Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốCông nghệ AI mở ra tương lai cho đạn...

Công nghệ AI mở ra tương lai cho đạn pháo dẫn đường chính xác trên chiến trường


Theo đó, các nhà khoa học công nghệ quân sự của Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm trong những điều kiện khác nhau cho thấy AI sử dụng laser dẫn đường cho pháo binh có khả năng bắn trúng mục tiêu có kích thước bằng con người ở khoảng cách 9,9 dặm (~16 km).

Độ chính xác đạt được trong các cuộc thử nghiệm này vượt quá mong đợi, cao hơn nhiều so với bất kỳ loại súng lớn nào đang được sử dụng trên chiến trường hiện nay.

Hiệu quả tối đa, chi phí tối thiểu

Đạn pháo truyền thống thường có sai số cách mục tiêu 100 mét (328 feet) hoặc hơn. Do đó, các loại đạn pháo dẫn đường, có khả năng điều chỉnh hướng bay trong khi bay, đang được quân đội Trung Quốc, Mỹ và các nước khác ứng dụng rộng rãi.

Tuy nhiên, độ chính xác của các loại đạn pháo dẫn đường hiện nay bị hạn chế một phần do các mô hình toán học truyền thống không thể xử lý kịp thời lượng dữ liệu thời gian thực khổng lồ. Các biến số như gió, nhiệt độ và áp suất không khí tác động trực tiếp đến độ chính xác của đạn pháo, khiến nó có thể trượt mục tiêu hoặc rơi cách mục tiêu trong vài hoặc hàng chục mét.

Công nghệ AI giúp tính toán quỹ đạo bay của đạn pháo hiệu quả hơn so với các phương pháp toán học truyền thống

Nhóm nghiên cứu của Wang cùng các cộng tác viên và chuyên gia hệ thống không người lái tin rằng, AI mang lại tiềm năng nâng cao tốc độ xử lý so với các phương pháp toán học truyền thống.

“Trí tuệ nhân tạo đang phát triển nhanh chóng và ngày càng nhiều các nhà khoa học sử dụng công nghệ này để giải quyết những vấn đề lập trình quỹ đạo bay”, giáo sư Wang Jiang, trưởng nhóm dự án từ Viện Công nghệ Bắc Kinh, cho biết trên bài báo đăng trên tạp chí Acta Armamentarii.

Khi một đạn pháo “thông minh” được bắn ra, nó cần nhanh chóng thu thập và phân tích các loại dữ liệu môi trường để tinh chỉnh hướng đi, một tác vụ mà số lượng các phép tính có thể tăng theo cấp số nhân theo biến số.

Trong khi đó, vi xử lý bên trong quả đạn lại phải thiết kế đơn giản nhất để chịu được sức nóng và độ sốc cực lớn của hỏa lực pháo binh. Đối mặt với những yêu cầu như vậy, con chip thường phải loại bỏ dữ liệu thô có giá trị để hoàn thành các phép tính kịp thời, từ đó ảnh hưởng đến độ chính xác tổng thể.

Nhưng với công nghệ AI, ngay cả một con chip máy tính chậm chạp cũng có thể hoàn thành các phép tính cần thiết bằng cách tận dụng gần như tất cả dữ liệu có sẵn.

Theo các nhà nghiên cứu, khi học hỏi từ quá trình đào tạo dựa trên dữ liệu thu thập từ các chuyến bay thực hoặc thí nghiệm, AI có thể bỏ qua một số yêu cầu tính toán khắt khe thường được thực hiện với phương pháp truyền thống.

Không chỉ vậy, sự chuyên môn hoá của các mô hình AI mở ra khả năng điều chỉnh tinh vi quỹ đạo của quả đạn trong quá trình bắn, từ đó nâng cao độ chính xác hơn nữa.

Xu hướng tất yếu

Cả Trung Quốc và Mỹ đều đang chạy đua phát triển pháo binh “thông minh” để giúp cắt giảm chi phí chiến tranh, do đạn pháo thường rẻ hơn nhiều so với tên lửa và có thể nhanh chóng được sản xuất với số lượng lớn.

Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, số lượng các tiểu đoàn pháo binh của quân đội Mỹ đã giảm dần do nước này ưu tiên phát triển sức mạnh không quân

Năm ngoái, quân đội Mỹ ký hợp đồng trị giá 66 triệu USD với nhà sản xuất vũ khí Raytheon để cung cấp một số lượng không xác định các loại đạn thông minh cho pháo dẫn đường bằng GPS, với tầm bắn lên tới 40 km, theo một số phương tiện truyền thông đưa tin.

Michael Peck, cây viết của Forbes nhận định pháo binh từng không được Mỹ chú trọng đầu tư do quá cồng kềnh để triển khai ở sa mạc, rừng núi, trong khi không quân có tốc độ và khả năng linh hoạt trong sử dụng vũ khí hạng nặng.

Song, những bài học rút ra từ cuộc xung đột hiện nay tại châu Âu, cũng như sự phát triển của các thế hệ máy bay chiến đấu mới có khả năng tước đi sự hỗ trợ trên không đối với lực lượng mặt đất Mỹ đã khiến Washington phải cân nhắc lại chiến lược của mình.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc năm ngoái cũng công bố đoạn clip về cuộc tập trận bắn đạn thật cho thấy quân đội nước này sử dụng đạn pháo thông minh tấn công mục tiêu đang di chuyển, song khoảng cách hiệu quả và độ chính xác của vũ khí này không được tiết lộ công khai.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh đã phát triển súng cối thông minh mới, được cho là có độ chính xác đến từng centimet. Tuy nhiên, súng cối thường có tầm bắn ngắn hơn và tốc độ thấp hơn so với đạn pháo.

Giới phân tích lĩnh vực công nghiệp quốc phòng nhận định, trong tác chiến đô thị, đạn pháo với sự hỗ trợ của AI có thể vô hiệu hóa những đơn vị hoặc phương tiện đối phương đang ẩn nấp trong các tòa nhà với hiệu quả cao hơn hỏa lực truyền thống với chi phí thấp hơn sử dụng tên lửa.

(Theo Asiantimes, SCMP)



Nguồn

Cùng tác giả

Gỡ vướng nhà xã hội; xác thực người giao dịch chứng khoán

- Đề xuất bỏ nhiều tiêu chí ‘đánh đố’ người mua nhà ở xã hội Bộ Xây dựng vừa có đề xuất bỏ điều kiện về cư trú, điều kiện về thu nhập được nâng cao hơn so với...

Nguyên nhân ban đầu khiến căn nhà 4 tầng đổ sập ở TP.HCM

Chiều 24/9, hiện trường vụ sập căn nhà 4 tầng nằm trong hẻm 113 đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (TP.HCM) vẫn đang được phong tỏa nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn phục vụ công...

Các doanh nghiệp không sử dụng AI sẽ bị tụt hậu

Tại workshop "Tương lai của trí tuệ nhân tạo tạo sinh trong doanh nghiệp" chiều 21/9, trong khuôn khổ Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2023 (AI4VN), GS. TS Nguyễn Thanh Thủy, Chủ tịch Câu lạc...

Ông lớn cảng biển bị truy thu thuế hơn 3,5 tỷ đồng

Mới đây, Công ty cổ phần Gemadept (Mã chứng khoán: GMD) đã nhận được quyết định của Cục thuế TP. HCM về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời kỳ thanh tra từ năm...

Thủ tướng: Chỉ cần bà con kiều bào hướng về quê hương thì ở đâu cũng đều tốt

Nhấn mạnh, chỉ cần hướng về quê hương, Tổ quốc thì ở đâu cũng đều tốt, Thủ tướng khuyến khích bà con kiều bào đưa anh chị em, bạn bè sang làm ăn, sinh sống tại Brazil hay các...

Tin cùng chuyên mục

OpenAI ra mắt phiên bản 3 của nền tảng AI tạo sinh Dall-E

OpenAI vừa cho ra mắt phiên bản thứ ba của nền tảng AI tạo sinh Dall-E, cho phép người dùng sử dụng chatbot ChatGPT để tạo ra hình ảnh từ lời nhắc (prompt).

Các doanh nghiệp không sử dụng AI sẽ bị tụt hậu

Tại workshop "Tương lai của trí tuệ nhân tạo tạo sinh trong doanh nghiệp" chiều 21/9, trong khuôn khổ Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2023 (AI4VN), GS. TS Nguyễn Thanh Thủy, Chủ tịch Câu lạc...

Nhật Bản sẽ thử nghiệm trên người loại thuốc kích thích răng mọc trở lại

Một nhóm các nhà khoa học người Nhật Bản đang nghiên cứu phát triển một loại thuốc giúp kích thích răng mọc trở lại.

Bộ nhận diện mới, sức lan tỏa mới

Hướng tới kỷ niệm Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10) năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023.

Các quốc gia nên phát triển AI tạo sinh bằng ngôn ngữ của mình

Thông điệp trên được ông Ha Jung Woo, Trưởng bộ phận đổi mới sáng tạo Cloud công ty Naver (Hàn Quốc), chia sẻ tại Ngày hội Trí tuệ Nhân tạo Việt Nam (AI4VN) 2023, được tổ chức tại...

Gần 500 thương hiệu smartphone lụi tàn kể từ năm 2017

Từ hơn 700 thương hiệu năm 2017, năm 2023, con số này chỉ còn gần 250. Gần như tất cả các thương hiệu đã biến mất đều nằm ở Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi, Trung Quốc, Nhật...

Tin nổi bật

Tin mới nhất