Theo phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT được Bộ GD&ĐT công bố, điểm trung bình các môn đều giảm so với năm ngoái, trừ môn Vật lý. Trong đó, Toán giảm nhiều nhất, từ 6,45 xuống 4,78 (giảm 1,67). Kế đến là Hóa học, giảm từ 6,68 xuống (giảm 0,62). Riêng môn Vật lý, điểm trung bình tăng từ 6,67 lên 6,99 (tăng 0,32).
Đặc biệt, phổ điểm môn Toán và tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT phân tán đều về hai phía, được nhiều chuyên gia đánh giá tích cực, dù trước đó gây tranh cãi về mức độ khó của đề.


GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, phổ điểm năm nay phản ánh đúng chất lượng và có sự phân hóa tốt, đặc biệt ở hai môn Toán và tiếng Anh.
Môn Toán có tính phân loại cao, đề thi được đánh giá là tốt nhất từ năm 2018 đến nay, giúp nhận diện rõ học sinh khá, giỏi và trung bình. Trong khi môn tiếng Anh cũng có phổ điểm sáng.
"Dù ban đầu thí sinh và phụ huynh phản ứng vì đề thi quá khó, nhưng kết quả cuối cùng đã chứng minh tính hợp lý của đề. Với môn tiếng Anh, năm nay, đề khó hơn hẳn do chuyển từ chuẩn đầu ra A2 lên B1, nhưng điểm trung bình vẫn đạt 5,38. Điều đó cho thấy năng lực của thí sinh được cải thiện rõ rệt”, ông Đức đánh giá.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: Trần Hiệp)
Về mức điểm chuẩn xét tuyển vào đại học năm nay, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức dự đoán sẽ thấp hơn so với năm ngoái. Điều này đến từ nhiều nhiều nguyên nhân, trong đó có việc đề thi phân hoá tốt, điểm trung bình chung giảm. Tỉ lệ điểm giỏi cũng thấp hơn so với mọi năm.
"Ban đầu tôi dự đoán điểm chuẩn phải thấp hơn 2-6 điểm vì thí sinh và giáo viên đều đánh giá đề Toán, tiếng Anh khó. Nhưng khi Bộ công bố phổ điểm, tôi khá bất ngờ vì phổ điểm hai môn này đẹp ngỡ ngàng, điểm chuẩn sẽ thấp hơn khoảng 2-3 điểm tuỳ lĩnh vực”, ông Đức nói.
Cũng theo ông Đức, điểm trung bình môn Ngữ văn và Địa lý của thí sinh vẫn tương đối cao nên chênh lệch điểm chuẩn không quá nhiều so với năm ngoái ở các tổ hợp như C00. Với các tổ hợp có sử dụng Toán và tiếng Anh (A01, D01), vị này dự đoán điểm chuẩn sẽ giảm nhiều.
PGS.TS Trần Đăng Hưng, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nhận xét, phổ điểm môn Toán năm 2025 có phân bố tương đối chuẩn về kết quả kỳ thi. Năm nay thí sinh kêu đề toán Toán khó nhưng vẫn có hơn 500 bài thi đạt điểm 10, trong khi năm 2024 không có điểm 10. Độ lệch chuẩn năm 2024 là 1,56 và năm nay là 1,68. Điều này phản ánh phổ rộng hơn và điểm môn Toán có sự phân hóa rõ rệt hơn so với năm ngoái.
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhận định, phổ điểm năm nay thú vị và bất ngờ, nhất là với môn Toán và tiếng Anh.
“Dường như khả năng thích ứng của học sinh tốt hơn nhiều so với cách người lớn đánh giá bằng cảm tính. Đây là một điều rất lạc quan, cho thấy tín hiệu tích cực của việc dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chương trình giáo dục phổ thông 2018", ông Sơn nói và cho rằng với phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay, các trường đại học có thể yên tâm sử dụng làm căn cứ xét tuyển đầu vào.
Về mức điểm chuẩn xét tuyển vào đại học năm nay, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức dự đoán sẽ thấp hơn so với năm ngoái. Điều này đến từ nhiều nhiều nguyên nhân, trong đó có việc đề thi có sự phân hoá tốt, điểm trung bình chung giảm. Tỉ lệ điểm giỏi cũng thấp hơn so với mọi năm.
"Ban đầu tôi dự đoán điểm chuẩn phải thấp hơn 2-6 điểm vì thí sinh và giáo viên đều đánh giá đề Toán, tiếng Anh khó. Nhưng khi Bộ công bố phổ điểm, tôi khá bất ngờ vì phổ điểm hai môn này đẹp ngỡ ngàng, điểm chuẩn sẽ thấp hơn khoảng 2-3 điểm tuỳ lĩnh vực”, ông Đức nói.
Cũng theo ông Đức, điểm trung bình môn Ngữ văn và Địa lý của thí sinh vẫn tương đối cao nên chênh lệch điểm chuẩn không quá nhiều so với năm ngoái ở các tổ hợp như C00. Với các tổ hợp có sử dụng Toán và tiếng Anh (A01, D01), vị này dự đoán điểm chuẩn sẽ giảm nhiều.
Tính trên tất cả các môn, cả nước có hơn 15.300 bài thi đạt điểm 10 (con số này cao hơn năm ngoái khoảng 4.400 bài). Trong đó Địa lí là môn có số thí sinh đạt điểm tuyệt đối nhiều nhất với khoảng 6.900 bài. Theo sau đó là Vật lý 3.929 bài, Lịch sử 1.518 bài và Giáo dục kinh tế và pháp luật 1.451 bài. Riêng môn Ngữ văn năm nay không ghi nhận bài thi nào đạt mức điểm tuyệt đối.
Cả nước có 936 thí sinh bị điểm liệt (từ 1 trở xuống), trong đó 777 em ở môn Toán (gấp 10 lần so với năm ngoái). Theo sau là môn Văn với 87 thí sinh, tiếng Anh 28 thí sinh. Bốn môn mới năm nay gồm: Tin học, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Công nghệ Nông nghiệp và Công nghiệp, không có thí sinh nào dính điểm liệt.
Nguồn: https://vtcnews.vn/diem-chuan-vao-nhieu-truong-dai-hoc-du-kien-giam-2-3-diem-ar954538.html
Bình luận (0)