Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐể xây dựng trường học hạnh phúc, học sinh và giáo viên...

Để xây dựng trường học hạnh phúc, học sinh và giáo viên phải hạnh phúc

Cốt lõi của trường học hạnh phúc, ngay bản thân giáo viên và học sinh phải cảm thấy hạnh phúc và được tôn trọng.

Trường học hạnh phúc
Nhiều trường đang hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc. (Ảnh: Nguyệt Hà)

Thời gian qua, câu chuyện trẻ chịu áp lực học tập, nhiều vụ trẻ tự tử gây xôn xao dư luận, không ít vụ bạo lực học đường, cả thầy lẫn trò đều tổn thương… Từ nhiều năm nay, không ít người đề cập vấn đề làm sao để xây dựng trường học hạnh phúc, “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Vậy làm sao để xây dựng được trường học hạnh phúc là câu chuyện không dễ.

Chia sẻ với TG&VN, GS. Hà Vĩnh Thọ, nhà sáng lập Học viện Eurasia vì hạnh phúc và an lạc; nguyên Giám đốc chương trình của Trung tâm Tổng hạnh phúc quốc gia tại Bhutan cho rằng, hạnh phúc chính là sống một cuộc đời có ý nghĩa, không chỉ cho bản thân mà còn vì người khác và có những đóng góp giá trị cho xã hội. Giáo dục không chỉ là việc vượt qua các kỳ thi mà quan trọng hơn là dạy học sinh cách cảm nhận, thích nghi và sống một cuộc đời hạnh phúc.

Theo GS. Hà Vĩnh Thọ, chúng ta đang sống trong thời đại số. Nhưng để tự tin đối mặt với tương lai, chúng ta cần suy nghĩ lại về vai trò, phương pháp và chức năng của giáo dục, nhằm trang bị cho giới trẻ những kỹ năng và năng lực cần thiết để đáp ứng những thách thức này.

Các kỳ thi, điểm số, giải thưởng không phải là mục tiêu cuối cùng. Mục đích của giáo dục là giúp người trẻ phát huy hết tiềm năng, trí tuệ, tình cảm và có thể cạnh tranh thành công trong thời đại số. Muốn vậy, cần trang bị cho các em những kỹ năng, năng lực cần thiết.

Đặc biệt, trong thời đại của trí tuệ nhân tạo (AI), kiến thức thôi là chưa đủ. Học sinh cần các kỹ năng xã hội, kỹ năng cảm xúc, sáng tạo và khả năng làm việc nhóm, khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Giáo viên và học sinh không nên tập trung quá nhiều vào việc vượt qua các kỳ thi mà hãy dạy và học các kỹ năng và năng lực để thế hệ sau sẽ cần để trở thành những người tốt, sáng tạo và tự tin.

“Khi người thầy được tôn trọng, được chủ động trong công việc giảng dạy, khi người thầy không phải chịu quá nhiều áp lực, trong đó có áp lực ‘cơm áo gạo tiền’, mới mong người thầy hạnh phúc. Từ đó, người thầy mới truyền sự hạnh phúc, tích cực nơi học sinh. Khi học sinh không chịu áp lực điểm số, thi cử, luôn được tôn trọng sự khác biệt, được học trên tinh thần khám phá tri thức thì khi đó, các em mới cảm thấy hạnh phúc”.

Nhiều trường vẫn đang trên hành trình xây dựng trường học hạnh phúc. Nhưng theo nhiều chuyên gia đánh giá, đây là việc không hề dễ dàng. TS. Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) nhận định, những khó khăn cơ bản khi xây dựng trường học hạnh phúc đó là Hiệu trưởng chưa xác định được mục tiêu giáo dục để từ đó truyền cảm hứng cho giáo viên và học sinh. Nếu người quản lý không xác định được mục tiêu giáo dục của nhà trường, chạy đua thành tích, giao chỉ tiêu vượt quá khả năng của giáo viên, học sinh thì sẽ tạo nên áp lực rất lớn.

Thực tế, thầy cô và học sinh vẫn đang phải đối diện với nhiều áp lực, kỳ vọng từ lãnh đạo, xã hội, phụ huynh. Từ việc giao chỉ tiêu theo hướng áp đặt, chạy đua thành tích, danh hiệu, rồi tới áp lực từ phụ huynh… Bên cạnh áp lực công việc, nhiều thầy cô còn phải sống nỗi lo “cơm áo gạo tiền” khi đồng lương đứng lớp vẫn còn quá khiêm tốn. Một khi người thầy còn chật vật với hạnh phúc của chính mình thì họ còn bao nhiêu thời gian để quan tâm đến hạnh phúc của người trò?

Do đó, TS. Nguyễn Tùng Lâm trăn trở, không thể có những đứa trẻ hạnh phúc khi phụ huynh phó mặc con cho nhà trường, hoặc xem thầy cô như một công cụ thay mình giám sát con, thực thi những kỳ vọng của mình với con không hơn không kém. Xã hội cần có cái nhìn đúng về những áp lực, vất vả của người giáo viên.

Thực tế hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên vẫn chưa được quan tâm đúng mức, áp lực tứ phía bủa vây khiến họ chưa hẳn thực sự cảm thấy hạnh phúc trong hành trình “gieo mầm con chữ”. Cần thiết có chế độ đãi ngộ xứng đáng để mỗi thầy cô yên tâm và thêm động lực cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Bởi nếu khi người giáo viên còn chật vật với hạnh phúc của họ thì làm sao có thể mang tới hạnh phúc cho học trò của mình?

Có thể nói, học sinh thời nay có thể dễ dàng tìm kiếm kiến thức và thông tin trong thời đại Internet. Vì vậy, các em phải phát triển sự hiểu biết về bản thân, tư duy phản biện, tính sáng tạo và khả năng làm việc nhóm. Cần tập trung vào khả năng và thế mạnh riêng của học sinh, tạo ra bầu không khí lớp học tích cực. Trường học không chỉ phục vụ những học sinh tài năng nhất mà còn phải đảm bảo rằng không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau.

Hơn thế, để học sinh cảm thấy vui vẻ khi đến trường, ngay bản thân giáo viên cũng phải thay đổi về tư duy giáo dục. Tất nhiên, có không ít rào cản trong hành trình xây dựng niềm hạnh phúc của giáo viên. Do đó, trường học càng phải đề cao các giá trị đạo đức, thầy ra thầy, trò ra trò.

Tại Hội nghị triển khai Bộ tiêu chí trường học hạnh phúc, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc khẳng định: “Việc xây dựng trường học hạnh phúc là một quá trình phức tạp, lâu dài. Không thể giải quyết nó trong vài tháng hoặc vài năm. Vì vậy các cơ sở giáo dục cần bình tĩnh, xem cái gì thiết thực cần làm trước. Làm đúng các tiêu chí của trường học hạnh phúc nhưng khi hỏi học sinh, các em nói không hạnh phúc thì cũng chẳng có ý nghĩa gì”.

Khi người thầy được tôn trọng, được chủ động trong công việc giảng dạy, khi người thầy không phải chịu quá nhiều áp lực, trong đó có áp lực “cơm áo gạo tiền”, mới mong người thầy hạnh phúc. Từ đó, người thầy mới truyền sự hạnh phúc, tích cực nơi học sinh. Khi học sinh không chịu áp lực điểm số, thi cử, luôn được tôn trọng sự khác biệt, được học trên tinh thần khám phá tri thức thì khi đó, các em mới cảm thấy hạnh phúc…





Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng bá, lan tỏa Hát Xoan trên không gian mạng

Đây là dự án 100% xã hội hóa, do nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long làm chủ nhiệm dự án. Dự án được lên kế hoạch từ năm 2022 và thực hiện trong năm 2023 và được ra mắt đúng dịp mùa xuân Giáp Thìn trên kênh YouTube Dân ca & nhạc cổ truyền do nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long sáng lập và vận hành nhằm tôn vinh những giá trị âm nhạc quý báu...

Mở rộng hợp tác giữa Việt Nam-Philippines trong lĩnh vực giáo dục

Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược với Philippines, mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh cũng như văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân, đồng thời, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới trên kênh nghị viện. Phó Chủ...

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Chuyển tiền thưởng Tết, 20-11 rồi đòi lại: Hiệu trưởng nói ‘vì phong trào của trường’

Hiệu trưởng: "Tôi không tư lợi cá nhân"Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều cùng ngày, ông Nguyễn Giang Nam - hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Liên - cho biết với cương vị là người quản lý, ông rất buồn khi xảy ra sự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Trung Quốc lại “nổi đóa”, yêu cầu Philippines chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, khiêu khích ở Biển Đông

Ngày 23/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Philippines nên ngay lập tức chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích của quốc gia Đông Nam Á này cũng như không làm phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng...

Bài đọc nhiều

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Cùng chuyên mục

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Nữ sinh viên theo lối sống tối giản xài 25 triệu đồng/tháng gây sốt trên mạng

"Các khoản chi của tôi đều chính đáng, không tiêu xài phung phí"Chia sẻ thêm về clip "Sinh viên chi bao nhiêu tiền 1 tháng?" đang gây sốt trên mạng xã hội, Thư xác nhận những nội dung trong clip là thật. "Trước đây tôi từng ở thuê căn hộ dịch vụ, chung cư có nhiều người ở với chi phí thuê...

Mới nhất

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ...

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Pháp tìm hiểu, hợp tác đầu tư tại Đà Nẵng

Tại buổi tiếp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh bày tỏ vui mừng vì mối quan hệ Việt Nam-Pháp ngày càng được củng cố và phát triển. Theo Chủ tịch Lê Trung Chinh, hiện thành phố Đà Nẵng đang tập trung ưu tiên phát triển các lĩnh vực trọng tâm như:...

Báo chí Argentina xướng danh Sapa trong số các thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới

Ngày 10/3, tờ Infobae của Argentina đưa tin Sa Pa là một trong 16 thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới cùng với Grindelwald (Thụy Sĩ), Alberobello (Italy) và Esperanza (Australia). Trên chuyên mục Xu hướng Mới, Infobae dẫn kết quả bình chọn của Tạp chí Du lịch Times Out với các điểm đến hấp dẫn năm 2024....

Clip xe buýt vượt ẩu khiến nhiều người hoảng hồn ở trung tâm TPHCM

TPO - Thấy đèn tín hiệu chuẩn bị từ màu đỏ chuyển sang màu xanh, tài xế xe buýt đánh lái sang trái, lấn sang làn đường ngược chiều rồi vượt lên dòng phương tiện đang dừng chờ đúng luật giao thông. Ngày 23/3, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh xe buýt mã số...

Diện mạo Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trị giá 2.500 tỷ đồng

 Dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trị giá 2.500 tỷ đồng nằm cạnh đại lộ Thăng Long (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang gấp rút hoàn thiện để kịp mở cửa đón khách trong năm 2024. Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng...

Mới nhất