Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bí thư Hà Nội: Sớm xây ba cầu vượt sông Hồng, Đuống trên vành đai 4

VnExpressVnExpress04/01/2024


Hà NộiĐể khai thác đường song hành vành đai 4 cuối năm 2025, phải sớm xây cầu Mễ Sở, Hồng Hà vượt sông Hồng và Hoài Thượng qua sông Đuống, theo Bí thư Hà Nội.

Ngày 4/1, ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội đã đi kiểm tra tình hình triển khai dự án trên địa bàn hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra hiện trường thi công vành đai 4 vùng thủ đô ngày 4/1. Ảnh: Hoàng Phong

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra hiện trường thi công vành đai 4 vùng Thủ đô, ngày 4/1. Ảnh: Hoàng Phong

Báo cáo đoàn kiểm tra, ông Nguyễn Chí Cường, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, cho hay đến nay Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên đã phê duyệt phương án và thu hồi hơn 1.300, đạt gần 94%. Trong đó, Hà Nội hoàn thành với tỷ lệ cao nhất, đạt 96,54% và cũng đã khởi công xây dựng 12/13 khu tái định cư.

Hưng Yên thu hồi đất đạt 85%, thi công xây dựng 5/11 khu tái định cư và 2/7 khu cải tạo mở rộng nghĩa trang. Bắc Ninh thu hồi đất gần 94%, thi công xây dựng 2/12 khu tái định cư, các khu còn lại dự kiến triển khai quý II/2024.

Phối cảnh cầu Hồng Hà vượt sông Hồng tạị khu vực gần chùa Gia Lễ, xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng. Nguồn: UBND TP Hà Nội

Phối cảnh cầu Hồng Hà vượt sông Hồng tại khu vực xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Nguồn: UBND TP Hà Nội

Với dự án đường song hành, đại diện ba tỉnh, thành đều cam kết tiến độ hoàn thành chậm nhất cuối năm 2025. Hà Nội phấn đấu khởi công dự án thành phần 3 (xây dựng đường cao tốc trên cao theo phương thức PPP) đầu quý IV/2024.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI), nếu phải đợi hoàn thành đường trên cao năm 2027 mới khai thác đường song hành thì sẽ lãng phí nguồn lực hạ tầng.

Trước vấn đề này, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, cần có cơ chế để sớm khởi công, hoàn thành ba cầu vượt sông Hồng và Đuống. "Những cầu này thuộc dự án thành phần 3, dự kiến hoàn thành năm 2017. Như vậy, nếu làm xong đường song hành mà cầu chưa thông thì cũng không thể khai thác ngay", ông Dũng nói, cho biết sẽ kiến nghị bộ ngành trung ương có hướng giải quyết sớm.

Phối cảnh cầu Mễ Sở cách trạm bơm Hồng Vân, huyện Thường Tín khoảng 600 m về phía hạ lưu. Ở huyện Văn Giang (Hưng Yên), đường dẫn lên cầu chạy qua các xã Mễ Sở, Thắng Lợi và cạnh đường dây điện 500KV. Nguồn: UBND TP Hà Nội

Phối cảnh cầu Mễ Sở, đầu cầu phía Hà Nội thuộc khu vực trạm bơm xã Hồng Vân, huyện Thường Tín. Bên phía Hưng Yên, cầu nằm ở xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang. Nguồn: UBND TP Hà Nội

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các địa phương tập trung di dời xong các mộ trước ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão và các công trình hạ tầng trước ngày 30/6. Đối với di dời đất ở, nếu không xong kịp các khu tái định cư, có thể vận dụng phương án tạm cư.

Khó khăn lớn nhất là thiếu đất đắp phục vụ dự án ở hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, tuy nhiên đại diện các bộ cho hay có thể thay thế bằng cát đắp. Hà Nội đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát bổ sung các mỏ phía Đông, sát hai tỉnh để sẵn sàng hỗ trợ. "Tinh thần là phải chọn phương án rẻ nhất, tốt nhất, minh bạch nhất để làm" - Trưởng ban Chỉ đạo Dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô nói.

Phối cảnh cầu Hoài Thượng bắc qua sông Đuống ở Bắc Ninh. Cả ba cầu đều rộng cầu 24,5m để bố trí thêm 2 làn xe máy và xe thô sơ qua cầu tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân. Nguồn: UBND TP Hà Nội

Phối cảnh cầu Hoài Thượng bắc qua sông Đuống ở Bắc Ninh. Nguồn: UBND TP Hà Nội

Dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh, kết nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long, tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng. Dự án khởi động từ năm 2022, mục tiêu cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác năm 2027.

Hạng mục xây dựng ba cầu Mễ Sở, Hồng Hà và Hoài Thượng thuộc dự án thành phần 3 (xây dựng đường cao tốc trên cao theo hình thức PPP) dự kiến khởi công dịp 10/10/2024, hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2027. Dự án nghiên cứu tiền khả thi, ba cầu rộng 17,5 m (mặt cắt ngang) nhưng sau đó chốt lại 24,5 m để bố trí thêm hai làn xe máy và xe thô sơ, kết nối hai bờ sông tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.

Võ Hải



Source link

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng
Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Cảnh bình minh đỏ rực như lửa tại Ngũ Chỉ Sơn
10.000 món đồ cổ đưa bạn trở về Sài Gòn xưa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm