Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Góc ký họa: Lăng Ông Bà Chiểu

Báo Thanh niênBáo Thanh niên23/07/2023


Xây dựng khoảng năm 1848, lăng có tên chính xác là Thượng Công miếu, diện tích khoảng 1,85 ha (thuộc P.1, Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Dân gian gọi lăng Ông Bà Chiểu có nghĩa là lăng Ông (tránh gọi thẳng tên Lê Văn Duyệt vì phạm húy) ở khu Bà Chiểu.

Góc ký họa: Lăng Ông Bà Chiểu - Ảnh 1.

Tranh của họa sĩ Đoàn Quốc

Công trình gồm nhà bia (nơi đặt bia đá ghi công Tả quân), khu mộ Tả quân và vợ (còn gọi là mộ quy vì hình dáng như con rùa đang nằm, có bình phong và tường bao quanh) và miếu thờ (gồm tiền điện, trung điện và chánh điện).

Chánh điện có bức tượng Tả quân bằng đồng cao 2,65 m, nặng 3 tấn, do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện.

Từng được chọn là biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định xưa, cổng Tam quan được xây năm 1949, có hàng chữ nổi bằng tiếng Hán Thượng Công Miếu.

Góc ký họa: Lăng Ông Bà Chiểu - Ảnh 2.

Ký họa của kiến trúc sư Trần Võ Lam Điền

Lê Văn Duyệt là tướng tài (thời vua Gia Long và Minh Mạng), lập nhiều công lớn. Ông là đại diện cho tinh thần khai phóng của người Nam bộ vì có tư tưởng phóng khoáng, chấp nhận sự đa dạng của lưu dân từ các miền Trung, Bắc, Hoa, Chăm, kể cả giáo sĩ, thương nhân…

Hằng năm, tại lăng đều tổ chức lễ giỗ Tả quân vào ngày 29 hoặc 30 tháng 7, mùng 1 và 2 tháng 8 âm lịch. Tả quân được người dân xem như vị thần nên việc cúng tế ông tại lăng cũng mang nghi thức thờ và tế thần (như lễ Bà Chúa Xứ).



Source link

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Nhiều bãi biển ở Phan Thiết rợp cánh diều gây ấn tượng cho du khách
Lễ duyệt binh Nga: Những góc quay 'tuyệt đối điện ảnh' khiến người xem sửng sốt
Xem lại tiêm kích Nga trình diễn ngoạn mục trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng
Cúc Phương vào mùa bướm – khi rừng già hóa thành chốn cổ tích

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm