Trang chủKinh tếNông nghiệpĐể người trồng thanh long thôi khóc

Để người trồng thanh long thôi khóc


SGGP


Sớm hình thành các tổ hợp đủ mạnh để hỗ trợ, chủ động ứng phó, tạo ra giá trị thặng dư dựa trên khai thác hiệu quả các nguồn lực khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Phát triển ngành hàng trái cây tích hợp đa giá trị là hướng đi bền vững để người trồng trái cây thôi lặp lại điệp khúc “cười – khóc”.

3 tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An có diện tích trồng thanh long lớn nhất nước với hơn 45.000ha, chiếm 82% diện tích và 90% sản lượng. Nhưng giữa lúc toàn ngành trái cây Việt đang tăng trưởng xuất khẩu kỷ lục hơn 78% so với cùng kỳ năm trước, thì loại trái cây “vua” từng giúp nhiều nông dân làm giàu lại phải ngậm ngùi chịu cảnh rớt giá, mất thị trường tiêu thụ. Người trồng cây thanh long nếm đủ nụ cười và nước mắt.

Hiện nay, tình trạng nhà vườn chặt bỏ cây thanh long đang diễn ra ở nhiều nơi. Các “vương quốc” thanh long Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, giảm mỗi tỉnh vài ngàn hécta. Kim ngạch xuất khẩu thanh long nước ta rơi từ 1,27 tỷ USD năm 2018 xuống còn chưa đến 600.000 USD hiện nay.

Trong khi đó, Trung Quốc chiếm đến 90% kim ngạch xuất khẩu thanh long của nước ta đã phát triển vùng trồng và vượt diện tích trồng thanh long Việt Nam. Quốc gia này cũng áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt nhập khẩu thanh long, giảm và dẹp đường tiểu ngạch, tăng cường nhập khẩu qua chính ngạch.

Bài học chuyện mía “đắng”; tiêu, điều, cam quýt dội chợ; hành tím, khoai lang, dưa hấu lâm vào tình cảnh chờ “giải cứu” đã từng xảy ra. Mới năm trước, thanh long được đưa vào vị trí đầu tiên trong 14 loại trái cây chủ lực của quốc gia theo đề án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cây ăn trái chủ lực của Bộ NN-PTNT, thì nay lại rớt giá thảm hại. Điều đó đặt ra vấn đề phải làm sao phát triển bền vững cho ngành hàng giàu tiềm năng này. Cần sự tiếp cận tổng thể, sự phối hợp đa ngành và giải quyết liên ngành để ngành hàng thanh long nói riêng và rau quả nói chung phát triển bền vững trong tương lai.

Theo đề án xuất khẩu của Bộ NN-PTNT, đến năm 2025, toàn ngành trái cây sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD. Tuy nhiên, năm nay, xuất khẩu trái cây có khả năng sẽ đạt con số này, vượt kế hoạch 2 năm, nhưng trái thanh long lại đang rơi ngược hướng. Quy hoạch vùng trồng chúng ta đã có, có cả đề án về phát triển công nghiệp chế biến, trong đó có chế biến trái cây, xác định thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, 3 việc này cần phải tích hợp lại.

Yêu cầu không chỉ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc, giống, biện pháp canh tác, mà còn rất cần nâng cao chất lượng liên kết, hợp tác giữa nhà vườn, doanh nghiệp. Muốn các nhân tố trong chuỗi giá trị trái cây nói chung và thanh long nói riêng liên kết tốt, phải đảm bảo tiêu chuẩn và chế tài nghiêm. Cần tổ chức tốt chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng – cơ sở đóng gói – cơ sở xử lý kiểm dịch thực vật – doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.

Thách thức cạnh tranh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân ngày càng cao; trách nhiệm của cơ quan hoạch định cơ chế, chính sách, pháp luật, định ra quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng để đáp ứng yêu cầu của thị trường ngày càng lớn. Cần có “công nghệ” cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng được thương hiệu, vừa đẩy mạnh xuất khẩu, vừa phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm trong nước, rất cần có sự đầu tư phát triển chế biến sâu ngành hàng trái cây.

Cùng với đó, cần xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tiếp cận thị trường, nguồn vốn, mua sắm máy móc, tích tụ đất đai, áp dụng công nghệ để phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, tăng quy mô sản xuất và tham gia hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp trong các chuỗi giá trị. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề; trình độ, hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Sớm hình thành các tổ hợp đủ mạnh để hỗ trợ, chủ động ứng phó, tạo ra giá trị thặng dư dựa trên khai thác hiệu quả các nguồn lực khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Phát triển ngành hàng trái cây tích hợp đa giá trị là hướng đi bền vững để người trồng trái cây thôi lặp lại điệp khúc “cười – khóc”.





Nguồn

Tin cùng chuyên mục

Cây mía miền Tây… “hết ngọt”

Diện tích ngày càng… thu hẹp Các tỉnh Long An, Kiên Giang, Cà Mau một thời là địa bàn trồng mía sôi động, nhưng nay tất cả nhà máy đường trên địa bàn đã đóng cửa, diện...

Nông nghiệp vẫn là trụ đỡ cho nền kinh tế

Trong bối cảnh hầu hết các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, thủy sản, gỗ... đều sụt giảm mạnh, xuất khẩu nông sản, trái cây trở thành điểm sáng cho nền kinh tế. Quan trọng hơn, sau...

Nhiêu khê kiểm dịch thực vật

Chờ đợi 3-4 ngày Theo một công ty xuất khẩu điều, tình hình thị trường điều đang rất ảm đạm, nhưng các doanh nghiệp lại gặp khó khăn, tăng chi phí khi đưa điều thô về kho. Trước...

Mở rộng chuỗi thực phẩm an toàn

TPHCM được xem là thị trường tiêu thụ thực phẩm lớn nhất cả nước; tuy nhiên, nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm của thành phố chỉ đáp ứng được 20%-30%. Do vậy, để đảm bảo đủ nguồn...

Tồn kho hơn 2 triệu liều vaccine tả heo châu Phi, vì sao?

Dịch bệnh vẫn đang "nhen nhóm" xuất hiện ở các địa phương, nhất là dịch tả heo châu Phi, nhưng các doanh nghiệp lại đang tồn kho hơn 2 triệu liều vaccine.Doanh nghiệp đề nghị cho xuất khẩu...

Cùng tác giả

Độc đáo Lễ hội múa đương đại quốc tế – X POSITION ‘O’ 2023

SGGPO 06/11/2023 10:03 Tối 5-11, tại Nhà hát Hòa Bình, quận 10, TPHCM đã diễn ra Lễ hội múa đương đại quốc tế (X POSITION 'O' 2023).  Tác phẩm múa "Yên lam" trong Lễ hội múa đương đại...

Ngừng sơ tán người mang hộ chiếu nước ngoài tới Ai Cập

SGGP 06/11/2023 07:33 Ngày 5-11, phong trào Hồi giáo Hamas kiểm soát Dải Gaza đã đình chỉ việc sơ tán người mang hộ chiếu nước ngoài tới Ai Cập sau khi Israel từ chối cho phép chuyển...

Cây mía miền Tây… “hết ngọt”

Diện tích ngày càng… thu hẹp Các tỉnh Long An, Kiên Giang, Cà Mau một thời là địa bàn trồng mía sôi động, nhưng nay tất cả nhà máy đường trên địa bàn đã đóng cửa, diện...

Nỗ lực kiểm soát chất lượng bữa ăn bán trú

SGGP 06/11/2023 05:44 Sau sự việc hàng loạt trường học trên địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM) tạm dừng tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh do phát hiện thực phẩm hư hỏng tại đơn...

Chủ Nhà hàng 97 bis Sương Nguyệt Ánh cho nữ tiếp viên bán dâm

SGGPO 05/11/2023 21:51 Chủ Nhà hàng 97 bis Sương Nguyệt Ánh (quận 1, TPHCM) thừa nhận cho các nữ tiếp viên bán dâm với giá 12 triệu đồng/người/đêm. Tối 5-11, Phòng Cảnh sát Hình sự (PC02), Công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất