Trang chủChính trịNgoại giaoHoạt động thúc đẩy nâng cao năng suất lao...

Hoạt động thúc đẩy nâng cao năng suất lao động cần được triển khai mạnh mẽ hơn


Để nâng cao năng suất lao động, trong năm 2023, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến các chính sách tạo nền tảng thúc đẩy năng suất, gia tăng đầu tư cho khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo.

Các đại biểu tham gia thảo luận bàn tròn tại
Các đại biểu tham gia thảo luận bàn tròn tại phiên thảo luận Chuyên đề 2 với chủ đề “Nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh mới”. (Nguồn: Quốc hội)

Sáng 19/9, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam 2023, tiếp nối phiên thảo luận Chuyên đề 1 với chủ đề “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó”, các đại biểu tiến hành phiên thảo luận Chuyên đề 2 với chủ đề “Nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh mới”.

Tại phiên thảo luận, ông Felix Weidencaff, chuyên gia về việc làm tại Văn phòng Tổ chức lao động quốc tế (ILO) khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho biết, xu hướng giảm tỷ lệ tăng năng suất trong dài hạn đang diễn ra ở hầu khắp các khu vực trên thế giới. Điều này đặt ra nhiều thách thức về mặt chính sách và thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô toàn cầu.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng năng suất, chuyên gia về việc làm tại ILO cho rằng, Việt Nam cần có động lực mới về tăng trưởng năng suất. Theo đó, chuyển đổi, phát triển kinh tế bền vững và chuyển đổi việc làm, tăng năng suất lao động cần đi đôi với nhau. Ngoài ra, cần hoàn thể chế và chính sách của thị trường lao động để giải quyết những thách thức kép.

Ông Felix Weidencaff nêu quan điểm: “Thời gian tới, Việt Nam cần phát triển nguồn nhân lực và tăng cường việc làm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế tri thức, công nghệ và công nghiệp 4.0; thay đổi bản chất của thất nghiệp và những thách thức mới; thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động hiệu quả. Đồng thời, tăng năng suất và việc làm bền vững, đặc biệt tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ…”.

Lý giải nguyên nhân năng suất lao động Việt Nam thấp, TS. Nguyễn Lê Hoa, Trưởng Phòng Nghiên cứu năng suất (Viện Năng suất Việt Nam) cho rằng, đất nước đang thiếu hụt lao động lành nghề có kỹ năng cao; thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhưng hầu hết là quy mô nhỏ và siêu nhỏ nên khó có thể nâng cao năng suất lao động trong lĩnh vực này.

Mặc dù các chính sách của Nhà nước đều tập trung vào tái cơ cấu nền kinh tế đã tác động tích cực đến tăng năng suất ở Việt Nam nhưng năng suất nội ngành chưa đạt được như kỳ vọng, các ngành đóng góp cao vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng lao động cao nhưng mức năng suất còn thấp, tốc độ tăng trưởng chưa đạt như mong muốn…

Theo TS. Nguyễn Lê Hoa, thời gian qua, có nhiều chính sách lớn của Đảng, Nhà nước trong thúc đẩy nâng cao năng suất lao động của Việt Nam, như đổi mới mô hình tăng trưởng, giải quyết thủ tục hành chính, đổi mới khoa học công nghệ sáng tạo. Tuy nhiên, các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp chưa có sự tham gia tích cực từ phía doanh nghiệp.

“Vì vậy, thời gian tới, các hoạt động thúc đẩy nâng cao năng suất lao động tại Việt Nam cần được triển khai mạnh mẽ hơn. Trong đó, tập trung vào liên kết phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương để xây dựng các chính sách đồng bộ và xuyên suốt; tạo điều kiện thúc đẩy nguồn lực và tạo điều kiện để khu vực kinh tế tư nhân phát huy vai trò trong việc tăng năng suất lao động; tăng năng lực thực thi chính sách thúc đẩy năng suất, tập trung vào ngành đóng góp giá trị gia tăng cao và sử dụng nhiều lao động”, bà Hoa nói.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng suất, ông Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế quốc tế cấp cao của Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam thông tin, hiện nay, trên thế giới chỉ có khoảng 11 quốc gia có thể duy trì tăng năng suất về lâu dài, trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu và phần lớn các quốc gia là ở châu Âu. Đây đều là những nước xuất khẩu thành công, tận dụng nhu cầu nước ngoài để tăng quy mô sản xuất các ngành cả công nghiệp và nông nghiệp.

Ở khu vực Đông Nam Á, ông Jonathan Pincus cho rằng, Thái Lan và Malaysia có tốc đố tăng năng suất lao động nhanh, tuy nhiên, 2 nước này lại không duy trì được tốc độ tăng năng suất lao động sau khủng hoảng tài chính châu Á.

Các quốc gia này không nâng cấp được chính sách phát triển khi đạt được mức thu nhập trung bình mà tiếp tục theo đuổi chính sách tăng trưởng dựa trên xuất khẩu chi phí thấp mà không đổi mới để nâng cấp công nghệ, nâng cấp năng lực của các ngành sản xuất trong nước.

Việt Nam là nước thu nhập trung bình đạt được tăng trưởng đáng “ngưỡng mộ”. Vấn đề đặt ra là quốc gia này có rơi vào bẫy thu nhập trung bình như các nước trên hay không? Theo chuyên gia của UNDP, vấn đề then chốt là Việt Nam phải thành công trong xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia.

Phát biểu kết phiên thảo luận Chuyên đề 2, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho hay, về vấn đề nâng cao năng suất lao động, trong ngắn hạn năm 2023, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến các chính sách tạo nền tảng thúc đẩy năng suất, gia tăng đầu tư cho khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo.

Không được buông lơi vấn đề năng suất, kể cả trong điều kiện kinh tế khó khăn, cần quan tâm đầu tư thỏa đáng cho đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ.

Về dài hạn, đất nước cần đổi mới cơ cấu nội ngành, tạo ra sự bền vững của năng suất, tạo sự đồng bộ trong các khâu triển khai, nâng cao chất lượng nhân lực, đẩy mạnh chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp.

Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam 2023 năm nay được tổ chức với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”.

Diễn đàn gồm 2 phiên chuyên đề và 1 phiên toàn thể. Cụ thể:

Chuyên đề 1: Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

Chuyên đề 2: Nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh mới.

Phiên toàn thể với chủ đề: Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững.





Nguồn

Cùng tác giả

Giá vàng thế giới đạt mức cao mới, đồng USD rời đỉnh, vàng SJC băng băng vượt kỷ lục của năm

Giá vàng hôm nay 20/9/2023 tiếp tục tăng mạnh do tác động lớn từ việc Fed có thể không tăng lãi suất. Nhưng bất kỳ kỳ vọng lãi suất cao hơn nào từ Fed so với mức cược của các nhà đầu tư đều có thể tác động thị trường vàng, đẩy giá vàng đi xuống. Giá vàng SJC và giá vàng nhẫn trong nước lập "kỷ lục của năm" vượt qua ngưỡng 69 triệu đồng/lượng.

Giá tiêu hôm nay 20/9/2023, hơn 46% tiêu Việt xuất khẩu ‘hạ cánh’ thị trường Mỹ-Trung Quốc; không hoàn thành mục tiêu tỷ USD

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 70.000 – 72.500 đồng/kg.

‘Chốt’ thời điểm lãnh đạo Nga-Trung gặp gỡ, Azerbaijan pháo kích lớn ở Karabakh

Khả năng binh sĩ Wagner trở lại Ukraine, Hàn Quốc tỏ thái độ với Nga về hợp tác quân sự với Triều Tiên… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Kết quả thi đấu của 3 đội bóng Đông Nam Á; Olympic Myanmar thắng nhẹ, Olympic Thái Lan hòa phút cuối

Môn bóng đá nam ASIAD 19 đã chính thức khởi tranh với sự góp mặt của 3 đội bóng Đông Nam Á trong lượt trận đầu tiên diễn ra vào chiều 19/9.

Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam năm 2023: Phát huy tối đa nội lực, khai thác hiệu quả ngoại lực trong...

Chiều 19/9, tại Hà Nội, đã diễn ra Phiên toàn thể - tọa đàm cấp cao với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” và bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng mong các tập đoàn công nghệ Mỹ khai thác thị trường 100 triệu dân

Thủ tướng mong các tập đoàn công nghệ của Mỹ tiếp tục cung cấp cho Việt Nam các giải pháp công nghệ, chuyển giao công nghệ; hợp tác về tài chính, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi...

Giá cà phê giữ đà tăng, thị trường EU tăng mua hàng từ nguồn cung Việt Nam

EU tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng 21% về lượng và tăng 18,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 389.900 tấn, trị giá 854,23 triệu EUR (tương đương 914,11 triệu USD), theo Eurostat.

Giải mã sức mạnh của Ấn Độ

Bài viết của tác giả Federico Rampini đăng trên mạng Corriere della Sera (Italy) mới đây phân tích bối cảnh địa chính trị thuận lợi cho phép Ấn Độ tập trung thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và gia tăng lợi thế quốc tế, nhất là trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc hiện nay.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chào xã giao Chủ tịch Quốc hội Cuba

Quốc hội Cuba không ngừng học hỏi, nghiên cứu kinh nghiệm đối mới, mở cửa của Việt Nam và đã đưa những kinh nghiệm đó vào quá trình xây dựng và thông qua các luật tại Cuba. Phó Thủ tướng...

Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, tỷ giá hối đoái… Các ông lớn ngân hàng tăng lãi suất, đồng bạc xanh “rơi” nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 19/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Các ông lớn ngân hàng thế giới tăng lãi suất, đồng bạc xanh giảm nhẹ. Euro và Yen Nhật tăng.

Giá tiêu hôm nay 19/9/2023, nhận định triển vọng xuất khẩu, tiêu Việt có lợi thế cạnh tranh tại EU

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 70.000 – 72.500 đồng/kg.

Hai nước cần tận dụng cơ hội ‘hiếm có khó tìm’

Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh Susan Burns khẳng định các doanh nghiệp nước này muốn đẩy mạnh hợp tác với thành phố, đặc biệt là về bán dẫn.

Bài toán lựa chọn mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024

Những phác thảo ban đầu về kinh tế - xã hội năm 2024 đã được hé lộ. Câu hỏi đặt ra là, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, đặt mục tiêu như thế nào trong năm tới là phù hợp nhất?

Tin nổi bật

Tin mới nhất