Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đã tiến gần hơn với thực tế cuộc sống

Góp ý về Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), đại biểu Dương Khắc Mai, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, Đoàn ĐBQH Đắk Nông cho rằng dự thảo Luật đã làm...

Báo Đắk NôngBáo Đắk Nông26/05/2025

Góp ý cụ thể vào một số nội dung, tại điểm a khoản 2 Điều 10 dự thảo Luật đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị nghiên cứu, bỏ cụm từ “mà chưa được dự toán” ở cuối điểm này vì thực tế một số nhiệm vụ chi đã được dự toán đầu năm nhưng thực tế triển khai phát sinh tăng thêm do biến động giá cả, quy mô, số lượng nên cần phải bổ sung thêm kinh phí từ nguồn dự phòng để thực hiện kịp thời.

z6639378300868_795c4dcefb6f494a250bb11912164c20.jpg
Địa biểu Dương Khắc Mai tham gia thảo luận về dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Tại điểm h khoản 9 Điều 30 Dự thảo Luật quy định đối với HĐND cấp tỉnh Quyết định cụ thể hoặc giao cho UBND cấp tỉnh quyết định đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định khung của Chính phủ hoặc Bộ Tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương”. Tuy nhiên, tại điểm a khoản 2 Điều 21 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2025 quy định “UBND tỉnh ban hành quyết định để quy định: a) Chi tiết điều, khoản, điểm và các nội dung khác được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên”. Do đó, trường hợp dự thảo Luật khi thực tế áp dụng thì UBND tỉnh sẽ đăng ký, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và trình HĐND tỉnh họp xem xét, ban hành một nghị quyết QPPL để giao cho UBND tỉnh quyết định đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định khung của Chính phủ hoặc Bộ Tài chính; sau đó, mới tiếp tục quy trình xây dựng Quyết định QPPL của UBND tỉnh để quy định. Như vậy, thời gian xây dựng nghị quyết thực tế sẽ lâu hơn, quy trình gấp đôi thay vì trình HĐND tỉnh quy định trực tiếp luôn. Vì vậy, đại biểu đề nghị nghiên cứu, có hướng dẫn trong các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với trường hợp này để khi triển khai được hiệu quả và rút gọn các thủ tục hành chính.

Tại khoản 2 Điều 35 dự thảo Luật quy định các khoản thu phân chia và tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, đại biểu Dương Khắc Mai thống nhất phương án 2, vì lý do các nguồn thu ở các địa phương có thể thường xuyên thay đổi do biến động của tình hình trong nước và thế giới ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Để tạo sự chủ động trong điều hành ngân sách, kịp thời thực hiện các nhiệm vụ được giao thì nên giao Chính phủ xây dựng phương án rồi trình Quốc hội quyết là phù hợp, nếu quy định cụ thể từng tỷ lệ đối với từng địa phương vào trong luật như phương án 1, khi có một thay đổi dủ nhỏ nhất cũng phải sửa Luật, quy trình sẽ lâu, không phản ứng kịp thời với diễn biến thực tế.

Tại điểm c khoản 3 Điều 63 dự thảo Luật quy định các khoản chuyển nguồn, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị nghiên cứu, sửa lại “Các khoản chi đã hoàn thiện công tác đấu thầu theo Luật Đấu thầu trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán”. Vì thực tế nhiều nhiệm vụ chi đến cuối năm mới hoàn thiện được công tác đấu thầu và chấm thầu nhưng không được chuyển nguồn nên không có kinh phí bố trí để triển khai, dẫn đến nhà thầu khiếu nại, khiếu kiện vì không thực hiện đúng quy định luật đấu thầu.

Nguồn: https://baodaknong.vn/du-thao-luat-ngan-sach-nha-nuoc-sua-doi-da-tien-gan-hon-voi-thuc-te-cuoc-song-253725.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hành trình bền bỉ trên cao nguyên đá
Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình
Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm