Trang chủThừa Thiên - HuếKinh tếDoanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ đổi mới,...

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ đổi mới, chuyển giao và cải tiến công nghệ


Công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tại các làng nghề truyền thống còn lạc hậu  

Theo báo cáo của Sở KH&CN, ngoài hơn 6.000 doanh nghiệp (DN), hiện toàn tỉnh có 86 làng nghề, 57 nghề truyền thống hoạt động riêng lẻ với bề dày lịch sử và kỹ xảo nghề đặc trưng, tác động tích cực đến sự hồi sinh và phát triển của các ngành nghề truyền thống Huế. Tuy nhiên, công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn lạc hậu, chủ yếu là máy móc tự dựng hoặc thải loại nhập từ các nước khác.

Theo ông Nguyễn Kim Tùng, Phó Giám đốc Sở KH&CN, ngay cả nghề may áo dài truyền thống Huế vẫn được thực hiện bằng thủ công từ đầu đến cuối mà chưa có công đoạn nào ứng dụng máy móc. Hay nghề nấu tinh dầu tràm, hầu hết các cơ sở vẫn nấu thủ công bằng thùng phuy sắt, bếp củi mà chưa dùng công nghệ chưng cất bằng nồi hơi. Làng nghề đệm bàng Phò Trạch (Phong Bình, Phong Điền) vẫn chưa đầu tư máy sấy khô đệm bàng mà còn dựa vào thời tiết… Chính vì sử dụng công nghệ lạc hậu trong sản xuất, nên không chỉ làm giảm năng suất, chất lượng mà còn gây ô nhiễm môi trường. 

Số lượng DN quan tâm đầu tư tìm kiếm, đổi mới công nghệ còn ít, trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất ở các DN còn thấp nên khó tạo dựng thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, nhất là đẩy mạnh xuất khẩu trong tiến trình hội nhập, dù những năm qua, chính quyền địa phương của tỉnh luôn quan tâm hỗ trợ DN, cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống Huế thông qua các chương trình như: Phát triển tài sản trí tuệ, Năng suất chất lượng, Khuyến công, Chương trình mỗi xã một sản phẩm, Nghị quyết 22 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030…góp phần rất lớn trong việc bảo tồn, khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống. 


Bên cạnh đó, một số DN trên địa bàn tỉnh đã tích cực cải tiến, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 

Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp cần được hỗ trợ

Ông Phạm Thế Dũng, Phó Cục trưởng Cục ứng dụng và Phát triển công nghệ cho rằng, để thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo tại địa phương cần tập trung vào 2 đối tượng khác nhau. Một là thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như đang triển khai. Hai là chú trọng hơn việc hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo cho các DN đang hoạt động tại các địa phương ở mức độ năng lực công nghệ phù hợp.

Tại hội thảo, một số DN, nhất là những DN khởi nghiệp, DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh ở các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản đặc sản, tinh dầu, các loại hạt, bột ngũ cốc… cũng mong muốn tìm kiếm công nghệ mới, phù hợp với loại hình sản xuất. Nhất là mong muốn hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn đầu tư công nghệ, nhà xưởng; được tiếp cận chính sách, nguồn vốn ban đầu…

Đại diện một số DN đề xuất cơ quan quản lý nhà nước cần tập huấn, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là xác định phương hướng và có những giải pháp cụ thể, thiết thực để giúp DN ngày càng thích ứng với trình độ công nghệ tiên tiến.

Nhằm hỗ trợ DN tìm kiếm, chuyển giao công nghệ đạt kết quả cao trong thời gian tới, ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN nhấn mạnh một số định hướng cần thực hiện. Trong đó, thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ bản quyền sáng chế…

Tập trung đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng KHCN vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp, đồng thời góp phần nâng cao trình độ của công nghệ sản xuất…



Nguồn

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế chưa có tàu vi phạm đánh cá trái phép ở vùng biển nước ngoài

Báo cáo tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế cho biết, diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh ước đạt 2.800 ha, bằng so với cùng kỳ...

Sẽ lên phương án xử lý các dự án chậm tiến độ

Thông tin tại phiên họp cho thấy, thời gian qua, xác định nhiệm vụ thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tỉnh đã thực hiện đồng bộ, quyết liệt...

Món quà đến từ Nhật Bản

Đầu năm 2023, Công ty TNHH iClean Nhật Bản đã phối hợp cùng với Viện Công nghệ và Sức khỏe để chuyển giao công nghệ, tài trợ vật phẩm, đào tạo nhân sự…nhằm mục đích nâng cao nhận thức...

Ứng phó hạn, mặn cho nông nghiệp

Nguy cơ thiếu nước Nắng hạn kéo dài trong thời gian qua và dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường khiến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ hè thu, nuôi trồng thủy sản...

HEPCO linh động các giải pháp tiết kiệm điện

Hiện, HEPCO đang thực hiện nhiệm vụ chiếu sáng đường phố chính cho 336km, với tỷ lệ chiếu sáng đạt 98%. Chiếu sáng đường kiệt, ngõ xóm 142km, tỷ lệ chiếu sáng 65%. Tổng công suất lắp đặt...

Tạo điều kiện thuận lợi để dự án Nhà máy xử lý rác thải Phú Sơn sớm đưa vào vận hành

Báo cáo về dự án, đại diện chủ đầu tư cho biết: Tiến độ thi công nhà máy chính gồm khu đốt rác, hiện tiến độ xây dựng đạt 82%, dự kiến đến 20/7/2023 hoàn thành công tác...

Ghế massage TOKUYO – Giải pháp chăm sóc sức khỏe đến từ Nhật Bản

Với sự phát triển của nền kinh tế khiến cho chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Do đó sức khỏe đã trở thành vấn đề được ưu tiên. Việc trang bị một...

Nhận chìm hơn 480.000 m3 vật chất nạo vét ở vùng biển Lộc Vĩnh

Theo Giấy phép nhận chìm ở biển, BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh được cấp phép nhận chìm 480.808,45m3 vật chất nạo vét tại khu vực xây dựng công trình đê chắn sóng và luồng tàu vào...

Tin mới nhất