Trang chủNewsNhân quyềnGiải quyết tổng thể khó khăn cho vùng đồng bào dân tộc...

Giải quyết tổng thể khó khăn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi


z4648016768129_71e41aca16dc5b880cb050243af33343.jpg
Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN góp phần quan trọng đổi thay diện mạo và đời sống của đồng bào

Ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp thiết

Với tổng kinh phí dự kiến cho giai đoạn 1 (2021-2025), Chương trình được bố trí từ ngân sách nhà nước là gần 115 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất về nguồn lực cho các chương trình MTQG để thực hiện 10 dự án có tính chất khái quát nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực côn tác dân tộc do 23 Bộ, ngành cùng quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Các nội dung của Chương trình mang tính chất tổng thể, bao phủ nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội với kỳ vọng ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay của đồng bào DTTS như: đất ở, nhà ở, nước sạch, đất sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng thiết yếu, giáo dục, đào tạo nghề… Đồng thời hướng tới những vấn đề mang tính chiến lược trong phát triển bền vững đối với vùng đồng bào DTTS&MN như: phát triển nguồn nhân lực, bình đẳng giới, thông tin tuyên truyền, đào tạo, tuyển dụng và sử dụng cán bộ…

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Sau 3 năm triển khai Chương trình, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, sự nỗ lực của Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, địa phương đã chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Các nguồn lực, chính sách của Chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân dinh như kết nối đường giao thông, các công trình tưới tiêu phục vụ sản xuất, các công trình tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, sinh hoạt văn hóa… tập trung vào những địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN. Đến nay, các địa phương đã hoàn thành việc phân bổ nguồn vốn. Tính đến ngày 31/5/2023, kết quả giải ngân nguồn vốn được giao giai đoạn 2021-2023 thực hiện Chương trình là hơn 7.800 tỷ đồng, đạt 18,54%. Một số tỉnh đạt tỉ lệ giải ngân cao so với bình quân của cả nước là: Hà Nội, Hậu Giang, Quảng Ninh, Yên Bái, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Quảng Ngãi…

Một số chỉ tiêu ước đến 31/12/2023 hoàn thành, vượt mục tiêu kế hoạch giao: Tỉ lệ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS bình quân đạt 3,40% (đạt so với mức trên 3% mục tiêu kế hoạch giao); tỉ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; tỉ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỉ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề; tỉ lệ học sinh trong độ tuổi học tiểu học, THCS, THPT đến trường, người từ 15 tuổi trở lên đọc thông viết thạo tiếng phổ thông; tỉ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; thôn có đội văn hóa, văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng; tỉ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Tiếp tục gỡ vướng

Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, trong quá trình triển khai Chương trình còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân nguồn vốn. Nguyên nhân được cho là việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện của một số bộ, ngành trung ương còn thiếu, chưa kịp thời, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các nội dung, dự án, tiểu dự án thành phần của chương trình và tiến độ giải ngân vốn.

Băn khoăn vấn đề này, phát biểu tại Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình, ông Nguyễn Tuấn Thanh – Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định cho biết: Chương trình thực sự là động lực thúc đẩy vùng đồng bào DTTS và miền núi nhưng đây là chương trình mới, địa bàn rộng liên quan đến nhiều cấp ngành nên tại tỉnh Bình Định thời gian qua, công tác triển khai còn lúng túng do có nhiều quy định, văn bản chưa rõ ràng.

Bên cạnh đó, nguồn vốn giao cho các địa phương thực hiện được phân bổ đến từng dự án, do vậy các địa phương không chủ động trong công tác ưu tiên nguồn lực cho các dự án có nhu cầu ưu tiên bổ sung nguồn vốn để thực hiện. Đặc biệt, một số nội dung chính sách mức đầu tư hỗ trợ từ Trung ương còn thấp khó có khả năng thực hiện (như mức hỗ trợ cũng hoá đường liên xã 1,6 tỷ đồng/km; hoặc mức hỗ trợ đất sản xuất là 22,5 triệu đồng/hộ…

z4648016653050_cc6eb44019ff903fc34cd147224550f6.jpg
Nhiều dự án, tiểu dự án còn khó khăn cần tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Theo lãnh đạo tỉnh Đăk Nông, hiện nay, các Tiểu dự án thuộc Dự án thành phần chưa có văn bản quy định, nội dung, đối tượng, định mức, hình thức hỗ trợ, Bộ tài liệu chưa được ban hành… thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ, ngành trung ương. Do vậy chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện và giải ngân nguồn vốn đã phân bổ. Hơn nữa, với đặc thù ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng, các hộ khó khăn về nhà ở thường sinh sống trực tiếp trên đất nông nghiệp tại các nương, rẫy, chưa được quy hoạch điểm dân cư nông thôn, với mức hỗ trợ của Chương trình cũng rất khó khăn để giải quyết đất ở tại điểm dân cư theo quy hoạch, dẫn đến gặp khó khăn trong việc thực hiện; vì vậy, đề nghị Ủy ban Dân tộc và Bộ, ngành Trung ương có cơ chế đặc thù thực hiện hỗ trợ nhà ở xây dựng trên đất nông nghiệp; Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm…

Ông Trần Việt Trường – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ kiến nghị: Trong giai đoạn tiếp theo, Ủy ban Dân tộc cần tham mưu Chính phủ cho phép các địa phương triển khai thực hiện Chương trình bằng ngân sách địa phương như Cần Thơ được mở rộng địa bàn thực hiện trên phạm vi toàn thành phố để đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn đều được hưởng lợi. Bởi vì có những Dự án, Tiểu dự án về lĩnh vực giáo dục, y tế, đảo tạo nghề… nếu chỉ thực hiện tại vùng dân tộc thiểu số (6 đơn vị hành chính cấp xã như Cần Thơ) thì không triển khai được do ít đối tượng, đồng thời các địa phương khác có đối tượng có nhu cầu thì lại không được thụ hưởng do không nằm trong vùng dân tộc thiểu số.

Nhìn từ thực tế triển khai thực hiện chương trình tại cơ sở và qua sơ kết 03 năm triển khai thực Chương trình, Ủy ban Dân tộc đã nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết: Hiện nay, cơ bản tất cả các nội dung đã hoàn thành, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 38 sửa đổi Nghị định 27, tạo điều kiện thuận lợi để điều chỉnh bổ sung một số văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nguồn lực mạnh mẽ cho chương trình mục tiêu quốc gia

Từ nguồn lực đầu tư này, đời sống nhân dân khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh đã ngày càng khởi sắc.Trong 3 năm...

Triển khai Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Văn bản nêu rõ, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18 tháng 01 năm 2024 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại Kỳ họp bất thường lần thứ...

Chi hội Nhà báo Báo TN&MT tập huấn nghiệp vụ tại Vân Hồ, Sơn La

Tại huyện Vân Hồ, Đoàn công tác Báo TN&MT và Hội viên Chi hội Nhà báo Báo TN&MT đã tới Thác Nàng Tiên, tìm hiểu các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã...

Bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách trung ương năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân...

Lập Hội đồng thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia

Theo đó, thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ TN&MT, phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024

Đồng thời, Luật cũng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành về tài nguyên nước nhằm phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước với trách nhiệm quản lý nhà nước...

Bổ sung 2 Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ TN&MT nhiệm kỳ 2020-2025

Tại Hội nghị, đồng chí Tăng Thế Cường, Phó Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy Bộ TN&MT, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu đã công bố Quyết định số 1490/QĐ-ĐUK QĐ/ĐUK ngày 18/3/2024 của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về việc chuẩn...

Đồng hành cùng sự phát triển vùng ĐBSCL

Đáp ứng kịp thời thông tinÔng Lê Ngọc Quyền - Giám đốc Đài KTTV Khu vực Nam Bộ cho biết: Đài KTTV Khu vực Nam Bộ luôn bám sát các yêu cầu phục vụ của địa phương, cung cấp kịp thời các bản tin dự báo...

Bài đọc nhiều

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Việt Nam gửi điện chia buồn về vụ tấn công khủng bố ở Nga

Ngày 23/3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gửi điện chia buồn đến Tổng thống Nga Vladimir Putin sau vụ tấn công khủng bố vào tối 22/3 khiến 143 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Trước đó, một nhóm các tay súng được cho thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo...

Mới nhất