Trang chủNewsNhân quyềnCon người - chủ thể tham gia, thụ hưởng thành quả của...

Con người – chủ thể tham gia, thụ hưởng thành quả của phát triển

Khi con người tham gia tích cực vào quá trình phát triển, lẽ dĩ nhiên, không ai khác, chính họ phải là người đầu tiên được thụ hưởng thành quả phát triển đó.

Từ năm 1986 với việc thông qua Tuyên ngôn về quyền phát triển, Liên hợp quốc (LHQ) đã chính thức thừa nhận quyền phát triển vừa là quyền của cá nhân, vừa là quyền tập thể (quyền của nhóm, quốc gia, dân tộc).Và hiện nay, LHQ đang dự thảo Công ước quốc tế về quyền phát triển, hướng tới hiệu lực pháp lý quốc tế bắt buộc đối với các quốc gia thành viên khẳng định quyền phát triển là quyền con người, trong đó, bao gồm cả quyền của cá nhân và quyền của tập thể.

Với thế và lực sau gần 40 năm đổi mới đất nước, với thời cơ, vận hội mới đang đặt ra yêu cầu cần phải phát huy cao nhất nguồn lực con người, cũng như để con người xã hội chủ nghĩa được thừa hưởng tốt nhất thành quả của công cuộc đổi mới, phát triển.

Con người - chủ thể tham gia, thụ hưởng thành quả của phát triển
Khi con người tham gia tích cực vào quá trình phát triển, không ai khác, chính họ phải là người đầu tiên được thụ hưởng thành quả phát triển đó.

Quyền tham gia và quyền thụ hưởng thành quả của phát triển

Lời mở đầu Tuyên bố của LHQ về quyền phát triển năm 1986 thừa nhận rằng, “con người là trung tâm của quá trình phát triển và do đó chính sách phát triển cần phải đưa con người tham gia chính và được thụ hưởng thành quả của sự phát triển”.

Trong Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (năm 1993) tái khẳng định, “bởi con người là chủ thể trung tâm của các quyền và tự do cơ bản nên con người phải là đối tượng được thụ hưởng chính, cũng như phải tham gia tích cực vào việc thực hiện những quyền và tự do của mình”.

Thứ nhất, bàn về sự tham gia của con người vào quá trình phát triển. Tuyên ngôn về quyền phát triển năm 1986, Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna năm 1993 nhấn mạnh, các chính sách phát triển cần phải đưa con người trở thành người tham gia chính và tham gia tích cực vào việc thực hiện những quyền và tự do của con người.

Đó là các chính sách phát triển của quốc gia phải đưa con người trở thành người tham gia chính, có mối liên hệ với cách tiếp cận lấy con người là trung tâm, chủ thể của các chương trình, chiến lược phát triển, tức phát triển vì con người. Khía cạnh này, con người là mục tiêu hướng tới, mục tiêu cần đạt được trong hoạch định các chương trình, chính sách phát triển. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu phát triển vì con người, con người không thể thụ động, chờ đợi mà phải tham tích cực vào quá trình phát triển.

Theo chuẩn mực quốc tế, trách nhiệm đầu tiên trong việc thực hiện các quyền con người trước hết thuộc về nhà nước với 3 cấp độ nghĩa vụ (tôn trọng, bảo vệ và thực hiện), nhà nước phải có cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý cho thực hiện các quyền con người, để mỗi cá nhân con người đều ý thức được quyền, tích cực, chủ động thực hiện quyền và tự do của mình.

Và như vậy, sự tham gia của con người, chính là quyền tham gia mà nội hàm khái niệm quyền tham gia chính là thực hiện các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Đây không chỉ nhằm đạt được mục tiêu lấy con người là trung tâm, là chủ thể mà còn hướng tới sự phát triển toàn diện con người.

Thứ hai, khía cạnh con người là đối tượng thụ hưởng chính thành quả của phát triển. Phát triển đối với cá nhân là sự toàn diện về thể chất, về tinh thần theo các tiêu chí phát triển con người; phát triển đối với quốc gia, dân tộc là một tiến trình toàn diện, với sự hưng thịnh về dân sự, văn hóa, kinh tế, môi trường, chính trị và xã hội mà mục đích hướng tới là cải thiện không ngừng phúc lợi của toàn thể dân chúng và của tất cả các dân tộc cùng sinh sống trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, các cá nhân trên cơ sở sự tham gia tích cực, tự do và có ý nghĩa của họ vào phát triển và sự phân bổ công bằng các lợi ích thu được.

Khi con người tham gia tích cực vào quá trình phát triển, vào hoạch định đường lối, chính sách phát triển quốc gia, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và tổ chức thực hiện hiệu quả, lẽ dĩ nhiên, không ai khác, chính họ phải là người đầu tiên được thụ hưởng thành quả phát triển. Đây là quyền con người cơ bản – quyền được thụ hưởng thành quả phát triển. Và để bảo đảm thực hiện quyền này, đòi hỏi sự phân phối lợi ích một cách công khai, công bằng dựa trên nguyên tắc xuyên suốt của luật nhân quyền quốc tế, đó là bình đẳng và không phân biệt đối xử, không ai bị bỏ lại phía sau.

Vận dụng vào công cuộc phát triển đất nước hiện nay

Quyền được tham gia và quyền được thụ hưởng thành quả phát triển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạch định các chính sách phát triển quốc gia, phát triển con người, phát triển kinh tế, xã hội, hướng mục tiêu vì con người, lấy con người là trung tâm, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người và coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

Thứ nhất, về quan điểm lấy con người là trung tâm, trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác định “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”.

Quan điểm này của Đảng hoàn toàn phù hợp cách tiếp cận của cộng đồng quốc tế. Đồng thời từ cách tiếp cận và xác định con người là trung tâm trong hoạch định chính sách phát triển tại Đại hội XI của Đảng thì đến Đại hội XIII của Đảng, phát triển thêm một bước chủ thể hưởng quyền đó là Nhân dân, “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.

Thứ hai, về quan điểm con người là chủ thể trung tâm của quyền con người. Trong Hiến pháp năm 2013, trong tổng số 120 điều, có 36 điều Hiến pháp quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. Các quyền con người trong Hiến pháp 2013 cũng chủ yếu là quyền con người với tư cách là quyền của cá nhân, công dân. Và bên cạnh quyền của cá nhân, có quy định quyền có tính tập thể, quyền của nhóm, như quyền trẻ em, phụ nữ, thanh niên…

Hiện nay, trong dự thảo Công ước của LHQ về quyền phát triển, một trong những nguyên tắc được đưa ra là “Phát triển lấy cá nhân và các dân tộc làm trung tâm: cá nhân và các dân tộc là những chủ thể trung tâm của phát triển và cần phải là những chủ thể tham gia tích cực và thụ hưởng quyền phát triển”.

Chính vì vậy, một trong những vấn đề cần làm rõ đó là khi Đảng đề cập con người là trung tâm, cần phải hiểu theo cách tiếp cận của cộng đồng quốc tế, vừa với tư cách cá nhân, vừa với tư cách tập thể/nhóm và tương tự, khi nói về “Nhân dân” cũng cần phải hiểu Nhân dân vừa với tư cách là cá nhân, vừa với tư cách tập thể và nhóm.

Và như vậy, quyền con người là hàm ý quyền cá nhân và cả quyền của nhóm; quyền của Nhân dân, vừa hàm ý quyền của cá nhân và quyền của tập thể, nhưng xuyên suốt đó là quyền của cá nhân như quy định trong Hiến pháp năm 2013.

Nhận thức rõ vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tiếp cận quyền con người trong hoạch định các chính sách phát triển quốc gia, phát triển con người. Đặc biệt là sự vận dụng quan điểm lý luận của Đảng về lấy con người, lấy Nhân dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực phát triển đất nước.

Khi con người tham gia tích cực vào quá trình phát triển, vào hoạch định đường lối, chính sách phát triển quốc gia, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và tổ chức thực hiện hiệu quả, lẽ dĩ nhiên, không ai khác, chính họ phải là người đầu tiên được thụ hưởng thành quả phát triển đó. Và để bảo đảm thực hiện quyền này, đòi hỏi sự phân phối lợi ích một cách công khai, công bằng dựa trên nguyên tắc xuyên suốt của luật nhân quyền quốc tế, đó là bình đẳng và không phân biệt đối xử, không ai bị bỏ lại phía sau.

Thứ ba, về con người tham gia và thụ hưởng thành quả của quá trình phát triển.

Về quyền tham gia: Quyền tham gia là một trong những quyền dân chủ về chính trị được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Quyền tham gia của Nhân dân thể hiện trong nhiều Văn kiện của Đảng, với quan điểm là “Bảo đảm để Nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của Nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện”1và thực hiện nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Đồng thời đề cao sự tham gia của người dân vào các công việc của Đảng, Nhà nước với quan điểm: “Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, kiên trì thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Quan điểm của Đảng về bảo đảm sự tham gia của người dân đã được hiến định và luật định. Điều 28, Hiến pháp năm 2013 quy định (1) Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước; (2) Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 quy định cụ thể về những nội dung nhân dân bàn và quyết định (Chương 2, mục 2 Nhân dân bàn và quyết định; mục 3 Nhân dân tham gia ý kiến).

Về cơ bản, quan điểm của Đảng là phù hợp với cách tiếp cận chung của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, mới chỉ dừng ở bảo đảm sự tham gia với việc nhà nước tạo điều kiện để người dân tham gia và quy định các hình thức tham gia chủ yếu mới ở cấp cơ sở; chưa chú ý tiếp cận và có quy định về các biện pháp để nâng cao ý thức người dân chủ động, tích cực tham gia thực hiện các quyền và tự do của con người, của công dân.

Việt Nam ngày càng đạt được nhiều thành tựu ấn tượng về đảm bảo quyền của người dân tộc thiểu số, qua đó góp phần đẩy mạnh uy tín của nước ta trong việc thực thi cam kết quốc tế, đặc biệt là Công ước CERD. (Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
Việt Nam ngày càng đạt được nhiều thành tựu ấn tượng về đảm bảo quyền của người dân tộc thiểu số, qua đó góp phần đẩy mạnh uy tín của nước ta trong việc thực thi cam kết quốc tế, đặc biệt là Công ước CERD. (Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

Về quyền thụ hưởng: Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh quan điểm kiên trì thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Mặc dù chưa nêu rõ nội hàm dân thụ hưởng là gì, tuy nhiên quyền được thụ hưởng của người dân lần đầu tiên được quy định tại Điều 7, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 với nội hàm gồm: (i) được nhà nước và pháp luật công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, thực hiện các quyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; (ii) được thông tin đầy đủ, kịp thời về các quyền và lợi ích hợp pháp, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật và quyết định của chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc; (iii) được thụ hưởng thành quả đổi mới, phát triển tế – xã hội, chế độ an sinh xã hội, sự an toàn, ổn định của đất nước, của địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động và kết quả thực hiện dân chủ ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc; (iv) được tạo điều kiện để tham gia học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Trên cơ sở quan điểm của Đảng và các quy định của Hiến pháp, pháp luật, quyền tham gia và quyền thụ hưởng cần tiếp tục được nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học, bảo đảm quyền tham gia thực chất, chủ động của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước và xã hội, chủ động, tích cực tham gia thực hiện các quyền và tự do của con người, của công dân đã được hiến pháp, pháp luật quy định và quyền được thụ hưởng công bằng thành quả của quá trình phát triển, thành quả của công cuộc đổi mới.





Nguồn: https://baoquocte.vn/con-nguoi-chu-the-tham-gia-thu-huong-thanh-qua-cua-phat-trien-295502.html

Cùng chủ đề

Đề xuất cho HĐND giám sát cơ quan trung ương ở địa phương

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung thẩm quyền giám sát các cơ quan trung ương tại địa phương cho HĐND cùng cấp. Ngày 29.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND). Phát biểu góp ý, đại biểu Nguyễn Ngọc Xuân (Bình Dương) cho biết, qua thực tiễn hoạt động giám sát tại địa...

Loạt món tráng miệng Việt Nam vào top ngon nhất Đông Nam Á

Danh sách 100 món tráng miệng ngon nhất Đông Nam Á do TasteAtlas bình chọn giới thiệu với thực khách thế giới loạt món ngon xuất xứ Việt Nam. Chè ba màu là món ăn Việt Nam đầy màu sắc thuộc thể loại món tráng miệng kiểu đồ uống nhưng lại có độ đặc. Món này có thể bao gồm xôi, trân châu, hạt sen, đậu ngọt, hạt dẻ nước hoặc thạch... Chè ba màu là món tráng miệng phổ biến ẢNH: PN...

Chủ tịch Quốc hội Singapore chào đón chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Trước thềm chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tới Singapore từ ngày 1-3/12, trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Singapore về ý nghĩa của chuyến thăm đối với quan hệ hai nước, ngày 28/11, Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng đã gửi thư, trong đó khẳng định chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh...

Gìn giữ và bảo tồn trò chơi Gà đất của dân tộc Tày – Nùng, Lạng Sơn

Trò chơi gà đất là một di sản văn hóa vô cùng quý báu của dân tộc Tày - Nùng, Lạng Sơn. Để trò chơi này không bị mai một và tiếp tục được truyền lại cho các thế hệ sau, chúng ta cần có những giải pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả. Việc bảo tồn và phát huy trò chơi gà đất không chỉ là bảo tồn một nét văn hóa độc đáo mà còn là góp...

Vietjet chào mừng chuyến bay đầu tiên giữa Kuala Lumpur (Malaysia) và Hà Nội

Chào mừng chuyến bay đầu tiên kết nối thủ đô Hà Nội với thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia), Vietjet mang đến thêm nhiều cơ hội di chuyển dễ dàng cho người dân và du khách giữa hai trung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc lên tiếng về lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ, kiên quyết bảo vệ doanh nghiệp bán dẫn

Ngày 28/11, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hạ Á Đông tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Mỹ lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.

Nâng cấp để thích ứng

Với việc nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược và những cam kết hợp tác trong nhiều lĩnh vực cho thấy quan hệ Malaysia-Hàn Quốc đã có bước tiến mới.

Ngang qua Hồ Gươm, nghe tiếng kéo lách cách… lại thèm nộm bò khô

Baoquocte.vn. Hà Nội những ngày đầu Đông có nhiều "đặc sản" dễ làm xiêu lòng thực khách, một trong số đó là nộm bò khô.

Lệnh ngừng bắn quá mong manh, Israel nổ súng cảnh cáo, ban lệnh giới nghiêm ở miền Nam Lebanon

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon mới có hiệu lực từ 4h sáng 27/11 (giờ địa phương) thì đến sáng 28/11, tiếng súng đã vang lên.

Tổng thống Nga tiết lộ sức mạnh vô song của tên lửa mới tấn công Ukraine, Kiev chuẩn bị hứng chịu sự nổi giận...

Ngày 28/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, trong thời gian tới, thế giới sẽ chưa xuất hiện loại tên lửa nào tương đương với tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik mới mà Moscow vừa thử nghiệm trong cuộc tấn công Ukraine.

Bài đọc nhiều

Triển lãm ảnh nhấn mạnh vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi bạo...

Ngày 27/11, Bộ Công an và UN Women khai mạc Triển lãm ảnh và tuyên truyền pháp luật nhân tháng hành động về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới tại Bảo tàng Công an nhân dân.

Trưng bày 63 bức ảnh về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 27/11 tại Bảo tàng Công an nhân dân, Bộ Công an và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm ảnh và tuyên truyền pháp luật nhân Tháng hành động về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới. Đây là triển lãm đầu tiên tại Việt Nam về vai trò...

Giảm chi phí logistics để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng Việt

(LĐXH) - Mặc dù Việt Nam nằm trong top 30 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất thế giới, tuy nhiên chi phí logistics vẫn còn ở mức cao so với các quốc gia, ảnh hưởng đến giá thành và sức cạnh tranh hàng hóa. Chi phí logistics cao thách thức hàng ViệtTheo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, chi phí logistics chiếm tới 16,8 - 17% GDP, nhiều năm trước đây còn là 18 - 19%.Đây là...

Nhiều giải pháp với việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Môi trường mạng cũng thường trực đa dạng nguy cơ đối với trẻ em, bao gồm những hành vi xâm hại và các yếu tố nguy hiểm khác có thể tác động tiêu cực, gây tổn hại tâm lý, danh dự và nhân phẩm, thậm chí là sức khỏe, tính mạng của trẻ. Với việc tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức ở quy mô quốc gia; đổi mới cách thức, nội dung công tác truyền thông theo...

Phát triển văn hoá – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Với việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hoá - xã hội tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Đầu tư thích đáng cho phát triển văn hoá, thể dục, thể thao, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hoá đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Quy...

Cùng chuyên mục

Khoảng 21.000 người cao tuổi được nâng cao chất lượng sống từ dự án do Nhật Bản tài trợ

Ngày 28/11, tại Đà Nẵng, Hội Người cao tuổi của 6 tỉnh, thành phố phối hợp với Tổ chức HelpAge International (HAI) họp tổng kết Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi tại Việt Nam" do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Tại buổi họp tổng kết dự án, các đại biểu cũng đã giới thiệu/chia sẻ về mô hình câu lạc bộ...

Phát triển văn hoá – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Với việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hoá - xã hội tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Đầu tư thích đáng cho phát triển văn hoá, thể dục, thể thao, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hoá đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Quy...

Kon Tum: đã cất bốc, hồi hương 34 hài cốt liệt sĩ hy sinh trên địa bàn tỉnh Ratanakiri (Campuchia)

Đây là số liệu được đưa ra tại buổi làm việc đánh giá kết quả thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác trong công tác Mặt trận giữa 2 tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và Ratanakiri (Campuchia), giai đoạn 2019-2024 được tổ chức tại tỉnh Kon Tum ngày 27/11. Theo đánh giá tại buổi làm việc, trong 5 năm qua, căn cứ vào nội dung Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2019-2024, Ủy...

Làm rõ hơn các vấn đề liên quan và thực tiễn thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 28/11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo quốc tế “Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người”.

Nhiều giải pháp với việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Môi trường mạng cũng thường trực đa dạng nguy cơ đối với trẻ em, bao gồm những hành vi xâm hại và các yếu tố nguy hiểm khác có thể tác động tiêu cực, gây tổn hại tâm lý, danh dự và nhân phẩm, thậm chí là sức khỏe, tính mạng của trẻ. Với việc tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức ở quy mô quốc gia; đổi mới cách thức, nội dung công tác truyền thông theo...

Mới nhất

Cơ hội tham quan nhà máy sản xuất của Acecook Việt Nam ngay tại gia

Ứng dụng công nghệ để tiếp cận khách hàng nhiều hơn và nhanh hơn là thành công của Acecook Việt Nam khi triển khai chương trình tham quan nhà máy trực tuyến. Hoạt động trong ngành thực phẩm và mang tinh thần “Omoiyari” (nghĩ cho người khác) đặc trưng của Nhật Bản, Acecook Việt Nam luôn đặt tính công khai,...

Trái Đất cư ngụ ở một trong những nơi dị thường nhất vũ trụ?

(NLĐO) - Dữ liệu từ 3 cuộc khảo sát vũ trụ quy mô lớn xác nhận con quái vật Milky Way mà Trái Đất thuộc về rất...

Làm được 3 điều sau, cơ thể cảm ơn bạn rất nhiều

Gia vị là một phần không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, sử dụng gia vị không đúng cách có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe tiềm tàng mà không phải ai...

Cách nấu bánh canh bột gạo thơm ngon tại nhà

Bánh canh là món ăn được nhiều người yêu thích. Trong bài viết này, VietNamNet sẽ hướng dẫn cách nấu bánh canh bột gạo chân giò thơm ngon tại nhà. 1. Nguyên liệu nấu bánh canh bột gạo chân giò 500g xương ống1 chân giò lợn500g bột gạo sợi3 củ cà rốt1 quả ớtVài nhánh hành lá1 ít rau mùi2 củ...

đơn giản hóa 32 thủ tục hành chính ngành Nội vụ

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6159/QĐ-UBND (ngày 27/11/2024) thông qua phương án đơn giản hóa 32 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nội vụ. Cụ thể, cắt giảm thành phần hồ sơ thủ tục hành chính đối với các thủ tục hành chính “Đề...

Mới nhất

Cao nguyên huyền thoại