Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Dịch vụ chuyển mạch tài chính: Những vấn đề còn chưa được đề cập

Tùng AnhTùng Anh17/04/2023

Trong khi nhiều Fintech thua lỗ thì NAPAS tăng trưởng lãi liên tục trung bình hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, thậm chí năm 2022 còn lên tới gần nghìn tỷ nhờ dịch vụ chuyển mạch tài chính, bù trừ. Tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp này cũng là niềm mơ ước của không ít ông lớn trên sàn chứng khoán.

Nhờ kinh doanh mặt hàng chuyển mạch tài chính, bù trừ đã mang lãi xấp xỉ nghìn tỷ mỗi năm cho NAPAS

Thanh toán không dùng tiền mặt đang dần trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam những năm gần đây. Trong khi thị trường chỉ hướng sự chú ý vào các Fintech trung gian thanh toán thì một cái tên ít được nhắc tới hơn cả là CTCP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS). Theo tìm hiểu của báo Nhà báo & Công luận thì đây là đơn vị trung gian thanh toán duy nhất được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử tại Việt Nam và là doanh nghiệp đang có mức tăng trưởng "khủng" nhất.

Trong giai đoạn 5 năm từ năm 2017 đến 2021, doanh thu của NAPAS tăng gấp gần 4 lần, từ 1.160 tỷ lên gần 4.300 tỷ đồng. Nếu việc tăng trưởng doanh thu là điều không khó để thấy với nhóm Fintech thì lợi nhuận có lẽ là điểm khác biệt lớn nhất.

So với doanh thu, lợi nhuận của NAPAS còn tăng trưởng phi mã hơn. Năm 2017, doanh nghiệp này ghi nhận mức lãi ròng hơn 200 tỷ đồng. Con số này tăng gấp đôi vào năm 2018 và gấp gần 5 lần vào năm 2021, đạt gần 980 tỷ đồng.

dich vu chuyen mach tai chinh nhung van de con chua duoc de cap hinh 1

Không chỉ ở quy mô hoạt động kinh doanh, quy mô tổng tài sản của NAPAS cũng liên tục mở rộng. Năm 2017, tổng tài sản của công ty này đạt chưa tới 800 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến 2021, con số này tăng lên hơn 3.400 tỷ đồng.

Bên cạnh đó nếu so sánh mức tăng trưởng giữa NAPAS và các ví điện tử cũng dễ dàng thấy sự đối lập, bởi khi thị trường ví điện tử đang có sự cạnh tranh gay gắt và các đơn vị này thường xuyên phải khuyến mãi, hoàn tiền để thu hút khách hàng, trong khi đó NAPAS lại "ở miếng bánh béo bở" nhất.

Nguồn thu của NAPAS chủ yếu đến từ việc thu phí các dịch vụ ngân hàng và là đơn vị trung gian thanh toán duy nhất được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử tại Việt Nam. Do đó, hoạt động giao dịch qua ngân hàng càng nhiều thì NAPAS càng hưởng lợi.

dich vu chuyen mach tai chinh nhung van de con chua duoc de cap hinh 2

Tại "Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023", đại diện NAPAS cho biết, hoạt động thanh toán điện tử năm 2022 tiếp tục tăng trưởng nhanh với tổng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch thực hiện qua NAPAS tiếp tục tăng tương ứng là 96,5% và 87,3% so với năm 2021. Tỉ trọng các giao dịch rút tiền mặt trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 12% trong năm 2021, xuống mức 6,56% của năm 2022.

Tỉ trọng giao dịch thẻ chip thực hiện qua hệ thống NAPAS tăng từ 26% năm 2021 lên đến hơn 60% năm 2022. Dịch vụ chuyển nhanh NAPAS 247 bằng mã VietQR cũng có sự tăng trưởng ấn tượng sau hơn 1 năm ra mắt, thanh toán bằng mã VietQR đã trở thành một trong các hình thức thanh toán phổ biến và được thị trường đón nhận.

Sức mạnh của NAPAS

Cách đây gần hai thập kỷ, thẻ ATM của ngân hàng nào chỉ được sử dụng ở ATM của ngân hàng đó, gây bất tiện và tốn kém cho người dùng. Năm 2004, liên minh thẻ đầu tiên BanknetVN ra đời với 8 thành viên sáng lập. Ba năm sau, một liên minh thẻ khác: Smartlink đã ra đời. Cả hai liên minh thẻ này đều làm nhiệm vụ chuyển mạch kết nối dùng chung, kết nối các ngân hàng thành viên.

Năm 2014, BanknetVN và Smartlink được sáp nhập, hệ thống chuyển mạch thẻ được thống nhất và sau đó đổi tên thành Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS). Từ đây, NAPAS trở thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính trên thị trường cho các ngân hàng.

Sau khi ra đời, NAPAS đã thúc đẩy hệ thống thanh toán quốc gia tăng mạnh. Trong giai đoạn 2015 - 2019, tổng số lượng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS tăng gấp 21,5 lần. Hệ thống NAPAS đang xử lý 2,3 triệu giao dịch/ngày, tăng gấp gần 5 lần so với năm 2015. Cơ cấu giao dịch cũng có sự dịch chuyển từ chuyển mạch ATM sang chuyển mạch thanh toán liên ngân hàng.

Mặc dù vậy, theo phân tích của lãnh đạo một số doanh nghiệp lớn về mảng công nghệ - viễn thông, hệ thống thanh toán điện tử của Việt Nam hiện mới đáp ứng được một phần nhu cầu thanh toán bán lẻ của người dân khu vực thành thị. Thực tế, nhiều doanh nghiệp khác đều hoàn toàn đủ lực xây dựng hệ thống chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử phục vụ thị trường trong nước, với lợi thế hạ tầng viễn thông, công nghệ sẵn có.

Theo ý kiến của một số chuyên gia thì: "Việc cho phép duy nhất một công ty tham gia vào hoạt động chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử là hạn chế cho đổi mới, sáng tạo". Để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển Mobile Money, bùng nổ về Fintech... cần tạo điều kiện cho những công ty có đủ tiềm lực công nghệ được tham gia vào "miếng bánh" này để đổi mới, tăng tính cạnh tranh, giảm phí cho người sử dụng". Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, "miếng bánh" ngon nhất vẫn thuộc về NAPAS. Càng nhiều người sử dụng dịch vụ chuyển tiền thì NAPAS càng "giàu" khi đứng giữa làm trung gian cho các giao dịch.

Theo Công Luận


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm