung thường xuyên đi lại giữa Hà Nội và TP.HCM giao tiền, nhận vàng mang ra Hà Nội theo phân công của bị can Đặng Thị Thanh Hằng. Khi làm thủ tục lên máy bay, Trung đi qua cửa VIP kiểm soát...

Thế hệ sinh năm 1981 đến 1996 sẽ giàu có nhất lịch sử?

Chịu ảnh hưởng của những cú sốc kinh tếGen Y (sinh năm 1981 đến 1996) từng bị coi là thế hệ không biết tích lũy tài sản, phung phí tiền vào những thú tiêu khiển của bản thân trong bối cảnh suy thoái tài chính. Tuy nhiên, họ vẫn được xác định là nhóm người sẽ sở hữu khối tài sản lớn hơn các thế hệ trước.Theo báo cáo tài sản năm 2024 của công ty tư vấn...

Cùng chuyên mục

Sắp vận hành hệ thống quản lý điều hành đô thị thông minh tại Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu - Hệ thống quản lý điều hành đô thị thông minh tại TP Vũng Tàu đang được tiến hành lắp đặt, đã đạt 98% tiến độ. Và dự kiến vận hành thử nghiệm trong tháng 4.2024. ...

MC Mai Ngọc VTV ly hôn chồng thiếu gia sau 17 năm gắn bó

Sáng 1/4, MC - BTV Mai Ngọc khiến khán giả bất ngờ khi chia sẻ kết thúc cuộc hôn nhân với chồng là doanh nhân Hoài Nam trên trang cá nhân. Nữ MC cho biết, cô cần lên tiếng một lần để giải đáp những thắc mắc của mọi người. Mai Ngọc khẳng định cô đã cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra thông báo này.MC - BTV Mai Ngọc cũng gửi lời cảm ơn đến những...

Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ C

   Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 01-02/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 35-45%. Nam Bộ và các nơi khác ở Bắc Bộ có nắng...

Quán cháo sườn ở Hà Nội gây sốt vì người bán hàng nói tiếng Anh ‘như gió’

(Dân trí) - Nam thanh niên niên đứng bán hàng ở một quầy cháo tại Hà Nội nhận được nhiều lời ngợi khen nhờ khả năng sử dụng từ vựng tiếng Anh khá tốt. Trong những ngày qua, một nữ du khách nước ngoài có tên Emma chia sẻ đoạn video lên trang cá nhân, thu hút hơn 2,2 triệu lượt xem. Video được cô gái quay tại một quán cháo ở Hà Nội. Nhưng điều khiến nhiều người quan tâm...

Mới nhất

Tưng bừng các hoạt động văn hóa, thể thao trước ngày khai Hội Giỗ Tổ Hùng Vương

Một trong các hoạt động nổi bật là Giải Marathon Đền Hùng Spirituality “Về nguồn” năm 2024, quy tụ 6.000 vận động viên trong cả nước tham gia, tranh tài ở 4 nội dung thi đấu.Nhiều trải nghiệm cho du khách dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng năm 2024Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc...

Tiến sĩ 32 tuổi sở hữu công ty trị giá 60.000 tỷ sau 9 tháng thành lập

Tháng 2/2024, công ty Moonshot AI gây chấn động sau khi hoàn thành vòng gọi vốn trị giá 1 tỷ USD (24.000 tỷ đồng) với các nhà đầu tư bao gồm Alibaba, Sequoia China, Xiaohongshu và Meituan… Đây là vòng gọi vốn lớn nhất từ trước đến nay đối với các công ty khởi nghiệp về công nghệ...

Vững vàng trước thử thách, kinh tế tiếp đà hồi phục

Kinh tế Việt Nam tiếp đà hồi phục, với tăng trưởng GDP quý I/2024 ước đạt 5,66%. Dù phía trước còn khó khăn, nhưng nếu biết nắm bắt thời cơ và nỗ lực, nền kinh tế có thể tiếp tục tăng tốc. Xuất nhập khẩu...

PNJ đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 6%, vốn điều lệ đạt 3.381 tỷ đồng

PNJ đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 6%, vốn điều lệ đạt 3.381 tỷ đồngCTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) công bố tài liệu chuẩn bị tổ chức đại hội cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 vào ngày 16/04 tới, với mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 2.089 tỷ đồng. ...

Mới nhất