Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chính"Chuyển mình" nhanh chóng, phép màu kinh tế Việt...

“Chuyển mình” nhanh chóng, phép màu kinh tế Việt Nam đến từ đâu?


Trên trang Eurasia Review, tác giả Matija Šerić nhận định, trong hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất.

Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng giúp Việt Nam 'chuyển mình'
Việt Nam đã trở thành một trung tâm đầu tư nước ngoài và sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Á. (Nguồn: VNEconomy)

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và hiệu quả đến mức còn rất ít lao động không được tuyển dụng và rất ít năng lực sản xuất không được sử dụng. Quốc gia Đông Nam Á đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, xây dựng, xuất khẩu và đầu tư nước ngoài.

Tác giả Matija Šerić đặt câu hỏi, phép màu kinh tế Việt Nam đến từ đâu?

Theo tác giả, có 3 yếu tố chính góp phần cho tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), sản xuất và đầu tư nhanh chóng của Việt Nam, đó là: Tự do hóa thương mại gần như tối đa với châu Á và phần còn lại của thế giới; cải cách trong nước; các khoản đầu tư lớn thông qua đầu tư công vào con người và vật chất.

Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), nền kinh tế Việt Nam đã tăng hạng trong danh sách năng lực cạnh tranh từ thứ 77 (năm 2006) lên thứ 67 (năm 2020).

Chỉ số thuận lợi Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng chỉ rõ, Việt Nam tăng từ thứ 104 (năm 2007) lên 70 (năm 2020).

Tác giả Matija Šerić nhận định: “Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong tất cả các lĩnh vực từ thực hiện hợp đồng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng và điện năng, ưu đãi thuế và thương mại quốc tế.

Điều cực kỳ quan trọng là Chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Điều này giúp Việt Nam kết nối quốc gia tốt hơn với giao thông và lĩnh vực công nghệ thông tin dễ dàng nhất có thể”.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vào khoảng 6-7% mỗi năm. Kể từ năm 2010, GDP nhìn chung tăng trưởng ít nhất 5% mỗi năm và năm ngoái tăng trưởng 8%.

Bài viết trên trang Eurasia Review khẳng định, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã giúp Việt Nam “chuyển mình” từ một trong những nước nghèo nhất thế giới thành một trong những nước có thu nhập trung bình. Năm 1985, GDP bình quân đầu người là 230 USD và năm 2022 là 4.475 USD.

Ngoài ra, đất nước này đã trở thành một trung tâm đầu tư nước ngoài và sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Á. Hầu hết các sản phẩm nổi tiếng toàn cầu đều được sản xuất tại Việt Nam, từ Nike, Adidas đến điện thoại thông minh Samsung.





Nguồn

Cùng tác giả

Nhật Bản sẽ thử nghiệm trên người loại thuốc kích thích răng mọc trở lại

Một nhóm các nhà khoa học người Nhật Bản đang nghiên cứu phát triển một loại thuốc giúp kích thích răng mọc trở lại.

Giá cà phê đồng loạt giảm phiên cuối tuần, thời tiết sẽ “ủng hộ” nguồn cung Brazil

Giá cà phê suy yếu là điều đã được dự báo do các thị trường kỳ hạn đang vào chu kỳ giảm trong thời gian chuyển tiếp giữa các niên vụ với áp lực sắp bước vào thu hoạch vụ mới của nhiều nước sản xuất chính trên thị trường thế giới.

Quy định đóng BHYT của người lao động mới nhất 2023

Việc đóng BHYT của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định mới nhất 2023? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

Brazil sẵn sàng trở thành nước xuất khẩu bông lớn nhất thế giới

Một nhà lãnh đạo ngành bông của Brazil cho biết, nước này đã sẵn sàng trở thành nhà xuất khẩu bông lớn nhất thế giới, vượt qua Mỹ trong bối cảnh Texas - khu vực sản xuất chính của Mỹ đang phải hứng chịu hạn hán và nắng nóng.

Những trường hợp nào được tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ?

Tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015. Để hiểu rõ hơn mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê đồng loạt giảm phiên cuối tuần, thời tiết sẽ “ủng hộ” nguồn cung Brazil

Giá cà phê suy yếu là điều đã được dự báo do các thị trường kỳ hạn đang vào chu kỳ giảm trong thời gian chuyển tiếp giữa các niên vụ với áp lực sắp bước vào thu hoạch vụ mới của nhiều nước sản xuất chính trên thị trường thế giới.

Brazil sẵn sàng trở thành nước xuất khẩu bông lớn nhất thế giới

Một nhà lãnh đạo ngành bông của Brazil cho biết, nước này đã sẵn sàng trở thành nhà xuất khẩu bông lớn nhất thế giới, vượt qua Mỹ trong bối cảnh Texas - khu vực sản xuất chính của Mỹ đang phải hứng chịu hạn hán và nắng nóng.

Mua điện không qua EVN; cảnh báo lắp thang thoát hiểm ngoài chung cư mini

Điện mặt trời mái nhà được bán nếu không đấu nối lưới điện quốc gia Bộ Công Thương vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất lại các giải pháp phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà,...

Giá chợ “leo” theo giá xăng, tiểu thương lẫn người tiêu dùng gặp khó

Khó cho cả người bán lẫn người muaTrong lần điều chỉnh gần nhất, giá xăng đã gần chạm ngưỡng 26.000 đồng/lít. Theo đó, ở một số chợ truyền thống tại Cần Thơ, giá các thực phẩm như thịt,...

Việt Nam muốn tập đoàn Embraer hỗ trợ giải pháp công nghệ hàng không

Sao PauloThủ tướng đề nghị tập đoàn hàng không vũ trụ Embraer hỗ trợ Việt Nam các giải pháp công nghệ giúp nâng cao năng lực quản trị lĩnh vực hàng không. Chiều 23/9 (giờ địa phương), Thủ tướng...

Dữ liệu người giao dịch chứng khoán phải có cả thông tin người thân tham gia giao dịch

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang về việc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định...

Giá heo hơi nối đà đi xuống, Việt Nam có hai loại vaccine ASF

Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc giảm cao nhất 2.000 đồng/kg trong tuần qua, dao động trong khoảng 56.000 - 58.000 đồng/kg.

Tin nổi bật

Tin mới nhất