Khởi động dự án "quốc gia đại sự của Việt Nam, công nghệ đỉnh cỡ nào?
Sau 8 năm tạm dừng, Việt Nam chính thức tái khởi động dự án điện hạt nhân, coi đây là “đại sự quốc gia” và cần có quyết sách đặc biệt, chưa từng có tiền lệ.
Báo Khoa học và Đời sống•17/05/2025
Thủ tướng yêu cầu huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc và thành lập tổ công tác chuyên trách để xây dựng nhà máy điện hạt nhân. (Ảnh: markettimes.vn)
Nghị quyết 189/2025/QH15 cho phép đàm phán quốc tế, điều chỉnh chủ trương và phê duyệt đầu tư được thực hiện song song để đẩy nhanh tiến độ.(Ảnh: Báo Chính phủ)
Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Pháp đều bày tỏ mong muốn tham gia hoặc hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực điện hạt nhân.(Ảnh: evngenco2.vn)
Hàn Quốc đề xuất chuyển giao công nghệ nhà máy điện hạt nhân quy mô nhỏ (SMR), còn Pháp muốn EDF tham gia dự án tại Ninh Thuận.(Ảnh: world-nuclear-news)
Mỹ và Trung Quốc cũng có những buổi làm việc cấp cao với phía Việt Nam, nhấn mạnh mong muốn hợp tác phát triển năng lượng hạt nhân.(Ảnh: Năng lượng Việt Nam Online)
Công nghệ hạt nhân thế hệ 3+ hiện đang được áp dụng tại nhiều quốc gia như Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và UAE với các mẫu lò tiên tiến như VVER-1200, AP1000, APR-1400.(Ảnh: Báo Chính phủ)
Mỹ nổi bật với hệ thống giám sát số hóa, tự động hóa và phần mềm dự đoán sự cố; Trung Quốc dẫn đầu về số lượng lò và công nghệ điều khiển thông minh.(Ảnh: markettimes.vn)
Pháp dùng mô hình mô phỏng 3D và điều khiển hiện đại, còn Hàn Quốc có lò APR-1400 tích hợp cảm biến thông minh, phản ứng tự động với sự cố, đảm bảo an toàn tối đa. (Ảnh: Wikipedia)
Bình luận (0)