Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhKhoảng trống pháp lý trong ngăn chặn rửa tiền...

Khoảng trống pháp lý trong ngăn chặn rửa tiền thông qua tiền ảo


Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ tháng 3/2023. Ngay sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/2023/NĐ-CP qui định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.

Tại Hội thảo “Quy định về phòng, chống rửa tiền và vai trò của phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hoá” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp tổ chức cùng Hiệp hội Blockchain Việt Nam vào cuối tuần qua, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết: “Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin, Việt Nam phải đối diện với nhiều hình thức, phương thức, thủ đoạn của tội phạm để thực hiện hành vi rửa tiền ngày càng tinh vi, phức tạp.

Nhất là đối với lĩnh vực tiền kỹ thuật số, tiền ảo (tiền mã hoá) nơi mà hành lang pháp lý chưa hoàn thiện đầy đủ. Những năm gần đây, tiền mã hoá được sử dụng để thanh toán song không loại trừ có cả hành vi rửa tiền thông qua giao dịch loại tiền này.”

Hiện nay các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp và cá nhân cũng quan tâm đến vấn đề phòng, chống rửa tiền.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, trong quá trình xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền, VNBA luôn phối hợp chặt chẽ với đơn vị soạn thảo, đặc biệt là Cục Phòng, chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước) để tham gia góp ý, tổ chức hội thảo, toạ đàm với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế. 

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm TTK VNBA.

Ngành công nghệ chuỗi khối (Blockchain) đã mở ra một kỷ nguyên mới về công nghệ và tác động sâu rộng tới nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nhờ các tính năng quan trọng như tính bảo mật và quyền riêng tư. 

Theo ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam , công nghệ blockchain đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, từ tài chính ngân hàng, đến thương mại điện tử, chăm sóc sức khỏe, thể thao giải trí, bảo hiểm, logistics và nhiều ngành dịch vụ khác.

Thị trường công nghệ chuỗi khối toàn cầu được dự báo sẽ đạt giá trị hơn 1.400 tỷ USD vào năm 2030 với Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) gần 86%/năm trong giai đoạn 2022 – 2030. 

Sự tăng trưởng mạnh mẽ này không chỉ mang lại những lợi ích đặc biệt về kinh tế, xã hội mà còn tạo ra các tồn tại vô hình và thách thức trong công tác quản lý, đặc biệt là đối với các hoạt động rửa tiền xuyên biên giới.

Trong khi đó, mới chỉ có một số quốc gia, vùng lãnh thổ kịp ban hành quy định pháp lý để ngăn chặn tội phạm tài chính sử dụng công nghệ cao và công nghệ blockchain như Liên minh châu Âu (EU) với đạo luật Thị trường Tài sản mã hóa (MiCA). Tuy nhiên, cũng phải đến năm 2024, MiCA mới chính thức có hiệu lực.

Tại Việt Nam, do chưa có khung pháp lý cụ thể, đồng thời do thiếu hụt về quy trình, nhân sự chất lượng cao về tiền mã hóa và tài sản số nên mặc dù Luật Phòng chống rửa tiền 2022 đã có hiệu lực từ ngày 1/3/2023 nhưng các tổ chức tín dụng, các cơ quan nhà nước còn lúng túng trong việc xử lý các hành vi có liên quan đến loại hình tài sản mới này.

Theo số liệu từ Chainalysis được Bộ Tư pháp Mỹ chia sẻ gần đây, tổng giá trị tiền mã hoá Việt Nam nhận về trong giai đoạn từ 10/2021 – 10/2022 là gần 90,8 tỷ USD. Trong đó, các hoạt động bất hợp pháp là 956 triệu USD.

Xét theo địa chỉ truy cập mạng, nền tảng được sử dụng nhiều nhất để giao dịch tiền mã hóa của người dùng ở Việt Nam là sản giao dịch Binance.com với gần 42 triệu lượt truy cập từ 1/10/2021 – 1/10/2022.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường tiền ảo này cùng với sự thiếu hụt về hành lang quản lý, các công nghệ hiện đại cũng đứng trước nguy cơ bị giới tội phạm lợi dụng vào những mục đích bất chính để thu lợi cá nhân như rửa tiền, tài trợ khủng bố, tham nhũng…

Với mục tiêu tăng cường hiệu quả của các hoạt động phòng, chống rửa tiền thông qua tiền mã hóa nói riêng và tài sản số nói chung, Hiệp hội Blockchain Việt Nam khuyến nghị các định chế tài chính cần thực hiện 3 nhiệm vụ: Nhận diện giao dịch tài sản số, xây dựng quy trình và chuẩn bị tốt nhân sự.

Để ngăn chặn hành vi rửa tiền cũng như hành vi lừa đảo trực tuyến đang có dấu hiệu bùng phát thời gian gần đây, ông Lê Anh Dũng – Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng (NHNN) cho biết, tới đây sẽ có quy định hạn mức buộc phải xác thực sinh trắc học (bằng vân tay, khuôn mặt) khi chuyển tiền liên ngân hàng, có thể là mức 10 triệu đồng. Qua đó cũng sẽ vô hiệu hóa luôn nạn mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng đã tồn tại suốt thời gian qua.

Tuân Nguyễn



Nguồn

Cùng tác giả

Công an mời Quốc Cơ – Quốc Nghiệp lên làm việc vụ ‘chồng đầu’ xe máy

Bước đầu, nghệ sĩ xiếc Quốc Nghiệp có tường trình liên quan đến video “chồng đầu” trên xe gắn máy khiến dư luận xôn xao. Theo đó, ngày 22/10 Đội CSGT – Công an TP.Thủ Đức phối hợp cùng Công...

Linh kiện iPhone 15 Pro Max của Apple ngày càng đắt đỏ

Với sự hỗ trợ của hãng giải pháp công nghệ Fomalhaut Techno Solutions, tờ Nikkei đã tháo rời và phân tích chi phí của bốn mẫu iPhone 15: iPhone 15, 15 Plus, 15 Pro và 15 Pro Max,...

Chèo sup, ăn uống trên hồ thủy điện Trị An mùa nước dâng

Rộng 323km2, hồ Trị An là hồ nhân tạo hình thành từ công trình thủy điện Trị An, có vai trò trữ nước, cấp nước phục vụ vận hành thủy điện. Hồ thuộc địa phận 4 huyện của...

Giá vàng và dầu đi lên, USD đi xuống

Kết phiên giao dịch 20/10, giá vàng miếng 4 số 9 tại SJC TP.HCM được niêm yết ở mức 70,25 triệu đồng một lượng ở chiều mua vào và 70,95 triệu đồng một lượng ở chiều bán ra....

Đề xuất kéo dài thời gian giảm một số loại thuế; vé xe buýt rục rịch tăng

Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 6 tháng đầu năm 2024 Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp...

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh khởi động dự án công nghệ tế bào quang điện 17.400 tỉ đồng

Dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam sáng nay chính thức được khởi động, vận hành sản xuất để hoàn thiện xong chuỗi dây chuyền sản xuất tấm quang năng quy mô...

Thêm ngân hàng báo lợi nhuận giảm

Đà giảm các cấu phần kinh doanh chính và chi phí dự phòng tăng cao là hai nguyên nhân chính khiến số ngân hàng giảm lợi nhuận trong quý III tăng thêm. Bức tranh lợi nhuận của ngành ngân...

Nga-Trung Quốc ký một loạt thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực này

Tập đoàn dầu mỏ Rosneft ngày 21/10 cho biết Nga và Trung Quốc đã ký khoảng 20 thỏa thuận trong khuôn khổ diễn đàn kinh doanh năng lượng Nga-Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh.

Giá vàng và dầu đi lên, USD đi xuống

Kết phiên giao dịch 20/10, giá vàng miếng 4 số 9 tại SJC TP.HCM được niêm yết ở mức 70,25 triệu đồng một lượng ở chiều mua vào và 70,95 triệu đồng một lượng ở chiều bán ra....

Đề xuất kéo dài thời gian giảm một số loại thuế; vé xe buýt rục rịch tăng

Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 6 tháng đầu năm 2024 Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp...

Dòng tiền chờ tín hiệu để vào bắt đáy chứng khoán

Thị trường vừa trải qua tuần giao dịch tiêu cực khi chỉ số chung liên tục giảm mạnh và phá vỡ các vùng hỗ trợ thấp hơn. Thống kê giao dịch trên sàn HOSE tuần qua, chỉ số...

Ủy ban Kinh tế: Tiến độ dự án sân bay Long Thành ‘rất chậm’

Tiến độ thực hiện dự án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và dự án xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 theo Ủy ban Kinh tế là "rất chậm". Theo đó, diện tích...

Tiền gửi khách hàng của NCB tăng 5.000 tỷ đồng so với quý II/2023

Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2023 với nhiều kết quả khả quan. Trong đó, nổi bật nhất là hoạt động huy động vốn và cho vay...

Tin nổi bật

Tin mới nhất