1. Cấu tạo của gương chiếu hậu ô tô
Trên mỗi xe thường có 3 gương chiếu hậu: 2 gương chiếu hậu bên ngoài xe và 1 gương chiếu hậu bên trong xe. Gương chiếu hậu ô tô gồm các bộ phận: Chân gương lắp vào thân xe; gáo gương được bắt với chân gương và motor quay; mặt gương giúp chủ xe quan sát hình ảnh hai bên hông xe và phía sau.
Ngoài ra, một số loại gương còn có thêm một số chi tiết khác, phụ thuộc vào các tính năng đi kèm trên gương. Ví dụ như gương điều chỉnh tay thủ công, gương điều chỉnh điện,…
2. Tại sao cần điều chỉnh gương chiếu hậu ô tô?
Gương chiếu hậu ra đời giúp chủ xe quan sát nhanh phía sau và hai bên hông xe qua gương mà không cần phải quay đầu lại nhìn. Để quan sát tốt, lái xe an toàn, chủ xe cần điều chỉnh 3 gương chiếu hậu để chúng phát huy khả năng mở rộng tầm nhìn hay còn gọi là điểm mù phía sau và hông xe.
Việc điều chỉnh gương chiếu hậu trên xe tùy thuộc vào vóc dáng của từng người. Do đó, mỗi lần đổi tài xế cần điều chỉnh lại gương chiếu hậu để phù hợp với tầm nhìn của từng người. Bên cạnh đó, trong quá trình xe di chuyển không tránh khỏi trường hợp xe rung lắc, va quệt khiến gương chiếu hậu bị xê dịch so với vị trí ban đầu. Bởi vậy, thời điểm này, chủ xe cần điều chỉnh lại gương chiếu hậu ô tô.
3. Cách chỉnh gương chiếu hậu đúng cách
3.1. Gương giữa
Do được đặt ở vị trí giữa bên trong xe nên người lái chỉ cần chỉnh cần xoay theo hướng có thể quan sát được toàn bộ kính chắn gió phía sau. Lưu ý, trước khi điều chỉnh gương chiếu hậu trong xe phải trả lại ghế lái trong tư thế thông thường, điều chỉnh để cho gương chiếu hậu trong xe ở vị trí đối diện với với trung tâm cửa sổ sau xe. Bên cạnh đó, nếu muốn có góc quan sát rộng chủ xe nên trang bị gương giữa có kích thước lớn. ]
Để an toàn, sau khi điều chỉnh gương người lái hãy điều khiển xe di chuyển thực tế để kiểm tra tầm quan sát đã bao quát và khắc phục điểm mù chưa.
3.2. Gương chiếu hậu hai bên
Đối với gương chiếu hậu hai bên việc tùy chỉnh sẽ phức tạp hơn so với gương giữa. Để việc chỉnh gương chiếu hậu hai bên mang lại hiệu quả cao, có 2 cách đặt gương phổ biến:
Cách 1: Chỉnh gương góc nhìn hẹp
Bước 1: Chỉnh theo phương đứng (chiều lên - xuống) của gương hai bên trái, phải sao cho mép gương dưới có thể quan sát 1/2 tay nắm cửa trước.
Bước 2: Chỉnh theo phương ngang (chiều ra - vào) sao cho hình ảnh sườn xe chiếm 1/4 chiều ngang trong gương, hình ảnh hông xe gần đuôi chiếm 3/4 còn lại.
Bước 3: Chỉnh gương chiếu hậu trung tâm sao cho hình ảnh cửa sổ sau nằm ở ngay chính giữa gương.
Ưu điểm: Cách này giúp người lái có thể quan sát tốt khu vực hông xe cũng như các phương tiện phía sau
Nhược điểm: Do chủ yếu tập trung ở phần đuôi xe nên phần thân xe tồn tại một vùng mù khá lớn. Điều này khiến người lái khó quan sát các phương tiện di chuyển song song bên cạnh khi cho xe chuyển hướng, chuyển làn. Ngoài ra khi chỉnh gương kiểu này, do gương hướng vào trong (góc hẹp) nên hình ảnh trong gương chiếu hậu ngoài dễ bị trùng lặp với gương chiếu hậu trung tâm.
Cách 2: Chỉnh gương có góc nhìn rộng
Bước 1: Người lái nghiêng đầu chạm vào thành xe, chỉnh gương chiếu hậu bên lái sao cho bao quát hết góc phần tư phía sau của bên lái.
Bước 2: Người lái nghiêng người về phía chính giữa xe, chỉnh gương chiếu hậu bên phụ sao cho bao quát hết góc phần tư phía sau của bên phụ.
Bước 3: Chỉnh gương chiếu hậu trung tâm sao cho hình ảnh cửa sổ sau nằm ở ngay chính giữa gương.
Cách chỉnh gương có góc nhìn rộng giúp hạn chế vùng điểm mù phía sau xe. Tuy nhiên cách này lại có nhược điểm là không thuận tiện khi lùi xe.
Nguồn
Bình luận (0)