Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChỉ là thói quen chứ không văn bản nào bắt buộc

Chỉ là thói quen chứ không văn bản nào bắt buộc


Kiểm tra bài cũ là một hoạt động trong tiến trình dạy học của giáo viên (GV) và với hình thức như thế nào là do GV xây dựng chứ không phải lúc nào cũng cố định vào tiết học thì kiểm tra ngay theo hình thức kiểm tra miệng.

Tuy nhiên, thói quen của một số GV, cũng như tâm lý nhiều thầy cô luôn có suy nghĩ không kiểm tra bài cũ thì học sinh (HS) sẽ không chịu học bài. Vì thế, nhiều thầy cô vẫn luôn kiểm tra miệng trước khi dạy bài mới dẫn đến những áp lực cho HS, nhiều khi còn tạo cho thầy cô nỗi muộn phiền vì thông thường bao giờ cũng có em không thuộc bài, thậm chí gọi trả bài nhiều lần vẫn không thuộc, không học.

HS LUÔN CÓ TÂM LÝ SỢ TRẢ BÀI VÀO ĐẦU GIỜ

Đầu giờ học, GV lật sổ điểm cá nhân ra, tâm lý nhiều HS đã hồi hộp, lo sợ. HS ngồi dưới lớp dõi theo cây bút thầy cô kéo xuống, kéo lên và dừng lại ở đâu. Nếu những em có số thứ tự đứng ở đầu sổ điểm mà thấy thầy cô kéo bút xuống đoạn cuối của sổ là thở phào nhẹ nhõm. Thầy cô chỉ cần dừng cây bút ở đoạn nào là những em ở khoảng đó nhiều khi cũng cảm thấy tim đập thình thịch.

'Kiểm tra miệng': Chỉ là thói quen chứ không văn bản nào bắt buộc - Ảnh 1.

Thực hành, thí nghiệm, làm việc nhóm… là những cách giáo viên hiện nay đang sử dụng để đánh giá, kiểm tra kiến thức, năng lực của học sinh

HS phổ thông dù có học lực giỏi hay yếu đều có tâm lý sợ kiểm tra miệng đầu giờ vì các em luôn cảm thấy áp lực. Những em học yếu áp lực đã đành nhưng HS giỏi cũng lo sợ vì thông thường thầy cô không chỉ hỏi nội dung bài học cũ mà còn mở rộng, nâng cao, nhất là đối với em có học lực khá, giỏi.

Các em sợ thầy cô cho điểm thấp và phê vào vở bài tập hoặc vở ghi chép bài học về sẽ bị cha mẹ la rầy. Các em sợ đứng trước bạn bè sẽ trả lời không lưu loát. Vì thế, dù giỏi hay không thì đứng trên bục giảng trả bài, đa phần HS thường ấp úng “thưa thầy là…, thưa cô là…” vài lần mới trả bài xong.

Thực tế, nhiều em khi trả bài không tốt, thầy cô cho điểm thấp, thậm chí chửi bới sẽ dẫn đến tâm lý buổi học thường không tốt. Vì thế, nhiều thầy cô thường vận dụng linh hoạt trong việc kiểm tra bài cũ, hoặc lấy điểm bằng những hình thức khác.

KIỂM TRA ĐỂ HS TỰ TIN TRONG HỌC TẬP

Hiện nay, cấp THCS và THPT đang vận dụng 2 văn bản đánh giá kết quả học tập của HS. Những lớp đang học Chương trình 2006 (lớp 9 và 12) sẽ vận dụng Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26.8.2020 sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế đánh giá xếp loại HS THCS và THPT ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12.12.2011 của Bộ GD-ĐT.

Những lớp đang dạy Chương trình 2018 (lớp 6, 7, 8, 10, 11) sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20.7.2021. Trong hai văn bản này, không có văn bản nào bắt buộc GV phải kiểm tra bài HS ở thời điểm đầu tiết học.

Theo hướng dẫn hiện hành, HS có hai loại điểm kiểm tra, đó là kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Điểm kiểm tra định kỳ thì mỗi học kỳ có hai cột điểm: giữa kỳ và cuối kỳ.

Đối với điểm kiểm tra thường xuyên được hướng dẫn “thực hiện thông qua: hỏi – đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập” và số lượng bài kiểm tra được quy định những môn học có 35 tiết/năm học sẽ có 2 cột điểm thường xuyên; trên 35 – 70 tiết/năm học sẽ có 3 cột; môn có trên 70 tiết/năm học sẽ có 4 cột điểm thường xuyên.

'Kiểm tra miệng': Chỉ là thói quen chứ không văn bản nào bắt buộc - Ảnh 2.

Kiểm tra bài cũ của học sinh bằng các trò chơi, ứng dụng thông qua điện thoại di động

Với hướng dẫn này, GV có thể kiểm tra miệng nhưng cũng có thể kiểm tra HS bằng hình thức khác như “viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập”, miễn đủ cột điểm là được. Có điều, thực hiện hình thức nào thì tổ chuyên môn phải thống nhất, có kế hoạch cụ thể và GV thực hiện trong kế hoạch giáo dục (cá nhân) của mình.

Với mục tiêu của Chương trình giáo dục 2018, cũng như hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập hiện nay, GV cũng cần linh hoạt trong quá trình thực hiện việc kiểm tra thường xuyên đối với học trò. Kiểm tra bài cũ có thể chỉ thực hiện đối với những em có tinh thần xung phong ở đầu giờ, hoặc GV lồng ghép trong quá trình giảng dạy bài mới rồi cho điểm sẽ giúp HS tự tin trong học tập. 

Đã lâu tôi ít khi kiểm tra miệng đầu giờ

Thông tư của Bộ GD-ĐT về đánh giá HS đã quy định rõ: Đánh giá HS là một quá trình, có sự động viên, ghi nhận biểu hiện tiến bộ của trò ở từng giai đoạn học tập nhất định.

Thực hiện điều này, đã lâu tôi ít khi kiểm tra miệng đầu giờ học.

Thay vì kiểm tra miệng đầu giờ, tôi lồng ghép đánh giá trò vào tiết học ở nhiều hoạt động lên lớp: khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng. Tuổi học trò thích thử nghiệm cái mới, mê mày mò khám phá điều thú vị nên tổ chức trò chơi giải ô chữ, đố vui có thưởng, chiếc hộp may mắn… liên quan kiến thức bài học sẽ thu hút HS tham gia sôi nổi hơn rất nhiều so với kiểm tra vấn đáp: thầy nêu câu hỏi, trò trả lời đáp án đã học thuộc lòng.

Đặc biệt, tôi dùng điểm tốt để khuyến khích, động viên HS phát biểu xây dựng bài nhằm tạo không khí học tập sôi nổi, sinh động. Tùy từng câu hỏi với mức độ tư duy khó – dễ tương ứng với số lượng điểm tốt khác nhau sẽ kích thích HS tư duy, giao tiếp, phản biện. Và tôi biết nhiều thầy cô cũng đang áp dụng cách ghi điểm tốt để tạo động lực cho HS học tập.

Trang Hiếu (Giáo viên, Thừa-Thiên Huế)



Source link

Cùng chủ đề

Trao 10 giải nhất cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh trung học

Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2023 -2024 đã bế mạc ngày 22-3. Kết quả, ban tổ chức đã trao 10 giải nhất, 17 giải nhì, 23 giải ba và 27 giải tư. Năm nay, cả nước có 74 đoàn với 149 dự án dự thi. Cuộc thi do Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn, Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt...

Học sinh Việt Nam có điểm Toán trong nhóm cao nhất thế giới

Kết quả PISA được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh  tế (OECD) công khai từ bài khảo sát về Toán, Đọc hoặc Khoa học của 6.068 học sinh ở 178 trường, đại diện khoảng 939.500 học sinh 15 tuổi ở Việt Nam.Học sinh Việt Nam có điểm Toán cao nhấtĐiểm trung bình 3 môn của học sinh Việt Nam xếp thứ 34/81 quốc gia, đứng thứ 2 ở khu vực ASEAN sau Singapore. Thứ tự các...

Học sinh Đà Nẵng giành suất sang Mỹ thi chế tạo và vận hành robot

‘FIRST® Tech Challenge’ là một trong các cuộc thi robotics quốc tế lâu đời dành cho cộng đồng học sinh trung học trên toàn thế giới. Trong lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, giải thi đấu robot theo thể thức và tiêu chuẩn của FIRST® cùng các hoạt động đồng hành đã thu hút được hơn 2.000 học sinh trên toàn quốc tham gia. Vòng chung kết giải đấu robot ‘FIRST® Tech Challenge Vietnam (FTC Vietnam) 2023-2024’...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh ở Hà Nội bị đánh hội đồng, quỳ gối van xin

Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một nữ sinh mặc áo đồng phục cấp 2 bị nhóm nam nữ vây kín, liên tục chửi bới, lôi áo, giật tóc, thậm chí đạp vào đầu nhiều lần. Mặc cho nữ sinh này quỳ gối van xin "em xin lỗi hai chị, lần sau em không thế nữa...", vẫn không ai can thiệp, giúp đỡ.Những người có hành vi đánh đập nữ sinh này chủ yếu là...

9 thí sinh bị đình chỉ thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Hà Nội 2024

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về đợt thi đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực - HSA 2024 diễn ra trong hai ngày 23 và 24/3 năm 2024.Theo thống kê từ Hội đồng thi, đợt thi HSA này diễn ra tại 8 địa điểm thi gồm: Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại...

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Phát động cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới năm 2024

Ngày 24-3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam phối hợp tổ chức lễ khai mạc cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP năm 2024 (ACP World Championship 2024).Suốt 7 mùa giải, Trung ương Đoàn mong muốn tạo sân chơi trí tuệ bổ...

Mới nhất

Không chỉ Maldives, Phuket hay Bali, thiên đường nghỉ dưỡng hạng sang đang gọi tên Phú Quốc

“MỘT HÒN ĐẢO NGÀN TRẢI NGHIỆM, VỪA SANG TRỌNG VỪA KHÁC BIỆT, LÀ NƠI LÝ TƯỞNG MÀ DU KHÁCH NÊN LỰA CHỌN CHO KỲ NGHỈ CỦA MÌNH” NHỮNG DÒNG MÔ TẢ NGẮN CỦA TRANG TIN UY TÍN NƯỚC PHÁP DEMOTIVATEUR ĐÃ PHẦN NÀO PHÁC HỌA CHÂN DUNG PHÚ QUỐC - “ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN ĐẢO SANG TRỌNG HÀNG...

Váy dạ hội lộ nội y tràn ngập Hoa hậu Hòa bình Thái Lan

21/03/2024 | 14:19 TPO - Loạt váy dạ hội lộ nội y táo bạo của thí sinh Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2024 gây chú ý...

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu...

Xử phạt người bán hàng rong ‘chặt chém’ khách ngoại quốc ở hồ Gươm

Trước đó, người đàn ông tên D.T. cùng bạn đi dạo ở hồ Gươm, chứng kiến sự việc người bán hàng rong đòi 2 du khách 50.000 đồng cho một túi bánh rán gồm 4 chiếc."Khách Tây không đồng ý, trả giá...

Mới nhất