Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo viên phải viết hàng ngàn trang sổ sách, giấy tờ mỗi...

Giáo viên phải viết hàng ngàn trang sổ sách, giấy tờ mỗi năm học


Thậm chí, có những loại hồ sơ, sổ sách còn nhiêu khê hơn trước đây. Dù Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn về hồ sơ sổ sách, khuyến khích sử dụng hồ sơ điện tử, nhưng giáo viên vẫn đang phải làm nhiều loại hồ sơ giấy tờ, lãng phí thời gian và mất tiền in ấn.

Mất rất nhiều thời gian cho sổ sách

Theo Thông tư số 32 của Bộ GD-ĐT, giáo viên chỉ còn 3 loại hồ sơ, sổ sách, cụ thể: kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học); kế hoạch bài dạy (giáo án); sổ theo dõi và đánh giá học sinh.

Tuy nhiên, giáo viên kiêm nhiệm tổ trưởng chuyên môn có thêm kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học, 5-6 loại kế hoạch); sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn (biên bản). Giáo viên kiêm công tác chủ nhiệm có 4 loại hồ sơ, sổ sách, nhưng thực tế còn nhiều hơn thế.

Khung kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn khiến nhiều thầy cô tổ trưởng ngao ngán. Đối với những tổ chuyên môn ghép, tổ tích hợp phải làm đến cả trăm trang kế hoạch.

Trong bản kế hoạch, ngoài thông tin cá nhân các tổ viên, đặc điểm tình hình, liệt kê thiết bị dạy học, các chỉ tiêu, giải pháp thực hiện thì mục thực hiện phân phối chương trình chiếm số trang nhiều nhất. Ngoài số tiết, số tuần, tên bài học, đồ dùng dạy học, giáo viên phải đưa vào yêu cầu cần đạt của từng bài học đối với tất cả các khối lớp. Đây là mục giáo viên phải tốn công nhiều nhất và nó cũng vô lý nhất.

Mục yêu cầu đạt mỗi bài học phải đưa vào hàng chục câu văn mới đầy đủ theo hướng dẫn. Do đó, chỉ với 2-3 tiết học, giáo viên phải trình bày hết 1 trang giấy A4.

Bao giờ sổ sách thôi hết đè nặng thầy cô - Ảnh 1.

Giáo viên cần được cởi trói khỏi hồ sơ sổ sách để tập trung vào chuyên môn giảng dạy

Các môn ngữ văn và toán có số tiết nhiều nhất. Chẳng hạn, ở cấp THCS, hai môn này đều có 4 tiết/tuần. Riêng ngữ văn lớp 9 có 5 tiết/tuần nên môn này có tổng cộng 175 tiết/năm học. Hiện giáo viên phải dạy thêm phân môn ngữ văn trong môn nội dung giáo dục địa phương nên mỗi năm có tới hơn 600 tiết học. Vì vậy, giáo viên phải mất nhiều ngày làm liên tục mới có thể liệt kê hết các mục tiêu cần đạt của mỗi bài học, tiết học.

Tổ khoa học tự nhiên cũng có số tiết khá lớn: 4 tiết/tuần (lớp 6, 7, 8); vật lý, hóa, sinh học ở lớp 9 cũng có tổng số 4 tiết/tuần. Ngoài ra, còn có thêm môn công nghệ lớp 6, 7, 8 mỗi tuần có 1 tiết và công nghệ 9 mỗi tuần có 2 tiết. Vì thế, đầu năm học, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn rất áp lực khi làm kế hoạch chuyên môn cho tổ.

Kế hoạch bài dạy (giáo án) theo hướng dẫn của Công văn 5512 của Bộ GD-ĐT cũng khiến cho giáo viên những môn nhiều tiết khá vất vả. Mỗi giáo viên thường được phân công giảng dạy 2 khối lớp.

Nếu giáo viên được phân công dạy ngữ văn 9 và 1 khối lớp nữa sẽ có tổng cộng 315 tiết/năm học. Vì vậy, chỉ riêng kế hoạch bài dạy của giáo viên môn ngữ văn cấp THCS mỗi năm cũng lên hàng ngàn trang giấy và tất nhiên giáo viên phải mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành được kế hoạch này. Những giáo viên kiêm nhiệm thêm công tác giáo viên chủ nhiệm hoặc tổ trưởng chuyên môn còn phải làm thêm nhiều kế hoạch khác.

Giáo viên không còn thời gian đầu tư cho chuyên môn

Khi họp tổ, họp hội đồng sư phạm hay chi bộ nhà trường, mỗi giáo viên được phát một tờ giấy về nội dung. Giáo viên xem nội dung đó và nếu họ thấy có thêm nội dung nào quan trọng thì ghi thêm vào sổ họp hoặc viết chen vào tờ giấy nội dung ấy để thực hiện nhiệm vụ. Thậm chí, có trường bắt buộc giáo viên phải ghi chép nội dung này vào sổ hội họp và nếu khi kiểm tra không có sẽ bị phê bình.

Lúc dự giờ rút kinh nghiệm với nhau, giáo viên ghi giống hệt học sinh, thầy cô dạy chép trên bảng sao thì giáo viên dự giờ ghi như vậy. Trong khi, chuyên môn họ đã có thì chỉ cần ghi chú những vấn đề cần thiết.

Bao giờ sổ sách thôi hết đè nặng thầy cô - Ảnh 2.

Ngoài việc giảng dạy, giáo viên còn có nhiều áp lực do sổ sách

Chưa kể, nhiều trường học yêu cầu giáo viên phải nộp sổ dự giờ, quy định số tiết một cách rất máy móc. Dù các văn bản hướng dẫn dự giờ hiện nay đã rất khác trước nhưng giáo viên vẫn tỉ mẩn ghi chép như học trò ngồi học.

Do đó, giáo viên khó có thể tập trung vào chuyên môn bởi năm nào cũng tất bật làm hàng loạt kế hoạch, ghi chép sổ sách. Ngành giáo dục khuyến khích số hóa nhưng giáo viên cứ phải viết tay nhiều loại sổ sách, giấy tờ.

Thực tế cho thấy giáo viên vẫn phải ngày đêm gồng gánh nhiều thứ sổ sách. Đó là một sự lãng phí rất lớn về mặt thời gian và công sức. Thử đem ra phép tính trung bình mỗi ngày một giáo viên dành mười lăm phút “trang điểm” cho các loại sổ sách ngoài chức năng giáo dục học sinh thì một đời làm giáo viên (trung bình 30 năm) sẽ lãng phí biết bao nhiêu thời gian. Áp lực sổ sách góp phần giảm chất lượng dạy học của người thầy. Từ đó, một số giáo viên tìm ra những “sáng kiến” sao chép để đối phó. Nhiều thầy cô vẫn còn gánh nặng sổ sách, một phần là vì ban giám hiệu vẫn còn… bệnh hình thức.



Source link

Cùng chủ đề

Học sinh Việt Nam có điểm Toán trong nhóm cao nhất thế giới

Kết quả PISA được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh  tế (OECD) công khai từ bài khảo sát về Toán, Đọc hoặc Khoa học của 6.068 học sinh ở 178 trường, đại diện khoảng 939.500 học sinh 15 tuổi ở Việt Nam.Học sinh Việt Nam có điểm Toán cao nhấtĐiểm trung bình 3 môn của học sinh Việt Nam xếp thứ 34/81 quốc gia, đứng thứ 2 ở khu vực ASEAN sau Singapore. Thứ tự các...

Danh hiệu có nói lên học lực?

Khép lại học kỳ I, chị Hoàng Thị Thanh Vân, ở Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội, quyết định tìm thêm lớp học Văn, Toán, tiếng Anh cho con đang học lớp 7. Trò chuyện với bạn bè, chị Vân mới được biết cách đánh giá học sinh đã khác trước, khi có danh hiệu học sinh xuất sắc cao hơn học sinh giỏi, khiến chị thêm phần lo lắng bởi kỳ thi vào cấp III công lập...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Cùng chuyên mục

Nhiều cách ‘dụ’ trò mê sách

Phụ huynh đồng hành cùng conVới Trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận Sơn Trà), có một phong trào thu hút không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cùng tham gia mang tên "Đằng sau thành công của con là bóng dáng của bố mẹ". Theo đó, qua nhóm Facebook do nhà trường lập, phụ huynh sẽ quay và đăng tải lên...

Mất định hướng sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên cần làm gì?

Không chỉ riêng sinh viên năm cuối, sinh viên mới tốt nghiệp đại học cũng đối mặt với vô số vấn đề như không có mục tiêu, không có phương hướng, cảm thấy mông lung về công việc và cuộc sống.Dưới đây là một số bước giúp sinh viên vừa tốt nghiệp đại học lập kế hoạch hiệu quả hơn, tìm kiếm được công việc phù hợp với bản thân, mọi người có thể tham khảo thêm.Xác định...

Nhiều trường xét tuyển học bạ vào ngành Y khoa

Hai trường công lập và nhiều trường tư thục thông báo xét tuyển học bạ vào ngành Y khoa, có trường chỉ yêu cầu học lực lớp 12 loại giỏi trở lên. Trường Đại học Y Dược, Đại Thái Nguyên năm nay tuyển 600 sinh viên ngành Y khoa, trong đó 120 chỉ tiêu được xét bằng học bạ.Trường sử dụng ba tổ hợp gồm B00 (Toán, Hóa, Sinh), D07 (Toán, Hóa, Anh) và B08 (Toán, Sinh, Anh). Điểm...

Mới nhất

Khoảnh khắc mỗi năm chỉ xuất hiện một lần trên dòng sông Đà hùng vĩ

Những ngày cuối tháng ba, sông Đà chảy qua địa phận tỉnh Hòa Bình có màu nước xanh trong cuộn chảy, hai bên bờ là khung cảnh hoang sơ, hùng vĩ. Sông Đà chảy trên địa phận tỉnh Hoà Bình dài khoảng 93km và có khoảng 70km chảy trên địa phận các xã vùng cao thuộc huyện Đà Bắc có...

Sinh viên thiết kế chip đo tốc độ xe, sóng não

Chip tích hợp vào camera đo tốc độ xe, chip trong thiết bị đo sóng não hỗ trợ giấc ngủ… là các ý tưởng của sinh viên tham gia cuộc thi Thiết kế vi mạch TP HCM. Sáng 24/3, Khu công nghệ cao TP HCM phối hợp Thành đoàn tổ chức vòng loại cuộc thi Thiết kế vi mạch...

Chủ tịch Quốc hội Phần Lan bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ngày 24/3, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho bắt đầu thăm chính thức Việt Nam. Trưa 24/3/2024, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: TTXVN Tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Phần...

Tăng cường giám sát, đẩy nhanh tiến độ các dự án phục vụ dân sinh

Theo Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang Phan Văn Tôn, trong 2 năm 2022 và 2023, Hòa Vang được giao triển khai thực hiện 8 dự án nhóm C, trong đó, có 2 dự án đã hoàn thành, 6 dự án đang thi công. Năm 2024 được giao làm chủ đầu tư 39 dự án, với tổng kinh...

Mới nhất