Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhGiải pháp đưa hàng thời trang, nội thất và...

Giải pháp đưa hàng thời trang, nội thất và gia dụng Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài


Tạo “sức bật” đưa hàng Việt tham gia hệ thống phân phối nước ngoài Đưa nông sản, thực phẩm chế biến vào hệ thống phân phối nước ngoài: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Hội thảo “Đưa hàng thời trang, nội thất và gia dụng Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài” nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” (Viet Nam International Sourcing 2023), do Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Tạ Hoàng Linh – Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương)- cho biết, trong những năm qua, xuất khẩu nhóm hàng thời trang, nội thất và đồ gia dụng có sự tăng trưởng ấn tượng. Năm 2022, hai ngành dệt may và da giày chứng kiến đà tăng trưởng xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay. Trong đó, dệt may đạt 37,5 tỷ USD, tăng 14,3%; da giày đạt 23,9 tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ. Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới về nhóm ngành hàng này, trong đó Việt Nam hiện là nước xuất khẩu lớn thứ 2 về da giày, thứ 3 về dệt may và thứ 5 thế giới về gỗ – sản phẩm từ gỗ.

Hiện nhóm các mặt hàng thời trang, nội thất và đồ gia dụng của Việt Nam hiện vẫn có nhiều lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, trình độ kỹ thuật và khả năng đáp ứng các yêu cầu khắt khe về lao động, môi trường.

Giải pháp đưa hàng thời trang, nội thất và gia dụng Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài
Tìm cách đưa hàng thời trang, nội thất và gia dụng Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài

Cùng với đó, các ưu đãi thuế quan từ 15 FTA song phương và đa phương, đặc biệt là các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA)… đang mở ra nhiều lợi thế cạnh tranh cho nhóm hàng này.

Mặc dù có nhiều cơ hội, song theo ông Tạ Hoàng Linh nhóm ngành hàng thời trang, nội thất hay gia dụng của Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn lạm phát, nguy cơ suy thoái kinh tế, sức tiêu dùng suy giảm, tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, EU, các nước CPTPP…

Trong 8 tháng đầu năm 2023, nhóm hàng thời trang bao gồm dệt may và da giày, kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường trọng điểm chứng kiến đà sụt giảm tương đối mạnh. Thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của dệt may và da giày Việt Nam là Hoa Kỳ có kim ngạch xuất khẩu lần lượt giảm 22,7% và 32% so với cùng kỳ. Thị trường EU cũng chứng kiến đà giảm tốc xuất khẩu tương tự, khi kim ngạch xuất khẩu da giày giảm 19%, còn dệt may có tín hiệu tích cực hơn khi tăng trưởng 12,3%. Xuất khẩu ngành hàng gỗ và đồ gỗ sang Hoa Kỳ và EU đối mặt với tình trạng thậm chí còn ảm đạm hơn, lần lượt giảm 27% và 40% trong 8 tháng đầu năm 2023.

Cùng với đó, các thị trường xuất khẩu trọng điểm của nhóm ngành thời trang, đồ gia dụng của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, các nước Đông Bắc Á hay các nước trong khối CPTPP ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn mới, đòi hỏi khắt khe hơn, trong đó có tiêu chí liên quan đến xanh hóa chuỗi sản xuất và cung ứng, phát triển bền vững, sản xuất tuần hoàn… Điều này đặt ra nhiều những thách thức chưa từng có tiền lệ cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.

Theo đó, mới đây nhất, thị trường EU đã đưa ra chính sách sử dụng sản phẩm tái chế đối với sản phẩm dệt may và tăng tốc thực thi chiến lược dệt may tuần hoàn và bền vững đề ra từ năm 2022 khiến doanh nghiệp Việt Nam đứng trước sức ép buộc phải chuyển đổi xanh, chuyển đổi số để giữ đơn hàng và thị phần.

Giữa tháng 5 vừa qua, EU cũng đã ban hành đạo luật về Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Quy định này buộc các nhà nhập khẩu vào EU phải báo cáo lượng phát thải carbon trong hàng hóa. Hay vào cuối tháng 6, EU đã ban hành Quy định Chống suy thoái rừng (EUDR). Theo đó, các công ty kinh doanh gỗ và các sản phẩm phái sinh tại EU phải chứng minh hàng hóa mà họ bán không liên quan đến hoạt động phá rừng từ sau năm 2021.

Trong bối cảnh đó, để có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường, giúp lấy lại đà tăng trưởng cho các ngành hàng thế mạnh, ông Tạ Hoàng Linh cho rằng, các doanh nghiệp cần đẩy nhanh việc chuyển đổi xanh, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm đáp ứng luật chơi mới về thương mại và đầu tư trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, với đặc thù là ngành hàng đòi hỏi phải liên tục thay đổi mẫu mã, phù hợp với xu thế, thị hiếu thị trường, do vậy doanh nghiệp trong lĩnh vực cần luôn chủ động, có chiến lược rõ ràng và cập nhật xu hướng thời trang thường xuyên tại các thị trường xuất khẩu.





Source link

Cùng tác giả

Đến giữa tháng 10, xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu tại Lào Cai tăng hơn 378%

Ưu tiên tối đa cho xuất khẩu sầu riêng qua cửa khẩu Lào Cai Xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu tại Lào Cai tăng mạnh Giá trị đạt trên 432...

Xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong tháng 9 giảm mạnh cả về lượng và trị giá

8 tháng đầu năm, xuất khẩu sắt thép giảm cả về lượng và kim ngạch Lượng sắt thép xuất khẩu tăng, kim ngạch giảm ...

Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vượt 80 tỷ USD

Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ: Chú trọng hợp tác các lĩnh vực thương mại, năng lượng Diễn đàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Tăng cường kết nối...

Vượt qua thách thức, xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam bứt tốc mạnh mẽ

Sáng ngày 17/10, Amazon Global Selling Việt Nam chính thức khai mạc Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới - Tinh hoa hàng Việt lần thứ 5 tại Hà Nội. ...

Giá Robusta duy trì đà tăng, xuất khẩu cà phê được lợi

Khối lượng xuất khẩu cà phê giảm nhưng kim ngạch dự báo vẫn đạt tương đương năm 2022 Hiệp định EVFTA: “Đòn bẩy” cho xuất khẩu cà phê vào EU ...

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh khởi động dự án công nghệ tế bào quang điện 17.400 tỉ đồng

Dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam sáng nay chính thức được khởi động, vận hành sản xuất để hoàn thiện xong chuỗi dây chuyền sản xuất tấm quang năng quy mô...

Thêm ngân hàng báo lợi nhuận giảm

Đà giảm các cấu phần kinh doanh chính và chi phí dự phòng tăng cao là hai nguyên nhân chính khiến số ngân hàng giảm lợi nhuận trong quý III tăng thêm. Bức tranh lợi nhuận của ngành ngân...

Nga-Trung Quốc ký một loạt thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực này

Tập đoàn dầu mỏ Rosneft ngày 21/10 cho biết Nga và Trung Quốc đã ký khoảng 20 thỏa thuận trong khuôn khổ diễn đàn kinh doanh năng lượng Nga-Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh.

Giá vàng và dầu đi lên, USD đi xuống

Kết phiên giao dịch 20/10, giá vàng miếng 4 số 9 tại SJC TP.HCM được niêm yết ở mức 70,25 triệu đồng một lượng ở chiều mua vào và 70,95 triệu đồng một lượng ở chiều bán ra....

Đề xuất kéo dài thời gian giảm một số loại thuế; vé xe buýt rục rịch tăng

Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 6 tháng đầu năm 2024 Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp...

Dòng tiền chờ tín hiệu để vào bắt đáy chứng khoán

Thị trường vừa trải qua tuần giao dịch tiêu cực khi chỉ số chung liên tục giảm mạnh và phá vỡ các vùng hỗ trợ thấp hơn. Thống kê giao dịch trên sàn HOSE tuần qua, chỉ số...

Ủy ban Kinh tế: Tiến độ dự án sân bay Long Thành ‘rất chậm’

Tiến độ thực hiện dự án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và dự án xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 theo Ủy ban Kinh tế là "rất chậm". Theo đó, diện tích...

Tiền gửi khách hàng của NCB tăng 5.000 tỷ đồng so với quý II/2023

Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2023 với nhiều kết quả khả quan. Trong đó, nổi bật nhất là hoạt động huy động vốn và cho vay...

Tin nổi bật

Tin mới nhất