Trang chủNewsThế giớiHai đối thủ lần đầu giáp mặt, bà Harris công kích bằng...

Hai đối thủ lần đầu giáp mặt, bà Harris công kích bằng từ “bi kịch”, ông Trump lảng tránh một câu hỏi về Ukraine và Palestine

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên.

Bầu cử Mỹ 2024: Hai đối thủ lần đầu giáp mặt, bà Harris công kích bằng từ 'bi kịch', ông Trump lảng tránh một câu hỏi về Ukraine và Palestine
Ông Trump và bà Harris bắt tay nhau trước khi tiến hành tranh luận. (Nguồn: AFP)

Cuộc tranh luận diễn ra tại Trung tâm Hiến pháp quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Nội dung cuộc tranh luận xoay quanh những vấn đề mà người dân Mỹ đang quan tâm như kinh tế, nhập cư, phá thai, chính sách đối ngoại, đặc biệt là các cuộc xung đột Nga-Ukraine và Hamas-Israel.

Khi bước vào phòng tranh luận không có khán giả, bà Harris chủ động tiến về phía ông Trump để bắt tay. Đây là lần đầu tiên họ gặp mặt trực tiếp. Ngay sau đó, hai bên bắt đầu nhận câu hỏi từ người dẫn chương trình.

Đối nội

Chủ đề đầu tiên xoay quanh vấn đề kinh tế, khi Phó Tổng thống Harris cho biết, chính quyền của ông Joe Biden đã phải “dọn dẹp mớ hỗn độn mà ông Trump để lại” sau 4 năm ở Nhà Trắng với “tỷ lệ thất nghiệp tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng”, “vụ tấn công tồi tệ nhất đối với nền dân chủ kể từ Nội chiến Mỹ” và “đại dịch sức khỏe cộng đồng tồi tệ nhất trong một thế kỷ”.

Về phần mình, ông Trump khẳng định đã tạo ra nền kinh tế tốt nhất cho nước Mỹ trong nhiệm kỳ của 2016-2020 và tuyên bố, ứng cử viên đảng Cộng hòa sẽ khiến nền kinh tế của nước này trở nên tốt hơn nếu đắc cử.

Bà Harris cho rằng, tất cả những gì ông Trump dự tính là cắt giảm thuế cho người giàu và nhấn mạnh định hướng chính sách là “nền kinh tế cơ hội”, bao gồm kế hoạch trừ thuế liên quan trẻ em, các khoản hỗ trợ về nhà ở và tìm cách ngăn chặn giá cả leo thang.

Đáp trả Phó Tổng thống, ông Trump nhiều lần lặp lại câu nói “bà ấy không có kế hoạch đâu”, đồng thời bảo vệ kế hoạch về việc áp thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước khác, tuyên bố: “Chúng ta đang áp thuế lên các nước khác. Cuối cùng, sau 75 năm, các nước khác sẽ phải trả lại cho chúng ta”.

Phó Tổng thống Kamala Harris cũng công kích những gì bà gọi là “lệnh cấm phá thai của Trump” khi tranh luận về quyền sinh sản của người Mỹ, trong khi đối thủ của bà dành phần lớn thời gian phản hồi chỉ trích đảng Dân chủ vì quá “tự do” trong việc tiếp cận phá thai.

Trong cuộc tranh luận, bà Harris cáo buộc đối thủ thuộc đảng Cộng hòa chia rẽ người Mỹ bằng cách thổi bùng căng thẳng chủng tộc, cho rằng sẽ là “bi kịch” khi người như vậy trở thành tổng thống.

Các xung đột

Bầu cử Mỹ 2024: Hai đối thủ lần đầu giáp mặt, bà Harris công kích bằng từ 'bi kịch', ông Trump lảng tránh một câu hỏi về Ukraine và Palestine
Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa ông Trump và bà Harris do hãng tin ABC News điều phối với thời lượng khoảng 90 phút và không có khán giả trực tiếp. (Nguồn: Reuters)

Liên quan tình hình Trung Đông, bà Haris khẳng định sẽ luôn trao cho Israel khả năng tự vệ, “đặc biệt là khi liên quan Iran và bất kỳ mối đe dọa nào mà Tehran và các lực lượng ủy nhiệm gây ra”, song cũng cảnh báo “quá nhiều” người Palestine vô tội đã thiệt mạng trong cuộc xung đột đang diễn ra.

Cuộc chiến giữa Israel và Hamas là một trong những vấn đề gây chia rẽ chính trị mạnh mẽ nhất đối với đảng Dân chủ. Hầu như bà Harris thuận theo lập trường của Tổng thống Joe Biden trong vấn đề này khi cố gắng cân bằng quan điểm ủng hộ không dao động đối với an ninh của Israel, đồng thời lên án những hành động khiến dân thường Palestine ở Gaza đau khổ.

Theo bà, cuộc chiến này phải chấm dứt ngay lập tức bằng cách đạt được thỏa thuận ngừng bắn cũng như trao trả con tin, và Mỹ “sẽ tiếp tục làm việc không ngừng nghỉ về vấn đề đó”.

Phó Tổng thống Mỹ cũng bày tỏ sự ủng hộ cho một giải pháp hai nhà nước trong xung đột Palestine và Israel, trong khi cựu tổng thống Trump lảng tránh câu hỏi về việc này, chỉ lặp lại tuyên bố của mình rằng, bà Harris và đảng Dân chủ ghét Israel, và những xung đột này sẽ không xảy ra dưới thời của ông.

Về xung đột ở Ukraine, cựu Tổng thống Mỹ tiếp tục tái khẳng định tuyên bố ông từng nhiều lần đưa ra rằng: “Tôi sẽ kết thúc xung đột giữa Ukraine và Nga nếu tôi được bầu làm tổng thống, tôi sẽ hoàn thành nó trước cả khi nhậm chức”.

Ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa cho biết sẽ nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đồng thời nhấn mạnh ông cũng có thể khiến cả hai nhà lãnh đạo đàm phán và chấm dứt xung đột.

Mặc dù vậy, khi được điều phối viên cuộc tranh luận hỏi liệu có muốn Kiev thắng trong cuộc xung đột với Moscow hay không, ông Trump không trả lời trực tiếp mà nói: “Tôi nghĩ kết thúc cuộc chiến này là có lợi nhất với Mỹ”.

Cũng liên quan các cuộc xung đột trên thế giới, Phó Tổng thống Kamala Harris khẳng định, nước này không triển khai binh sĩ ở bất kỳ vùng chiến sự nào, dù đã triển khai lực lượng ở các quốc gia trên khắp thế giới.

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa ông Trump và bà Harris do hãng tin ABC News điều phối với thời lượng khoảng 90 phút và không có khán giả trực tiếp.

Theo quy tắc tranh luận, hai bên đồng ý tắt micro khi chưa tới lượt phát biểu. Hai ứng cử viên không được phép mang theo đạo cụ hay giấy ghi nhớ, nhưng sẽ có sẵn một chai nước, một cây bút và một tập giấy.

Ứng cử viên không được biết trước chủ đề tranh luận. Mỗi người sẽ có 2 phút để trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình, 2 phút để phản biện và 1 phút trả lời thêm nếu cần. Tuy nhiên, 2 ứng viên không được đặt câu hỏi cho nhau và cũng không được phép tiếp xúc với đội ngũ tranh cử trong suốt buổi tranh luận.

Giới quan sát nhận định, trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng tháng 11 tới.





Nguồn: https://baoquocte.vn/bau-cu-my-2024-hai-doi-thu-lan-dau-giap-mat-ba-harris-cong-kich-bang-tu-bi-kich-ong-trump-lang-tranh-mot-cau-hoi-ve-ukraine-va-palestine-285822.html

Cùng chủ đề

Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Tổng thống Ukraine thăm một loạt nước châu Âu trước bầu cử Mỹ, Trung Quốc kêu gọi xây dựng một châu Á hòa bình, cởi mở, Iran sẵn sàng cho mọi kịch bản ở Trung Đông, Colombia đàm phán gia nhập Vành đai và Con đường, Nga công bố bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Hoãn hợp đồng với Đức, Thụy Sỹ “nhường” vũ khí cho Ukraine

Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ ngày 9/10 cho biết nước này đã đồng ý hoãn thực hiện hợp đồng với Đức về việc bàn giao súng phóng lựu chống tăng cho đến năm 2026 để các loại vũ khí này có thể được chuyển đến Ukraine.

Cự tuyệt đề nghị tái đấu, ông Trump nói “quá muộn”, bà Harris cho thấy là “thỏi nam châm” hút tiền ủng hộ

Ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa tiếp tục từ chối lời mời tham gia cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives Mohamed Muizzu đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ từ ngày 6-9/10.

Một tháng sau bão Yagi, hậu quả khủng khiếp còn ở lại…

Một tháng trôi qua sau khi siêu bão Yagi tàn phá và càn quét qua vùng bờ biển và khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, nhiều trẻ em và gia đình vẫn đang phải gánh chịu hậu quả khủng khiếp của cơn bão mạnh nhất trong đời của các em.

Thị trường ‘quay xe’, nhập khẩu hồ tiêu vào Việt Nam từ quốc gia Đông Nam Á này tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 11/10/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 148.000 đồng/kg.

Giá vàng thế giới tăng vững chắc, vàng trong nước trượt sâu; Nga gom kim loại quý lập “kho dự trữ khủng” làm gì?

Giá vàng hôm nay 11/10/2024: Giá vàng thế giới vượt qua một số biến động mới, tiếp đà tăng vững chắc. Giá vàng miếng SJC trong nước giảm mạnh, vàng nhẫn mất mốc 83 triệu đồng. Nhiều yếu tố đã góp phần vào hiệu suất phi thường của vàng, quỹ đạo của kim loại quý vẫn là tích cực và áp đảo.

Đại sứ Bỉ đồng chủ trì họp báo Lễ hội văn hoá và ẩm thực Bỉ 2024 tại Hải Phòng

Tiếp nối thành công của những năm trước, Lễ hội Văn hóa và Ẩm thực Bỉ 2024 (B. Fest 2024) sẽ trở lại lần thứ 4 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Tiệp, 53 Lạch Tray, Hải Phòng từ ngày 25 - 27/10.

Bài đọc nhiều

Mỹ là đồng minh duy nhất hỗ trợ đáng kể trong việc bảo vệ sự tự do của chúng tôi

Ngày 9/10, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã đưa ra quan điểm về mối quan hệ của nước này với Trung Quốc, cũng như tầm nhìn về thống nhất Bán đảo Triều Tiên.

Nobel Hóa học 2024 vinh danh nghiên cứu về protein

Giải Nobel Hóa học 2024 được trao cho 3 nhà khoa học David Baker, Demis Hassabis, John Jumper với nghiên cứu về protein, công cụ hóa học độc đáo của sự sống. Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố chủ nhân của giải Nobel Hóa học năm 2024 gồm: David Baker, 62 tuổi, Giáo sư tại Đại học Washington, Mỹ; Demis Hassabis, 48 tuổi, hiện là...

Hezbollah nhắm vào quân đội Israel ở biên giới Lebanon, Trung Đông “căng mình” chờ phản ứng của Tel Aviv

Lực lượng Hezbollah ngày 9/10 đã sử dụng đạn pháo và tên lửa nhắm vào binh sĩ Israel ở gần làng Labbouneh tại biên giới Lebanon. Vụ việc diễn ra một ngày sau khi Israel tuyên bố tiêu diệt 2 nhân vật do Hezbollah bổ nhiệm thay thế cho lãnh đạo mới bị sát hại - Hassan Nasrallah.

Bộ đôi Inokhodets, tên lửa Kh-BPLA đối đầu pháo tự hành Caesar

Hôm thứ Ba (ngày 8/10), quân đội Nga cho biết trong một tuyên bố rằng pháo tự hành Caesar được phát hiện tại vị trí bắn ở một khu rừng thuộc vùng Sumy của Ukraine.Trong vụ tấn công này, máy bay không người lái tầm trung...

Cùng chuyên mục

Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives Mohamed Muizzu đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ từ ngày 6-9/10.

Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Tổng thống Ukraine thăm một loạt nước châu Âu trước bầu cử Mỹ, Trung Quốc kêu gọi xây dựng một châu Á hòa bình, cởi mở, Iran sẵn sàng cho mọi kịch bản ở Trung Đông, Colombia đàm phán gia nhập Vành đai và Con đường, Nga công bố bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

Phó tướng của bà Harris kêu gọi thay đổi cơ chế bầu tổng thống

(Dân trí) - Ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Mỹ Tim Walz cho rằng Mỹ nên thay đổi cơ chế bầu tổng thống dựa trên phiếu đại cử tri. Ông Tim Walz, ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Mỹ (Ảnh: NBC). "Tôi nghĩ chúng ta đều biết nên bỏ cơ chế bỏ phiếu đại cử tri. Chúng...

Trắng đêm săn sản vật mùa nước nổi ở miền Tây

(Dân trí) - Khi nước tràn đồng, cũng là lúc người dân miền Tây ngày đêm đánh bắt các sản vật do thiên nhiên ban tặng để sử dụng và đem bán kiếm thêm thu nhập. Nông dân An Giang tất bật săn "lộc trời" khi cánh đồng ngập nước (Video: Bảo Kỳ). 2h sáng, trong màn đêm lạnh lẽo, lũ...

Ngân hàng ‘khai tử’ thẻ từ, chuyển hẳn sang thẻ chip

Từ tháng 9 đến nay, một loạt ngân hàng thương mại thông báo dừng giao dịch thẻ từ và chỉ cung cấp dịch vụ ngân hàng đối với thẻ chip nhằm hạn chế rủi ro giao dịch thẻ, gia tăng mức độ an toàn, bảo mật cao. Theo Thông tư 20 năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy...

Mới nhất

Sài Gòn qua bản đồ