Tự hào phát triển xanh
Từ kết quả công bố của VCCI cho thấy, PGI 2024 của Hải Phòng giữ vị trí số một trên bảng xếp hạng tổng thể trong 63 tỉnh, thành phố nhờ thành tích vượt trội ở cả 4 chỉ số thành phần, với tổng điểm đạt 29/40 điểm. Xếp sau lần lượt là Vĩnh Long (28,16/40 điểm), Hà Nam (28,04/40 điểm), Bắc Ninh (27,78/40 điểm) và Bình Dương (27,64/40 điểm).
PGI là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng chất lượng quản trị môi trường địa phương dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác.
Chỉ số xanh cấp tỉnh tập hợp cảm nhận của doanh nghiệp và truyền tải “tiếng nói” của cả cộng đồng doanh nghiệp về chất lượng quản trị môi trường tới chính quyền các cấp. Một địa phương được coi là có chất lượng quản trị môi trường tốt khi có những nỗ lực phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; xây dựng và thực thi các quy định và biện pháp hợp lý để bảo đảm việc tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường mà không tạo thêm gánh nặng quá lớn cho doanh nghiệp.
Ngay khi doanh nghiệp đặt chân đến đầu tư, chính quyền địa phương đã hướng dẫn, phổ biến đầy đủ về các thực hành xanh và chú trọng mua sắm xanh cho doanh nghiệp. Cuối cùng, chính quyền địa phương khuyến khích “xanh hóa” mô hình sản xuất kinh doanh thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ cụ thể. Trên thang điểm 40, Chỉ số xanh cấp tỉnh đo lường các tiêu chí nêu trên thông qua 4 chỉ số thành phần được tạo thành từ 45 chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường và hiệu quả quản trị môi trường của các tỉnh, thành phố.
Bình Dương tự hào về chỉ số này vì sự chuyển mình, sự nỗ lực và sáng tạo của hệ thống chính trị, của doanh nghiệp, một hành trình đồng hành của doanh nghiệp cùng địa phương để thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh. Hơn nữa, Bình Dương luôn lấy doanh nghiệp làm trung tâm, hành động vì sự phát triển bền vững.
Quyết tâm, đồng lòng cho sự phát triển xanh
Do cách tính mới, năm 2024, PCI của tỉnh Bình Dương không nằm trong nhóm được xếp hạng nhưng qua báo cáo PCI cho thấy, Bình Dương có nhiều chỉ số thành phần nằm trong nhóm tốt của cả nước như: Chỉ số cơ sở hạ tầng hạng 7; Bình Dương là một trong 5 tỉnh, thành phố có cải thiện tốt nhất về chỉ số PGI; chỉ số thành phần gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch của Bình Dương đều tăng điểm so với năm 2023.
Nhìn lại cả hành trình phát triển của Bình Dương cho thấy, hàng năm, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch, giải pháp tập trung cải thiện mạnh các chỉ số thành phần có điểm số thấp và duy trì, phát huy các chỉ số thành phần có điểm số bằng, cao hơn điểm số trung bình cả nước. Bình Dương đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn tỉnh yên tâm sản xuất, kinh doanh.
Bình Dương đã ứng dụng công nghệ thông tin triệt để nhằm giải quyết thủ tục hành chính một cách nhanh chóng. Ngoài ra, tỉnh tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển kinh doanh; tăng cường phối hợp, nâng cao tính chủ động, hiệu quả trong quản lý điều hành, hướng dẫn, hỗ trợ hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Do cách tính mới, năm 2024, PCI của tỉnh Bình Dương không nằm trong nhóm được xếp hạng nhưng qua báo cáo PCI cho thấy, Bình Dương có nhiều chỉ số thành phần nằm trong nhóm tốt của cả nước như: Chỉ số cơ sở hạ tầng hạng 7; Bình Dương là một trong 5 tỉnh, thành phố có cải thiện tốt nhất về chỉ số PGI; chỉ số thành phần gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch của Bình Dương đều tăng điểm so với năm 2023. |
Bình Dương đã xây dựng được hệ thống quản trị đủ mạnh để các nhà hoạch định chính sách có thể ứng phó hiệu quả với lợi thế vùng, tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh và việc kiểm soát các hoạt động làm gia tăng ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Cụ thể, những năm qua, tỉnh Bình Dương đã quan tâm và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Bình Dương đã thực hiện gần 20 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp ngành về ứng phó biến đổi khí hậu, tài nguyên nước, năng lượng tái tạo, tái chế chất thải và bảo vệ môi trường.
Mặc dù ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, nhưng tỉnh Bình Dương ưu tiên tập trung phát triển công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, hạn chế đầu tư bên ngoài khu/cụm công nghiệp.
Bình Dương đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư tái chế, tái sử dụng chất thải, phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo; tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp Bình Dương có Kết quả PGI vượt trội, ghi nhận Bình Dương đang chuyển dịch tích cực theo xu hướng phát triển xanh, bền vững.
HỒ VĂN
Nguồn: https://baobinhduong.vn/binh-duong-dan-dau-khu-vuc-dong-nam-bo-ve-chi-so-xanh-cap-tinh-a347203.html
Bình luận (0)