Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBUV tiên phong đổi mới giáo dục trong kỷ nguyên AI

BUV tiên phong đổi mới giáo dục trong kỷ nguyên AI


Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI – GenAI) đang ngày một hoàn thiện hơn, bằng chứng là việc ra đời và phát triển của các ứng dụng như ChatGPT, Midjourney,… hỗ trợ con người tự do sáng tạo văn bản, hình ảnh, hay video, rút ngắn thời gian đưa ý tưởng thành hiện thực. Nhận thấy tiềm năng của GenAI, Trường đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) đã chính thức đưa các công cụ AI vào giảng đường, với mong muốn đào tạo nhiều thế hệ sinh viên sử dụng AI thuần thục để hỗ trợ cho học thuật, và nghiên cứu cách sử dụng AI có trách nhiệm.

Tiên phong cho phép sinh viên sử dụng AI trong học tập

BUV chủ trương khuyến khích và hướng dẫn sinh viên sử dụng AI để tối ưu năng suất, hiệu quả trong quá trình học tập, kiểm tra. Sinh viên BUV được sử dụng AI vào bài kiểm tra theo 5 cấp độ, từ không có AI đến sử dụng mọi công cụ AI hoàn toàn. Tiến sĩ Mike Perkins – Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới của BUV (CRI) đưa ra hướng dẫn và gợi ý chi tiết để sinh viên nắm được đâu là những nhiệm vụ có thể sử dụng AI hoặc đề xuất công cụ AI nào nên được sử dụng. Quy trình sinh viên đưa ra đáp án cho bài kiểm tra đánh giá cũng được thể hiện minh bạch.

BUV tiên phong đổi mới giáo dục trong kỷ nguyên AI- Ảnh 1.

BUV tiên phong cho phép sinh viên sử dụng AI trong học tập

Sau nhiều học kỳ áp dụng, sinh viên thực hiện nghiên cứu với sự hỗ trợ của AI đưa ra bài làm chất lượng hơn so với các phương pháp truyền thống. Sinh viên cũng phản hồi tích cực, hưởng ứng chương trình đào tạo và mang lại kết quả học tập tốt hơn.

BUV và mục tiêu dẫn đầu trong ứng dụng AI vào giáo dục

Hiểu rõ tiềm năng của AI trong việc định hình tương lai của giáo dục, BUV hướng tới mục tiêu trở thành đơn vị đi đầu trong việc thúc đẩy tiếp cận tích cực và ủng hộ việc sử dụng AI có trách nhiệm trong hoạt động học tập và giảng dạy.

Đứng trước những thách thức của việc lạm dụng AI cũng như bài toán sử dụng AI minh bạch và hiệu quả, các giảng viên cấp cao của BUV phối hợp cùng giảng viên từ các trường đại học khác đã thực hiện nhiều nghiên cứu để làm rõ và điều hướng giải pháp cho mỗi vấn đề. Trong đó có nghiên cứu “Điều hướng kỷ nguyên AI tạo sinh: Giới thiệu thang đánh giá tính liêm chính khi sử dụng AI trong học thuật”, chỉ ra những cơ hội và thách thức mà công cụ GenAI mang đến cho giáo dục, qua đó xây dựng một Thanh đánh giá AI đơn giản và toàn diện cho phép tích hợp các công cụ GenAI vào đánh giá giáo dục.

BUV tiên phong đổi mới giáo dục trong kỷ nguyên AI- Ảnh 2.

Sinh viên BUV được khuyến khích và hướng dẫn để sử dụng công cụ AI một cách linh hoạt và có trách nhiệm trong học thuật trong khuôn khổ Thang đánh giá AI (Nguồn: BUV)

Trong bối cảnh giáo dục đang phát triển cùng công nghệ, Tiến sĩ Mike Perkins đã có bài viết về những lợi ích, thách thức và sự cần thiết của việc sửa đổi các chính sách thể chế để phù hợp với những bước tiến công nghệ. Tiến sĩ cho rằng không nên cấm sinh viên sử dụng AI trong học thuật bởi đó không phải là dấu hiệu gian lận, điều quan trọng là sinh viên có trung thực về việc sử dụng AI hay không.

BUV tiên phong đổi mới giáo dục trong kỷ nguyên AI- Ảnh 3.

Bài viết “Thảo luận về tính liêm chính trong học thuật của các mô hình ngôn ngữ AI trong thời kỳ hậu đại dịch: ChatGPT và hơn thế nữa” của Tiến sĩ Mike Perkins đã được trao giải “Nghiên cứu có ảnh hưởng nhất” bởi Journal of University Teaching and Learning Practice năm 2023 (Nguồn: BUV)

Bên cạnh đó, BUV còn đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị như Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Hiệp hội các Doanh nghiệp Anh Quốc (BritCham) nhằm mở rộng ứng dụng của AI trong các ngành và lĩnh vực. Tại khóa đào tạo cho 1200 cán bộ công chức, viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội diễn ra cuối năm 2023, giảng viên BUV đã có bài chia sẻ về số hóa trong giáo dục và ứng dụng của công cụ GenAI. Các phiên thảo luận tại khóa đào tạo tập trung vào các cách tiếp cận thực tế để kết hợp các công cụ GenAI vào phương pháp giảng dạy và hoạch định chính sách, góp phần vào sự phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực này.

BUV tiên phong đổi mới giáo dục trong kỷ nguyên AI- Ảnh 4.

Tiến sĩ Mike Perkins chia sẻ về Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục tại khóa bồi dưỡng cho cán bộ công chức, viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Với những nghiên cứu và thành tựu nổi bật, BUV cam kết đi đầu trong công cuộc ứng dụng AI vào đổi mới giáo dục Việt Nam trong kỷ nguyên số. Giáo sư Rick Bennett, Phó Hiệu trưởng BUV chia sẻ: “Qua những kết quả nghiên cứu nổi bật về hiệu quả của AI trong giáo dục, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng BUV công nhận AI là một trong những công cụ hỗ trợ học tập tiềm năng, đồng thời hướng đến đào tạo nhiều thế hệ sinh viên sử dụng thành thạo các công nghệ mới một cách liêm chính và có trách nhiệm; từ đó tạo nên một thế hệ sở hữu những kỹ năng độc đáo để phát triển mạnh mẽ trong một thế giới không ngừng thay đổi”.



Source link

Cùng chủ đề

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tiến sĩ Ngô Di Lân: Tôi lạc quan với ‘canh bạc’ trí tuệ nhân tạo

(Dân trí) - Một cán bộ nghiên cứu của ngành Ngoại giao sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như thế nào, và vì sao anh lại ví AI như "canh bạc"? Đây là những câu hỏi dành cho tiến sĩ Ngô Di Lân, nhân vật từng nổi tiếng trong giới du học sinh khi viết thư ngỏ gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo cho rằng học sinh, sinh viên Việt Nam yếu kém "tư duy phê phán"....

Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về trí tuệ nhân tạo

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc lần đầu thông qua nghị quyết về bảo vệ nhân quyền, bảo vệ dữ liệu cá nhân và giám sát các rủi ro do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra. Nghị quyết do Mỹ bảo trợ được thông qua hôm 21/3 với sự đồng thuận của hơn 120 quốc gia thành viên mà không cần bỏ phiếu. Nghị quyết đặt mục tiêu thúc đẩy các hệ thống AI an toàn, bảo mật...

Sinh viên làm thiết bị chống ngủ gật khi lái xe

Bằng thiết bị đeo tai đo sóng não kết nối với phần mềm trên điện thoại, nhóm sinh viên Bách khoa Hà Nội giúp phát hiện sớm cơn buồn ngủ của tài xế và khiến họ tỉnh táo trở lại. Những ngày này, Nguyễn Tuấn Đạt, sinh viên năm hai ngành Công nghệ thông tin Việt - Nhật, trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội cùng các bạn trong nhóm, tất bật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

‘Nhiều giảng viên đại học Việt Nam chạy sô như ca sĩ’

Sáng 22-3 tại TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thông tư 01/2024 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có các tiêu chí về tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, phòng làm việc cho giảng viên.Ông Vũ Văn...

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Cùng chuyên mục

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Bất ngờ ‘tiết học’ liên môn đặc biệt, học sinh làm ra 500 sản phẩm

Vì sao là Dấu ấn rồng bay?"Dấu ấn rồng bay" là một dự án học tập liên môn (toán -...

Mới nhất

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất