Trang chủDestinationsNinh Thuận'Bom hẹn giờ' đe dọa môi trường

‘Bom hẹn giờ’ đe dọa môi trường

Tất cả các loại nhựa, dù sử dụng một lần hay lâu hơn, đều góp phần làm tăng lượng nhựa vi mô và nano, từ đó tạo thành “quả bom hẹn giờ” để lại cho các thế hệ tương lai. Quả bom ô nhiễm này sẽ tự phát nổ nếu thế giới không hành động đủ mạnh ngay từ bây giờ.

Bảy năm sau Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21), Paris một lần nữa trở thành trung tâm của ngoại giao môi trường thế giới.

Hơn 1.000 đại biểu từ 175 quốc gia và 3.000 đại diện của các tổ chức phi chính phủ, giới công nghiệp và giới khoa học đã có mặt tại trụ sở UNESCO từ ngày 29/5-2/6 để thực hiện một sứ mệnh đầy tham vọng nhưng cũng rất cam go: đàm phán tiến tới một thỏa thuận đa phương có tính ràng buộc pháp lý về “chấm dứt ô nhiễm nhựa” vào cuối năm 2024. Đây được đánh giá là thỏa thuận toàn cầu quan trọng nhất kể từ sau Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.

Sau 5 ngày “gian khổ”, các nhà đàm phán cuối cùng cũng đã thông qua một nghị quyết tại phiên họp toàn thể kết thúc vào tối khuya 2/6, theo đó “Ủy ban đàm phán quốc tế (INC) đã yêu cầu Chủ tịch Ủy ban, với sự trợ giúp của ban thư ký, xây dựng một dự thảo phiên bản đầu tiên của hiệp ước quốc tế có tính ràng buộc về mặt pháp lý” ngay sau hội nghị này.

Rác thải nhựa tràn ngập tại Lahore, Pakistan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Theo nghị quyết, văn bản dự thảo sẽ được xem xét tại cuộc họp lần thứ ba của INC diễn ra ở Kenya vào tháng 11 tới. Sau đó, các vòng đàm phán tiếp theo sẽ diễn ra ở Canada vào tháng 4/2024 và kết thúc với một hiệp định chính thức ở Hàn Quốc vào cuối năm 2024.

Như vậy, khó có thể nói vòng đàm phán thứ hai về chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa toàn cầu tại Paris là thành công. Nhìn lại hội nghị, các nhà đàm phán chỉ có thể đi vào trọng tâm sau hai ngày đầu sa lầy vào vấn đề quy tắc thủ tục thông qua dự thảo hiệp định tương lai. Cho đến giờ chót, 175 quốc gia vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong vấn đề có nên áp dụng hình thức bỏ phiếu theo đa số hai phần ba hay không khi không tìm được sự đồng thuận.

Tuy nhiên, vẫn có những tiến bộ đáng khích lệ. Tuy không thể dẫn đến một văn bản quan trọng, nhưng ít nhất hội nghị này cũng giúp phân định các khác biệt và làm rõ những lập trường mà mỗi bên tham gia có thể sẵn sàng chấp nhận. Nó cũng đặt nền móng cho tiến trình xây dựng một văn bản dự thảo dự kiến kéo dài trong 6 tháng tới trước khi diễn ra vòng đàm phán thứ ba tại Kenya.

Điều đáng nói là lần này, “liên minh tham vọng cao” đã được củng cố thêm sức mạnh với sự góp mặt của 58 nước do Na Uy và Rwanda chủ trì, gồm các thành viên Liên minh châu Âu (EU), Canada, Mexico, Australia và Nhật Bản… Ngược lại, Paris cũng cho thấy sự hình thành của một khối các quốc gia làm chậm tiến độ của các cuộc thảo luận. Đó chính là khối dầu khí và sản xuất nhựa, trong số đó có Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil.

Hai khối có tầm nhìn khác biệt, thậm chí trái ngược nhau, về các giải pháp toàn cầu chống ô nhiễm rác thải nhựa, tạo thành hai phe đi theo hai khuynh hướng: phe của các nước muốn bảo vệ một hệ thống ràng buộc với đa số hai phần ba và phe của những nước đối lập muốn áp đặt quy tắc đồng thuận như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Hoặc phe của những quốc gia “sẵn sàng” muốn thế giới phải giảm sản xuất theo mô hình mới và phe của những nước “miễn cưỡng” chỉ muốn tái chế để giảm ô nhiễm nhựa.

Với những gì đã diễn ra, tiến trình đàm phán dường như vẫn đang ở giai đoạn sơ khởi, trong khi các vấn đề gai góc nhất liên quan đến kiểm soát sản xuất, tiêu thụ, sử dụng, tái chế và nghĩa vụ tài chính… vẫn đang chờ đợi ở 3 vòng còn lại. Đó sẽ là một cuộc chiến thực sự về quan điểm giữa các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học và cả những người vận động hành lang.

Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái Pháp Christophe Béchu cho rằng thách thức đặt ra cho các cuộc đàm phán tới đây là rất lớn và điều quan trọng nhất là phải đạt được một hiệp ước có tính ràng buộc, có trang bị đầy đủ các phương tiện thực thi và có thiết lập được một cơ quan chuyên môn về nhựa, giống như Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Và tất cả các nước, các nhà công nghiệp phải có nghĩa vụ thu hẹp sản xuất nhựa trước khi nghĩ tới giải pháp tăng cường tái chế.

Trên thực tế, không dễ để thuyết phục khối các nước sản xuất dầu khí và nhựa từ bỏ ý định “được thấy một văn bản hiệp ước có tham vọng chừng mực”. Dorothée Moisan, một nhà báo Pháp chuyên viết về các vấn đề môi trường, cho biết công nghiệp sản xuất nhựa có mối liên hệ mật thiết với công nghiệp dầu mỏ, khí đốt và than đá. Với doanh thu được đánh giá khoảng một nghìn tỷ USD mỗi năm, nhựa chính là “phao cứu sinh” của công nghiệp hóa dầu.

Thông thường một thùng dầu hiện nay có thể chiết xuất được khoảng 10% nhựa, nhưng thực tế đã có những công nghệ cho phép chiết xuất được 40% hoặc thậm chí 80%. Lợi nhuận từ nhựa khiến hầu hết các nhà sản xuất đều muốn tiếp tục xu hướng hiện tại, tức là tăng sản lượng đều đều mỗi năm, gấp đôi từ năm 2000 – 2019 và có thể sẽ tăng gấp ba vào năm 2060, bất kể khối lượng này sẽ nhấn chìm hành tinh trong rác thải nhựa.

Nếu phải thu hẹp sản xuất nhựa, các nước xuất dầu lửa như Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh, hoặc các nước sản xuất nhựa lớn như Trung Quốc, sẽ mất đi một nguồn thu rất lớn. Tháng 3 vừa qua, tập đoàn Saudi Aramco đã công bố khoản đầu tư 3,6 tỷ USD để phát triển một tổ hợp hóa dầu khổng lồ ở Trung Quốc. Cuối năm 2022, công ty này cũng đã ký với tập đoàn TotalEnergies của Pháp một thỏa thuận trị giá 11 tỷ USD để phát triển một dự án tương tự ở Saudi Arabia, trong đó có hai nhà máy sản xuất polyetylen, một vật liệu nhựa phổ biến nhất trên thế giới.

Theo ông Christophe Béchu, trung bình một cư dân trên hành tinh hiện nay sử dụng 60 kg nhựa mỗi năm và trong 50 năm qua, thế giới đã thải ra hơn 7 tỷ tấn nhựa. Chỉ riêng năm 2019, thế giới đã thải ra 353 triệu tấn rác nhựa, nặng bằng 35.000 tháp Eiffel, và 81% sản phẩm nhựa đã bị biến thành đồ phế thải chỉ sau chưa đầy một năm. Trong 20 năm qua, sản lượng nhựa hằng năm đã tăng hơn hai lần để đạt 460 triệu tấn và cứ đà này, khối lượng nhựa sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2060.

Nhựa gây ô nhiễm trong suốt vòng đời của nó, bởi khi “già” đi, chúng sẽ phân hủy thành nhựa vi mô và nano. Nhựa hoạt động rất khác so với tất cả các vật liệu khác mà con người đang sử dụng, bởi chúng không thể quay trở lại bất kỳ chu trình sinh địa hóa nào giúp ổn định hệ sinh thái trên Trái Đất. Tất cả các loại nhựa, dù sử dụng một lần hay lâu hơn, đều góp phần làm tăng lượng nhựa vi mô và nano, từ đó tạo thành quả bom hẹn giờ để lại cho các thế hệ tương lai. Quả bom ô nhiễm này sẽ tự phát nổ nếu thế giới không hành động đủ mạnh ngay từ bây giờ.

Theo TTXVN/Báo Tin tức



Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Bài đọc nhiều

Đối phó với tình trạng già hóa, Trung Quốc thúc đẩy hệ thống chăm sóc người cao tuổi

Trung Quốc vừa ban hành hướng dẫn cho tất cả các tỉnh xây dựng hệ thống chăm sóc người cao tuổi cơ bản trước năm 2025, trong một động thái mới nhất nhằm ngăn chặn khủng hoảng nhân khẩu học.

Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2023

Ngày 27/4/2023, đồng chí Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ký ban hành Kế hoạch số 1663/KH-UBND của UBND tỉnh triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2023

Gửi hàng đi Úc giá rẻ, bao thuế và miễn phí đóng gói

Quý Nam nhận gửi hàng đi Úc giá rẻ, hỗ trợ làm thủ tục từ A đến Z, miễn phí đóng gói và có thời gian nhận hàng nhanh chóng chỉ sau 3 - 5 ngày làm việc.

Đến với cảnh đẹp Phước Bình

Phước Bình là vùng cao của huyện Bác Ái cách trung tâm Tp. Phan Rang- Tháp Chàm khoảng 70 km theo hướng Tây Bắc. Nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách trải nghiệm, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nghiên cứu về động- thực vật quý hiếm, các cây có giá trị cao. Đến Vườn Quốc gia Phước Bình tham quan khu bò tót, tắm mát ở dòng suối Đá Bàn, ngắm suối Gia...

Nhộn dịp các điểm du lịch

Trong tiết trời mát mẻ của mùa Xuân, từ mùng 1 đến mùng 3 Tết Quý Mão 2023, tỉnh ta đã bắt đầu nhộn nhịp khách du lịch đến tham quan các khu du lịch nổi tiếng. Phóng viên Báo Ninh Thuận ghi nhận một số hình ảnh tại các điểm du lịch.Di tích Quốc gia đặc biệt Tháp Po Klong Garai thu hút khách du lịch ngoài tỉnh dịpTết nguyên đán Quý Mão 2023.Tuyến đường di chuyển...

Cùng chuyên mục

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Mới nhất

Giá CNY tại các ngân hàng tăng nhẹ

Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay Tỷ giá Nhân dân tệ (CNY) hôm nay 29/3/2024, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) so sánh với tỷ giá CNY cùng thời điểm vào sáng qua, tỷ giá Nhân dân tệ tại ngân hàng này tăng giá cả 2 chiều giao dịch. Giá Nhân...

Giá vàng hôm nay ngày 29/3/2024: Xác lập đỉnh cao mới

Giá vàng trong nước hôm nay Giá vàng các thương hiệu trong nước tiếp đà tăng vượt 81 triệu đồng/lượng. Hiện tại, giá vàng miếng các thương hiệu được niêm yết cụ thể như sau: Giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng niêm yết ở mức 79 triệu đồng/lượng mua vào và 81,02 triệu đồng/lượng bán...

Đồng chí Phan Đình Trạc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận

(ĐCSVN) - Ngày 28/3, Đoàn công tác của Ban Nội chính Trung ương do đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương làm Trưởng Đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu...

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Có thể thấy, việc thực hiện đồng bộ và có hiệu quả chính sách dân tộc đã đem lại những thay đổi tích cực trong đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Bảo Lạc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,số dự án chưa...

Bình Định sẵn sàng chào đón nhà đầu tư

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện dự án thành công và phát triển bền vững tại tỉnh. Một góc Khu kinh tế Nhơn Hội - Khu A tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. “5 sẵn sàng” Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình...

Mới nhất