Trang chủThừa Thiên - HuếVăn hóaChúa Nguyễn Hoàng, người có công lớn mở rộng...

Chúa Nguyễn Hoàng, người có công lớn mở rộng bờ cõi về phía Nam


Đó là một trong nhiều nhận định được đưa ra tại hội thảo “Chúa Nguyễn với đất phương Nam” được UBND tỉnh phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức sáng 3/6 tại TP. Huế.

Dự hội thảo có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Trần Đức Cường, cùng đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu đến từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định, Thừa Thiên Huế là nơi các chúa Nguyễn có 150 năm định đô (1626 – 1775), là tiền đề để về sau Bắc Bình vương Nguyễn Huệ – Quang Trung hoàng đế chọn làm kinh đô (1786 – 1801) và hoàng đế Gia Long xây dựng kinh đô Huế, tồn tại gần 150 năm (1802- 1945).

Phú Xuân thời chúa Nguyễn là trung tâm chính trị đầu tiên của nước Việt Nam vươn ra quản lý vùng biển đảo phía Đông, lãnh thổ và dân cư phía Nam. Trong đó có cả vùng đất và vùng biển rộng lớn ở phương Nam – một vùng đất năng động về phát triển, là động lực mang tính khởi đầu trong quá trình hội nhập quốc tế và thống nhất của dân tộc.

Vì thế, theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ các vấn đề lịch sử của chúa Nguyễn với đất phương Nam là nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra đối với chúng ta, đặc biệt là vùng đất Thừa Thiên Huế – nơi hàm chứa sâu đậm nhất về chúa Nguyễn.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh hy vọng, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tập trung thảo luận một số vấn đề liên quan vùng đất Thừa Thiên Huế và phương Nam gắn với thời chúa Nguyễn, Tây Sơn và Triều Nguyễn để làm sáng tỏ giá trị lịch sử, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy đặc trưng văn hóa, di sản của vùng đất cố đô Huế.

Tại hội thảo, PGS.TS Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trong bài tổng thuật đã nhắc lại Đàng Trong – Đàng Ngoài ra đời trong cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn (1627- 1672) và kết thúc vào năm sau khi Nguyễn Huệ chỉ huy quân đội Tây Sơn chiến thắng quân Xiêm – năm 1786, là năm diệt chúa Trịnh, xóa bỏ Đàng Trong – Đàng Ngoài, tái lập nền thống nhất đất nước. Đàng Trong trở thành vấn đề sử học được nhiều học giả trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm và có những công bố quan trọng trong hơn nửa thế kỷ qua.

Theo ông Bang, nhìn lại trong hơn nửa thế kỷ qua, đã có hàng trăm bài viết về Đàng Trong và nhiều đầu sách trong và ngoài nước xuất bản tập trung vào chủ đề lịch sử Đàng Trong.

Là người đầu tiên trình bày tham luận, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đã nhắc lại dấu mốc năm 1558, khi vào trấn thủ Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng đã đem theo một đội quân khá hùng hậu bao gồm những người thân thích, nghĩa dũng xứ Thanh Hoa các tướng quân đội như Văn Nham, Thạch Xuyên, Tiền Trung, Tường Lộc cùng hơn 1.000 thủy quân. Đây chính là lực lượng nòng cốt của quân đội chúa Tiên trong thủa ban đầu.

Nguyễn Hoàng đã từng bước tổ chức và phát triển lực lượng quân đội một cách quy củ để bảo vệ vùng đất mới, nhưng trước hết, ông chú trọng việc thu phục lòng dân và sử dụng sức mạnh của binh dân trong việc phòng thủ nhiều vị trí xung yếu ở Thuận Hóa, và sau đó là Thuận Quảng. Đặc biệt, quan tâm phát triển về đông, hướng ra biển để khai chiếm, xác lập chủ quyền đối với các đảo ven bờ và hướng đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Bản thân Nguyễn Hoàng khi vào trấn nhận đất Thuận Hóa (1558) và cả những lần sau này khi trở về Thuận Hóa (1570, 1600), đều sử dụng đường biển nên ông hiểu rõ vai trò quan trọng của các tuyến giao thông trên biển và tầm quan trọng của việc phòng thủ các cửa biển.

Vì vậy, Nguyễn Hoàng vừa chăm lo xây dựng, phát triển thủy quân, vừa tăng cường phòng vệ các cửa biển xung yếu, đồng thời chú ý ngăn chặn, tiêu diệt hải phỉ (cướp biển). “Trong bối cảnh đầy biến động của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, Nguyễn Hoàng đã nổi lên như một nhân vật đặc biệt, ông là người có công lao to lớn trong việc ổn định và phát triển vùng đất Thuận Quảng về mọi mặt, mở rộng bờ cõi về phía nam, đặt nền móng cho sự ra đời của Ðàng Trong”, ông Hải nhận định.

Cũng theo ông Hải, sau khi vào trấn thủ đất Thuận Hóa, rồi sau là Thuận Quảng, Nguyễn Hoàng đã tổ chức bộ máy chính quyền và ban hành, thực thi những chính sách cai trị phù hợp, bao gồm cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính điều đó đã làm thay đổi căn bản vùng đất Thuận Quảng trên tất cả các lĩnh vực. Đây là cơ sở nền tảng để các đời chúa Nguyễn về sau thực hiện chính sách độc lập với Đàng Ngoài, hùng cứ và mở rộng đất phương Nam, tạo nên những thay đổi to lớn trong sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.

Th.S Đỗ Kim Trường, Hội Khoa học Lịch sử Đồng Tháp cho rằng, trong hành trình mở cõi của chúa Nguyễn, có đóng góp rất lớn công lao của văn thần, võ tướng. Có thể kể đến những tên tuổi như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Cửu Vân, Nguyễn Cửu Đàm, Mạc Cửu, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Văn Tuyên… Theo ông Trường, các nhân vật lịch sử này vừa là tướng nhận mệnh triều đình chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền đất nước, vừa là các doanh điền sứ, công trình sư thủy lợi, nhà hoạch định kiến trúc đô thị buổi đầu, nhà văn hóa.

“Qua những hoạt động của họ, an ninh quốc gia được đảm bảo, đời sống nhân dân ổn định và phát triển, quan hệ ngoại giao hài hòa với lân bang được thiết lập. Lịch sử là dòng chảy mang trong đó những giá trị truyền thống dân tộc, với sự chung tay góp sức của nhân dân và cá nhân tiêu biểu xây dựng nên, để truyền lại cho các thế hệ mai sau”, ông Trường khẳng định.

Cũng tại hội thảo lần này, còn có nhiều tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu về vai trò của chúa Nguyễn với đất phương Nam như mở đất, xây dựng chính quyền; quá trình xác lập chủ quyền, khai thác biển đảo; phát triển kinh tế đô thị; đời sống văn hóa, đối ngoại; nhân vật lịch sử…

N. MINH



Nguồn

Tin cùng chuyên mục

Nghề dệt thổ cẩm độc đáo của người Tà Ôi

Người Tà Ôi có những nét văn hóa, đời sống từ trang phục cho đến những phong tục tập quán rất bản địa, trong đó dệt thổ cẩm là nghề thủ công có từ lâu đời được gọi là...

Họp báo Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào 2023” tại Thừa Thiên Huế

Năm 2023 đánh dấu 61 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào. Mối quan hệ Việt - Lào đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt. Quan hệ chính trị giữa...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ...

Niềm vui lao động

Mệ tôi năm nay 85 tuổi. Một buổi sáng thức dậy, mệ chợt thấy trong người uể oải, hai chân đau nhức, không thể bước ra khỏi giường nổi. Bác sĩ đến nhà khám và chẩn đoán mệ...

Nhiều nguồn lực giúp đỡ người nghèo

Những chuyển biến Sau gần một năm thoát nghèo, hiện kinh tế gia đình của hộ ông Võ Tín, thôn Lương Mai xã Phong Chương, huyện Phong Điền đang ngày càng ổn định. Mô hình sinh kế nuôi bò...

Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung lần thứ 28

Tham dự triển lãm có bà Mai Thị Ngọc Oanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam; ông  Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; ông Hoàng Khánh Hùng, Trưởng ban Tuyên...

Muôn vẻ sắc màu cuộc sống

Đến với triển lãm Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung, công chúng bị thu hút bởi sự bình dị, thân thuộc khi nhiều tác phẩm được triển lãm lấy cảm hứng từ cuộc sống mưu sinh, sinh...

Chuyện về ngôi nhà nổi trên sông Hương

Thật may mắn tôi được làm rể của xứ Huế mộng mơ. Bố vợ tôi là ông Phan Thanh Dư, lúc đó là Giám đốc Công ty Du lịch Huế. Tôi nhắc đến ông cũng chỉ là cái...

Vợ chồng đồng lòng làm từ thiện

Năm 2002, anh Đức cùng vợ đứng ra thành lập Hội từ thiện mang tên “Lá lành đùm lá rách" (LLĐLR). Lúc đầu, chỉ có vợ chồng anh thực hiện tất cả các khâu: từ việc đi tìm...

Sân chơi bổ ích cho các bạn trẻ yêu mèo

Đây là lần thứ ba chương trình được diễn ra, buổi họp mặt đầu tiên là vào ngày 8/1/2023 và cứ khoảng ba tháng một lần, cộng đồng các “sen” Huế lại tề tựu, cùng nhau trao đổi...

Tin mới nhất