Trang chủNewsNhân quyềnĐắk Nông: Phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững

Đắk Nông: Phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững


Đắk Nông có 7 huyện và TP. Gia Nghĩa, với 71 xã, phường, thị trấn. Trong đó, 12 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, đời sống người dân ở mức thấp. Những năm qua, thực hiện chủ trương của Nhà nước, công tác giảm nghèo trở thành nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của các cấp, ngành, địa phương ở Đắk Nông. Từ đó, rất nhiều phong trào thi đua, mô hình tiêu biểu, cách làm hay được triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực.

Phát huy năng lực hộ gia đình, cộng đồng

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh, công tác giảm nghèo của tỉnh đã mang hiệu quả thiết thực, bao trùm bằng đa dạng các mô hình, dự án giảm nghèo. Việc thay đổi phương thức hỗ trợ chuyển từ “cho không” sang trợ giúp một phần là cách làm rất hay ở Đắk Nông. Cách làm này là giúp đỡ có điều kiện nên khắc phục đáng kể tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách ưu đãi. Hộ nghèo được hỗ trợ đã có trách nhiệm hơn, mạnh dạn và quyết tâm hơn trong phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo. Việc triển khai nhân rộng các mô hình giảm nghèo đã tận dụng và phát huy được năng lực hộ gia đình, cộng đồng.  

Trong quá trình triển khai, tư duy của người dân dần thay đổi. Bà con chủ động trong hoạt động, tự lực vươn lên, tạo sinh kế thoát nghèo. Tỉnh đã xây dựng chương trình hành động để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững. Trong đó, tỉnh xác định nhiệm vụ trọng tâm, bố trí nguồn lực, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu đề ra.Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, việc xây dựng các mô hình giảm nghèo được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đến người dân. Do đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tích cực thực hiện các mô hình sinh kế, giúp người dân có nguồn thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh được Trung ương phân bổ trên 600 tỷ đồng phục vụ công tác giảm nghèo.

Nhiều gia đình ở Đắk Nông tập trung sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn quốc tế để xóa giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Nhiều gia đình ở Đắk Nông tập trung sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn quốc tế để xóa giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Từ nguồn vốn này, tỉnh tập trung thực hiện các dự án, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho người nghèo. Tỉnh thực hiện 2 đề án giảm nghèo tại huyện nghèo Đắk Glong, Tuy Đức với tổng kinh phí khoảng 450 tỷ đồng. Ngoài ra, việc hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo cũng được các đơn vị, đoàn thể như: Hội Nông dân, Trung tâm Khuyến nông, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh… triển khai đạt kết quả tích cực. Trong đó, nhiều mô hình mang lại hiệu quả và được nhân rộng như: Chăn nuôi gà lai chọi xã Đắk Ha (Đắk Glong), Đắk Ngo (Tuy Đức); nuôi dê, bò sinh sản tại xã Quảng Trực (Tuy Đức); chăn nuôi thỏ tại xã Đắk Rmoan (Gia Nghĩa); nuôi ruồi lính đen làm thức ăn chăn nuôi gia cầm và làm phân bón ở xã Kiến Thành (Đắk R’lấp)…

Riêng các cấp Hội Nông dân đã tổ chức hỗ trợ 6.061 lượt hội viên, nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học, công nghệ. Đồng thời, hội xây dựng 39 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Vựa lúa Buôn Choáh (Krông Nông) đang tạo cú hích cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tăng thu nhập, ổn định cuốc sống. Đến cuối năm 2022, tỉnh Đắk Nông có 13.342 hộ nghèo, chiếm 7,97% hộ dân toàn tỉnh.

Trong đó, hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chung là 9.589 hộ, chiếm 20,11%; hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ 3.892 hộ, chiếm 24,56%. Kết quả trên đã đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 16/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông về công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Bên cạnh đó, để cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TU, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững.

Cây mắc ca giúp nhiều người dân ở bon Bu Prăng I, xã Quảng Trực (huyện Tuy Đức) có thu nhập ổn định.

Cây mắc ca giúp nhiều người dân ở bon Bu Prăng I, xã Quảng Trực (huyện Tuy Đức) có thu nhập ổn định.

Theo đó, tỉnh phấn đấu mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3% trở lên; hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm từ 5% trở lên theo chuẩn nghèo đa chiều. Trong đó, các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025 là 100% hộ nghèo, cận nghèo thiếu hụt về tiêu chí thu nhập được hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập. 100% hộ nghèo, cận nghèo thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản sẽ được hỗ trợ một phần để từng bước cải thiện, tiếp cận các dịch vụ về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh, tiếp cận thông tin…

 Các mô hình, dự án giảm nghèo theo hình thức hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp được tỉnh triển khai nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập, thích ứng với biến đổi khí hậu… cho người nghèo. Việc thực hiện các nội dung, dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021 – 2025 bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Công tác giảm nghèo bền vững dù đạt những kết quả rất khả quan, khích lệ nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp những khó khăn, hạn chế. Đây cũng là thách thức rất lớn trong thời gian tới của Đắk Nông. Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, chương trình giảm nghèo có sự điều hành đồng bộ, tính lồng ghép cao. Thế nhưng trong quá trình thực hiện, các cơ quan quản lý triển khai các dự án, chính sách còn mang tính độc lập, riêng lẻ mà chưa có sự phối hợp.

Thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; coi công tác giảm nghèo đa chiều là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của hệ thống chính trị và xã hội, qua đó tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Hiện, vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh vẫn là nơi khó khăn nhất, kinh tế – xã hội chậm phát triển nhất, đặc biệt là cơ sở hạ tầng kinh tế tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng so với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao, chất lượng giảm nghèo chưa thật sự bền vững. Bên cạnh đó, người nghèo chủ yếu lao động giản đơn trong sản xuất nông nghiệp, bị ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu và diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp. Bởi vậy, việc thực hiện chính sách giảm nghèo của tỉnh gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Mục tiêu thời gian tới

Thời gian tới, Đắk Nông thực hiện giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; tập trung nguồn lực hỗ trợ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021 – 2025, góp phần đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã đề ra, đưa Đắk Nông “trở thành tỉnh trung bình khá vào năm 2025 và tỉnh phát triển khá vào năm 2030 của vùng Tây Nguyên”. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025) từ 3% trở lên; trong đó, hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm từ 5% trở lên.

Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trong năm 2023 trên địa bàn. Tiếp tục triển khai, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo như: Tín dụng ưu đãi; học nghề; y tế; giáo dục; trợ giúp pháp lý. Phân công, phân cấp trách nhiệm của từng cấp và các phòng, ban, đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở.

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn trong việc thực hiện chương trình; khen thưởng, động viên và nhân rộng những mô hình điển hình tiên tiến, nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình của các địa phương; tổng hợp kết quả thực hiện chương trình, báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất về UBND tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, các đơn vị chủ trì dự án, tiểu dự án thành phần theo quy định.

 

Nguyễn Ngọc Minh



Source link

Cùng chủ đề

Đồng Nai: Rộn ràng ngày hội tòng quân

Tối 26-2, Hội đồng nghĩa vụ quân sự (NVQS) các huyện, TP (tỉnh Đồng Nai) đã tổ chức hội trại tòng quân nhằm động viên, khích lệ tinh thần thanh niên nhập ngũ. Anh Nguyễn Huy Hải (ngụ phường An Hòa, TP Biên Hòa) tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tháng 9-2023. Dù có nhiều cơ hội việc làm nhưng...

Lý do các nhà khoa học lo lắng về đợt nắng nóng kỷ lục năm 2023

Hầu hết các nhà khoa học đều lo ngại rằng biến đổi khí hậu vốn đã chạm ngưỡng tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Sự nóng lên của không khí và đại dương đang hình thành thêm nhiều đợt nắng nóng không chỉ thiệt hại...

Giai đoạn thuận lợi để khách hàng đầu tư

Thị trường phụ thuộc tâm lý người mua Khi thị nền kinh tế đang gặp khó khăn, thị trường bất động sản cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Các chuyên gia cho rằng, ngoài những yếu tố về pháp lý, vốn vay… tâm lý người mua hàng cũng quyết định rất nhiều đến thị trường bất động sản. Tại Hội nghị bất động sản Việt Nam - VRES 2023 vừa tổ chức tại Tp.HCM, ông Đinh Minh Tuấn -...

Mua nhà “trên giấy” theo quy định mới, khách hàng được bảo vệ như thế nào?

Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, kỳ vọng sẽ giải quyết được nhiều bất cập của Luật Kinh doanh bất động sản 2014.Đáng chú ý, Luật mới này đã chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi của người mua nhà ở hình thành trong tương lai (hay gọi là nhà ở "trên giấy"). Chủ đầu tư phải được ngân hàng chấp...

Nông, lâm, thủy sản xuất siêu trên 43 tỷ USD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong tháng 10, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 4,81 tỷ USD, tăng 7,43% so với tháng 9/2023 và tăng 11,9% so với tháng 10/2022.Trong đó, nhóm nông sản đạt 2,47 tỷ USD, tăng 31,1% so với tháng 10/2022; chăn nuôi 40 triệu USD, tăng 6%; lâm sản 1,28 tỷ USD, giảm 0,2%; thủy sản 850 triệu USD, giảm 5,9%.Do giá trị xuất khẩu một số...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Để người khuyết tật tiếp cận dễ dàng khi số hóa các dịch vụ hành chính công

Ngày 24/2, tại Hà Nội, mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam tổ chức lễ “Khởi động dự án hành chính công với người khuyết tật tại Việt Nam".Số liệu đưa ra tại Hội thảo cho thấy, hiện Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28%.Để giúp nhóm đối tượng là người khuyết...

Đà Nẵng trao 300 thùng hàng gia đình cho người dân ảnh hưởng bởi mưa lũ

Cùng chung niềm vui ấy, chị Nguyễn Thị Việt (phường Hoà Khánh Nam) vừa nhận phần quà từ chương trình cho biết, chị có 5 người con, chồng mất sớm, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Hàng ngày, chị phải đi bán vé số và bán trái cây nhưng cũng không đủ trang trải cuộc sống và lo cho các con.“Hôm nay được nhận phần quà dụng cụ học tập cho các con và thùng hàng gia...

Hàng trăm thẻ BHYT được tặng cho học sinh khó khăn tại Đắk Nông

Trước đó, phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông và các nhà hảo tâm trao tặng 175 thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở huyện này.Các em học sinh được tặng thẻ BHYT thuộc các trường tiểu học: Hà Huy Tập, Y Jút và Trần Phú, xã Tâm Thắng, huyện...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Indonesia được khuyên giảm nhuệ khí của Việt Nam

Theo chuyên gia bóng đá Indonesia Aris Budi Sulistyo, HLV Shin Tae-yong nên cho các học trò đá chặt chẽ để giảm tính chiến đấu của Việt Nam ở lượt bốn, vòng loại hai World Cup 2026. "Chơi trên sân Mỹ Đình, Indonesia sẽ chịu áp lực lớn từ khán giả Việt Nam", Sulistyo nói với Bola. "Thầy trò...

Xem những tay đua mô tô nước giỏi nhất thế giới tranh tài trên đầm Thị Nại

Hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng ở xã vùng cao An Xuân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) xem hội đua ngựa, nhiều du khách quyết định đu lên cây để tiện cho việc theo dõi những màn tranh tài của các "kỵ sĩ". Tuoitre.vn Nguồn

Giáo sư Việt vào ban chủ tịch hội thảo quốc tế hàng đầu về lượng tử

Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú vừa được bổ nhiệm chủ tịch quỹ học bổng dành cho sinh viên của hội thảo quốc tế hàng đầu lĩnh vực lượng tử. Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực lượng tử những năm qua - Ảnh: NVCC Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú được biết đến nhiều trong cộng đồng...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!