Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChuyên viên, tác giả chương trình, sách giáo khoa nên dạy thử...

Chuyên viên, tác giả chương trình, sách giáo khoa nên dạy thử vài tiết tích hợp


Ngay từ khi chương trình GDPT 2018 còn trong quá trình dự thảo, nhiều nhà giáo đã không đồng tình với việc các môn học đang đứng độc lập vào chung một môn tích hợp ở cấp THCS. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT vẫn quyết tâm thực hiện. Trả lời báo chí, các chuyên gia xây dựng chương trình tổng thể, chương trình môn học tích hợp gọi đó là xu thế phù hợp với đổi mới giáo dục.

Khi chương trình được ban hành, thực nghiệm, Bộ GD-ĐT giao cho các nhà xuất bản tự thực nghiệm rồi áp dụng đại trà nên một bộ phận giáo viên bị động trong quá trình giảng dạy hằng ngày. Nhà trường phải phân công nhiều giáo viên dạy một môn tích hợp dẫn đến khó khăn trong việc triển khai chương trình GDPT 2018.

Sách tích hợp nhưng chưa thấy “tác giả tích hợp”

Hiện sách giáo khoa ở lớp 6, 7, 8 có những môn học mới như: lịch sử và địa lý; khoa học tự nhiên; nội dung giáo dục địa phương…

Đáng chú ý là các tác giả sách giáo khoa thì vẫn đứng riêng lẻ, phân môn của ai thì người đó viết. Nội dung kiến thức các phân môn trong sách tích hợp vẫn đang được bố trí đứng riêng, độc lập với nhau. Nội dung các module tập huấn gần như vẫn đang bố trí riêng theo từng phân môn chứ chưa mang tính tích hợp. Tuy nhiên, theo quy định trong chương trình GDPT 2018 của Bộ GD-ĐT, môn tích hợp chỉ do một giáo viên “tích hợp” giảng dạy.

Đây là một điều khiên cưỡng vì đội ngũ chuyên gia viết chương trình, viết sách giáo khoa, cùng giảng viên đã, đang và sẽ đào tạo giáo viên dạy môn học tích hợp đều là những người nghiên cứu, giảng dạy đơn môn mà lại hướng giáo viên dạy đa môn.

Chuyên viên, tác giả chương trình, sách giáo khoa nên dạy thử vài tiết tích hợp - Ảnh 1.

Môn tích hợp khoa học tự nhiên trong bộ sách giáo khoa lớp 7

Trong khi đó, trình độ giáo viên THCS trước đây là CĐ, hiện nay là ĐH, còn các chuyên gia, giảng viên ĐH đều có học vị, học hàm cao hơn rất nhiều. Phần lớn những tác giả chương trình, sách giáo khoa là tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư. Học vị thấp nhất cũng thạc sĩ – nhưng số thạc sĩ rất ít.

Thế nhưng, một cuốn sách giáo khoa có nhiều chuyên gia cùng đảm nhận viết, biên soạn mà còn chưa ra tích hợp thì một giáo viên “tích hợp” liệu có hoàn thành yêu cầu, mục tiêu mà Bộ GD-ĐT đề ra hay không?

Nhà trường gặp quá nhiều khó khăn trong việc triển khai giáo viên dạy môn tích hợp. Với 4 khối lớp, kiến thức cấp THCS có hàng trăm bài học khác nhau, không phải một vài bài mà năm nay có thể phân công giáo viên này dạy khối này, sang năm lại được phân công dạy khối khác. Làm thầy mà không tường tận kiến thức mình đang dạy thì làm sao học trò phục thầy, tin thầy?

Sách giáo khoa thiết kế 1 sách – 1 môn học nhưng có đến 2- 3 thầy, thậm chí 6 thầy (nội dung giáo dục địa phương) dạy, khiến cho học sinh đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Giáo viên ở nhiều trường học lúng túng chưa biết thực hiện như thế nào cho hiệu quả và đạt được mục tiêu như chương trình đã đề ra.

Chuyên viên, tác giả chương trình, sách giáo khoa nên dạy thử vài tiết tích hợp - Ảnh 2.

Các nhà trường gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai giáo viên dạy môn tích hợp

Các chuyên gia soạn môn tích hợp phải dạy thử vài tiết tích hợp

Khi giáo viên bắt tay vào giảng dạy chương trình mới, các nhà xuất bản cung cấp đường dẫn (link) một số tiết dạy thực nghiệm những môn tích hợp.

Đa phần những tiết mẫu này được xây dựng công phu từ nhiều người, mang tính “mẫu” hơn là cách dạy đại trà. Phần lớn những tiết này là do giáo viên dưới cơ sở thực hiện .

Quá trình áp dụng đại trà những môn tích hợp phát sinh nhiều vấn đề, nhất là giáo viên phải dạy những tiết học theo chủ đề. Hơn nữa, chương trình mỗi lớp không đơn thuần là 1-2 tiết mẫu, chẳng hạn môn khoa học tự nhiên có đến 140 tiết/năm học.

Trong khi đó, việc đào tạo giáo viên trước đây thì chỉ đào tạo đơn môn và dạy đơn môn hàng chục năm qua nên giáo viên đã quen với cách đào tạo và cách dạy cũ. Những kiến thức phổ thông dù không phải là quá khó nhưng vì quá lâu không tiếp cận nên dần mai một. Vì thế, dạy được cả nội dung trong sách tích hợp là cả một quá trình gian nan và khó khăn vô cùng.

Chuyên viên, tác giả chương trình, sách giáo khoa nên dạy thử vài tiết tích hợp - Ảnh 2.

Sách giáo khoa môn tích hợp khoa học tự nhiên, môn lịch sử và địa lý lớp 8

Nếu các chuyên gia Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, đội ngũ tác giả biên soạn sách giáo khoa tích hợp đứng ra dạy mẫu vài tiết, nhất là những tiết chủ đề để giáo viên thấy được những thuận lợi khi dạy tích hợp thì có lẽ sẽ có tác động lớn đến đội ngũ nhà giáo trên cả nước.

Các chuyên gia có thể lấy luôn giáo viên làm học sinh giả định thì thầy cô dưới cơ sở sẽ… “phục sát đất”. Lúc đó, giáo viên sẽ không còn kêu ca, phàn nàn về sự đổi mới khi chuyển nhiều môn học độc lập của chương trình 2006 sang các môn học tích hợp ở chương trình GDPT 2018 đối với cấp THCS.



Source link

Cùng chủ đề

Mong sớm có phương án thi

TP - Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên đổi mới kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, nhưng đến thời điểm này, học sinh, phụ huynh ở hầu hết các địa phương chưa thể hình dung được phương án thi mới ra sao. Chương trình, phương pháp học có nhiều thay đổi so với chương trình trước đó như: xuất hiện các môn tích hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học),...

TP.HCM công bố cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10

Cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn, toán và tiếng Anh như sau:Môn ngữ văn có 2 phần- Phần đọc hiểu sẽ lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, bao gồm văn bản văn học và một trong hai loại: văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin. Tổng độ dài của các ngữ liệu trong đề...

Năm học khởi đầu thi theo chương trình mới

Năm học 2024 - 2025 được Bộ GD-ĐT xác định là rất quan trọng bởi việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bước vào năm cuối hành trình đầu tiên, cũng là năm học bắt đầu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới. Cùng với hai "chỉ dấu" đó là rất nhiều nhiệm vụ phải làm trong năm học mới. SẼ THUYẾT PHỤC XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ CỦA ĐỔI MỚI Sau 4 năm học...

Nhiều câu hỏi dạng thức mới

TP - Chưa có phương án thi tuyển lớp 10 năm 2025 nhưng Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố cấu trúc định dạng đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới để các nhà trường, học sinh bám sát dạy học và xây dựng câu hỏi kiểm tra, đánh giá. Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vượt cấp lên THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Biến đổi khí hậu có thể kéo giảm GDP ở châu Á

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 31.10 đánh giá tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển giảm tới 17% vào...

Ăn nhiều lưỡi heo có hại không?

Tôi rất thích ăn lưỡi heo vì nó giòn ngon, đỡ ngấy, do đó tôi thường xuyên bổ sung món này trong thực đơn. Xin hỏi bác sĩ ăn nhiều lưỡi heo có gây hại cho sức khỏe hay làm tăng nguy cơ...

Cách ăn trứng không lo cholesterol tăng

'Trứng có là món ăn lành mạnh hay không tùy thuộc vào cách bạn chế biến chúng, nhất là đối với người bị cholesterol cao'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết...

Cần làm gì sau một đêm mất ngủ?

Mất ngủ là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khó ngủ, từ những yếu tố về thể chất như bệnh tật đến những yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu. ...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Thành phố Sơn La đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3

Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3 đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan là bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy nỗ lực hợp tác giữa các thành phố đang định hình chương trình nghị sự toàn cầu. Thành phố Sơn La đại diện cho các thành phố học tập của Việt Nam đã tham gia và có bài chia sẻ tại Hội nghị này.

Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giáo dục Việt Nam

Vừa qua, Đại học Phenikaa phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ giáo dục quốc tế khảo thí Hán Ngữ (CTI) và Công ty TNHH Giáo dục quốc tế CTI Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc năm 2024” (Vietnam – China Education Conference 2024).

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

Nguyễn Bảo Dung (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) vinh dự nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam. Hành trình của Dung không chỉ ghi dấu ấn trong học tập mà còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt...

Cùng con nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp

Không chỉ nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp cho con, các bà mẹ còn chú trọng nuôi dưỡng các tố chất: đam mê, ham học hỏi và trách nhiệm để con tự tin khẳng định bản thân, có...

Cùng chuyên mục

Hiệu trưởng nói về trường học không quỹ lớp, quỹ trường

Mô hình “trường học không quỹ lớp” được nhiều phụ huynh đánh giá cao bởi sự minh bạch và xóa tan áp lực trong những cuộc họp đầu năm. Qua phân tích của những nhà quản lý trường học, liệu nó có thực sự lý tưởng? Cứ vào đầu năm học, những sự việc xôn xao liên quan chuyện tiền trường, quỹ lớp, đóng góp “tự nguyện”... lại diễn ra ở không ít trường học. Mới đây, một trường tiểu học ở...

VPBank tìm kiếm 150 sinh viên giỏi, tài năng để trao 1,9 tỉ đồng học bổng

VPBank vừa công bố chương trình học bổng ‘Thắp sáng tài năng’ năm 2024, tìm kiếm 150 sinh viên giỏi, tài năng để trao học bổng với tổng số tiền lên đến 1,9 tỉ đồng. ...

Một số trường đại học ở TP.HCM dự kiến giảm, bỏ xét tuyển điểm học bạ

Trường đại học Sư phạm TP.HCM dự kiến bỏ phương thức xét tuyển điểm học bạ, trong khi Trường đại học Công Thương TP.HCM giảm chỉ tiêu cho phương thức này. Năm 2025 là lứa học sinh đầu tiên hoàn thành lớp 12 theo...

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Có nên cho học sinh TP.HCM học bù và nghỉ Tết dài thêm?

Có hai luồng ý kiến trước thời gian nghỉ Tết 9 ngày năm nay của học sinh TP.HCM, trong khi năm ngoái là 16 ngày. Như Tuổi Trẻ Online thông tin, theo kế hoạch năm học 2024-2025 của UBND TP.HCM, học sinh các cấp...

Mới nhất

Việt Nam – Cuba củng cố quan hệ hợp tác toàn diện

Ngày 31/10 tại Hà Nội, ông Vũ Hải Hà, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Cuba đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén. Tại cuộc tiếp, ông Vũ Hải Hà cho...

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ. Các cuộc tiếp xúc cấp cao gần đây giữa lãnh...

Tỷ phú Elon Musk phải ra tòa vì vụ treo giải 1 triệu USD cho cử tri

(Dân trí) - Các luật sư cho rằng việc tỷ phú Elon Musk treo giải thưởng cho cử tri ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump là một dạng "xổ số bất hợp pháp". Tỷ phú Elon Musk (Ảnh: Rex). Guardian đưa tin, một thẩm phán ở Philadelphia, bang Pennsylvania đã đề nghị tất cả các bên, trong đó có giám...

Đề xuất bỏ quy định trường thu tiền để mua BHYT cho học sinh

Đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) đề nghị nghiên cứu bỏ quy định nhà trường thu tiền bảo hiểm y tế của học sinh. Chiều nay 31.10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm...

Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp, hình ảnh Việt Nam hòa bình, hợp tác, phát triển

Chiều 31/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Nguyễn Trọng Nghĩa đã làm việc với Đoàn Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2024. ...

Mới nhất