Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bỏ tư duy “biên chế suốt đời”

Hai vấn đề đang được dư luận chú ý gần đây, đó là Chính phủ chính thức đề xuất đánh giá cán bộ, công chức theo hướng định lượng, dựa trên KPI (chỉ số đánh giá hiệu suất công việc); đồng thời, Bộ Nội vụ khẳng định cần “bỏ tấm vé biên chế suốt đời” để tạo cơ hội cho người tài gia nhập khu vực công.

Báo Vĩnh LongBáo Vĩnh Long16/05/2025

Hai vấn đề đang được dư luận chú ý gần đây, đó là Chính phủ chính thức đề xuất đánh giá cán bộ, công chức theo hướng định lượng, dựa trên KPI (chỉ số đánh giá hiệu suất công việc); đồng thời, Bộ Nội vụ khẳng định cần “bỏ tấm vé biên chế suốt đời” để tạo cơ hội cho người tài gia nhập khu vực công.

Nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi bộ máy nhà nước phải tinh gọn, hiệu quả, thích nghi nhanh với các biến động kinh tế- xã hội và công nghệ. Việc thay đổi tư duy đối với “biên chế suốt đời” và đưa KPI vào đánh giá là cơ hội để sàng lọc bộ máy, trọng dụng người tài giỏi, tạo ra động lực đổi mới trong khu vực công.

Đề xuất áp dụng chỉ số KPI cho cán bộ, công chức nhà nước, theo Bộ Nội vụ, việc đánh giá cán bộ sẽ chuyển từ định tính sang định lượng, căn cứ trên kết quả, sản phẩm cụ thể gắn với vị trí việc làm. Nói cách khác, ai làm tốt- được ghi nhận; ai làm dở- bị nhắc nhở, thậm chí bị cho thôi việc nếu tái diễn. Nhưng KPI chỉ là một công cụ, vấn đề cốt lõi vẫn là con người và văn hóa tổ chức. Do đó, phải thay đổi tư duy từ bên trong: cán bộ phải là người phục vụ xã hội, chịu trách nhiệm giải trình trước dân. Đánh giá không còn mang tính hình thức “tự phê, phê bình”, mà phải gắn với dữ liệu thực tiễn, có hậu kiểm, có kỷ luật rõ ràng.

Song song đó, hệ thống pháp luật cần được sửa đổi tương ứng. Như Bộ Nội vụ đã đề xuất, Luật Cán bộ, công chức cần bổ sung quy định về cơ chế sàng lọc, kỷ luật, cho thôi việc dựa trên kết quả đánh giá KPI. Đồng thời, phải đảm bảo quyền kháng nghị, minh bạch hóa quy trình đánh giá để tránh tình trạng lạm dụng quyền lực hoặc trù dập cá nhân không “vừa lòng cấp trên”. Bên cạnh, cần có cơ chế tuyển dụng và trọng dụng người tài minh bạch, cạnh tranh. Một khi cơ hội vào khu vực công không còn “dựa vào quan hệ, người quen”, mà dựa trên năng lực và kết quả thực hiện KPI, khi ấy mới thực sự mở đường cho lớp trẻ nhiệt huyết tham gia vào bộ máy quản trị quốc gia.

Việc bỏ tư duy “biên chế suốt đời” và áp dụng KPI trong đánh giá cán bộ, công chức không chỉ là một cải tiến kỹ thuật hành chính, mà là sự chuyển mình mang tính hệ thống, can thiệp sâu vào văn hóa công vụ và nền tảng tổ chức bộ máy nhà nước. Cần một thiết kế tổng thể, đồng bộ từ luật pháp đến công cụ kỹ thuật, từ nhận thức cán bộ đến kỳ vọng xã hội.

TRẦN PHƯỚC

Nguồn: https://baovinhlong.com.vn/thoi-su/thoi-su-goc-nhin/202505/bo-tu-duy-bien-che-suot-doi-8be09f5/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khám phá vùng savan ở Vườn quốc gia Núi Chúa
Khám phá Vũng Chua- ‘nóc nhà’ mây phủ của phố biển Quy Nhơn
Khám phá ruộng bậc thang Mù Cang Chải mùa nước đổ
Mê mệt với loài chim dụ dỗ bạn tình bằng thức ăn

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm