Trang chủChính trịNgoại giaoKhủng hoảng khí đốt ở châu Âu "còn lâu mới kết thúc"

Khủng hoảng khí đốt ở châu Âu “còn lâu mới kết thúc”


Mùa Đông năm nay, thế giới có thể chứng kiến giá khí đốt tăng cao do nhu cầu tăng và thời tiết không còn thuận lợi, trong khi tăng trưởng hoạt động công nghiệp bị cản trở bởi giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đắt đỏ.

Cảng Zeebrugge (Bỉ) là một trong các cảng của EU nhận nhiều khí LNG nhất từ Nga trong 9 tháng đầu năm 2023. (Nguồn: Financial Times)
Tuyến đường ống quá cảnh dẫn khí đốt Nga qua Ukraine đến châu Âu dự kiến sắp bị đóng cửa. Hình ảnh cảng Zeebrugge, Bỉ. (Nguồn: Financial Times)

Các quy định mới về phát thải khí methane của Liên minh châu Âu (EU) sẽ làm giá LNG tăng cao hơn, khiến việc phục hồi công nghiệp và năng lượng với giá cả phải chăng ở lục địa này trở nên khó khăn hơn trong tương lai gần.

Không chỉ thế, việc châu Âu chuyển đổi khỏi các đường ống khí đốt Nga sang LNG đã làm tăng chi phí năng lượng toàn cầu.

Khi EU gây sức ép cho Moscow bằng các lệnh trừng phạt sau cuộc xung đột ở Ukraine vào năm 2022, khí đốt đã trở thành tâm điểm chú ý, bởi Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của liên minh.

Thay vì khí đốt từ xứ sở bạch dương, khối 27 thành viên đã tăng cường mua LNG ở nhiều quốc gia, trong đó có Nga.

Tuyến đường ống quá cảnh dẫn khí đốt Nga qua Ukraine đến châu Âu dự kiến sắp bị đóng cửa. Nguyên nhân bởi Kiev tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận với tập đoàn dầu khí Gazprom. Thỏa thuận sẽ hết hạn vào cuối năm nay.

Các nhà lãnh đạo châu Âu tự tin và khẳng định rằng: “Khu vực sẽ ổn dù không có khí đốt của Nga”.

Thế nhưng, Oil Price cho hay, tháng 5/2024, dòng khí đốt của Gazprom qua Ukraine đến châu Âu đã tăng 39% so với một năm trước đó.

Hãng tin Reuters (Anh) cũng cho biết, kể từ đầu năm nay, “gã khổng lồ” Gazprom đã xuất khẩu khoảng 13 tỷ m3 khí tự nhiên sang châu Âu. Đây chỉ là một phần nhỏ so với những gì Nga xuất khẩu sang phương Tây, phần còn lại đã được thay thế bằng LNG. Đây là một vấn đề đối với châu Âu.

Ông Javier Blas, chuyên gia phân tích của Bloomberg nhận định, cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu “còn lâu mới kết thúc”. Điều này đi ngược lại tất cả các tuyên bố chính thức kể từ mùa Đông năm 2022, khi lục địa này cho rằng đã giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng, trước khi nó kịp xảy ra.





Nguồn

Cùng chủ đề

G7 tìm cách sử dụng lợi nhuận từ tài sản Nga bị phong tỏa, EU có ý tưởng mới nhằm “xoa dịu” Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Ủy viên phụ trách kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni đã thảo luận về những bước tiếp theo hướng tới việc cung cấp cho Ukraine các khoản vay bằng cách sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga.

Sau khí đốt, đây chính là mặt hàng chiến lược của Nga ‘gây nghiện’ EU, điều trớ trêu làm khó liên minh

Mặc dù Moscow là đối thủ địa chính trị của Liên minh châu Âu (EU), khối 27 quốc gia thành viên vẫn phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu sản phẩm chiến lược như ure (phân bón) của Nga.

EU “chốt hạ” thời gian gửi tiền cho Ukraine, Moscow lập tức cảnh báo “trả đũa gay gắt”

Ngày 22/7, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cho biết, đợt tiền lãi đầu tiên (có tổng trị giá 1,5 tỷ USD) thu được từ các tài sản Nga bị đóng băng sẽ được gửi đến Ukraine trong tuần đầu tiên của tháng 8.

Giá khí đốt Nga bán cho Trung Quốc thấp hơn nhiều so với khu vực châu Âu

Từ đầu năm đến nay, châu Âu và Trung Quốc thay phiên nhau trở thành khách hàng lớn nhất mua khí đốt qua đường ống của Nga.

Liệu Azerbaijan có là lời giải cho bài toán khí đốt của châu Âu?

Thỏa thuận kéo dài 5 năm về trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine tới châu Âu sẽ hết hạn vào cuối năm nay.Đây là thỏa thuận chính trị và thương mại duy nhất còn lại giữa Moscow và Kiev. Hiện các bên chỉ còn khoảng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa “khủng” đến Syria?

Ngày 26/7, một nguồn thạo tin với Hải quân Nga cho biết, khinh hạm đa năng trang bị tên lửa siêu thanh Zircon - Đô đốc Gorshkov - của Hạm đội phương Bắc sẽ cập cảng Tartus của Syria.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ

Theo các chuyên gia, trong 3 nhiệm kỳ giữ cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật với nhiều quyết sách đột phá, quan trọng, góp phần đổi mới, phát triển nền kinh tế đất nước, đưa Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

G7 tìm cách sử dụng lợi nhuận từ tài sản Nga bị phong tỏa, EU có ý tưởng mới nhằm “xoa dịu” Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Ủy viên phụ trách kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni đã thảo luận về những bước tiếp theo hướng tới việc cung cấp cho Ukraine các khoản vay bằng cách sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga.

Nét tương đồng thú vị giữa nghệ thuật múa truyền thống Việt Nam và Hàn Quốc

Dù có những nét riêng, múa truyền thống Việt Nam và Hàn Quốc vẫn chia sẻ nhiều đặc điểm chung về cách thể hiện, miêu tả và truyền tải thông điệp nghệ thuật.

Mỹ cự tuyệt yêu cầu “đánh đổi” của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo “ngòi nổ” xung đột

Mới đây, Mỹ tiết lộ về điều kiện Nga đặt ra liên quan Ukraine để nối lại đối thoại kiểm soát vũ khí, trong khi Trung Quốc tiếp tục nỗ lực ngoại giao con thoi để giải quyết xung đột Moscow-Kiev.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Hàn Quốc chia sẻ cảm xúc sau khi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 25/7, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo sang Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Việc Thủ tướng Han Duck-soo dẫn đầu đoàn cấp cao Chính phủ Hàn Quốc sang Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc.  Chủ tịch nước...

Thế giới trượt nhẹ; trong nước có thể giảm lần thứ ba liên tiếp

Giá xăng dầu hôm nay 25/7, giá dầu Brent và WTI cùng giảm nhẹ. Giá xăng dầu trong nước chiều nay nhiều khả năng ghi nhận cú hat-trick giảm với mức giảm dao động trong khoảng 200-500 đồng/lít (kg).

Sau khí đốt, đây chính là mặt hàng chiến lược của Nga ‘gây nghiện’ EU, điều trớ trêu làm khó liên minh

Mặc dù Moscow là đối thủ địa chính trị của Liên minh châu Âu (EU), khối 27 quốc gia thành viên vẫn phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu sản phẩm chiến lược như ure (phân bón) của Nga.

Cần tập trung xây dựng chương trình hỗ trợ để doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng tốc đổi mới sáng tạo xanh

Sáng ngày 26/7), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”.

Đến năm 2030, Đức đặt mục tiêu cắt giảm 65% lượng khí thải CO2

Ngày 24/7, Bộ Kinh tế Đức cho biết nước này sẽ cần nhập khẩu ít nhất 50% lượng hydro cần thiết để đáp ứng các mục tiêu năng lượng xanh.

Cùng chuyên mục

Bạn bè quốc tế khâm phục Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Brussels, ông Bert De Belder, Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Lao động Bỉ (PTB) bày tỏ sự kính trọng sâu sắc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhấn mạnh rằng PTB nhận thức được giá trị to lớn qua cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ

Theo các chuyên gia, trong 3 nhiệm kỳ giữ cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật với nhiều quyết sách đột phá, quan trọng, góp phần đổi mới, phát triển nền kinh tế đất nước, đưa Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

G7 tìm cách sử dụng lợi nhuận từ tài sản Nga bị phong tỏa, EU có ý tưởng mới nhằm “xoa dịu” Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Ủy viên phụ trách kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni đã thảo luận về những bước tiếp theo hướng tới việc cung cấp cho Ukraine các khoản vay bằng cách sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga.

Sở hữu thế mạnh độc đáo, đây là cách các nhà sản xuất Trung Quốc “hốt bạc” tại Olympic Paris 2024

Olympic Paris 2024 - sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh được dự báo là sân khấu mùa Hè khổng lồ cho các nhà sản xuất đến từ Trung Quốc - quốc gia vốn được mệnh danh là "công xưởng của thế giới".

Ngành vận tải biển “thay đổi số phận” nhờ khủng hoảng Biển Đỏ, thương mại thế giới sẽ ra sao?

Khủng hoảng vận tải Biển Đỏ càng trở nên tồi tệ hơn sau các cuộc tấn công và trả đũa không ngừng giữa Israel-Houthi. Không còn nhiều hy vọng, hầu hết các công ty vận tải quốc tế phải định tuyến lại các tuyến đường vận chuyển để tránh các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của lực lượng Houthi.

Mới nhất

Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng những tháng cuối năm

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang EU tăng gần 33% Xuất khẩu cá ngừ sang Italy tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 7/2024, kim ngạch xuất khẩu cá...

Khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Kon Tum tiếp tục nâng cao mức sống cho đồng bào các...

Trong ngôi nhà rông truyền thống của người Ba Na nhánh Rơ ngao tại thôn Đăk Mút, xã Đăk Mar, già làng A Khiu ngồi trầm lặng, bồi hồi nhớ lại những lời căn dặn của đồng chí Nguyễn Phú Trọng khi về thăm bà con. Thời điểm ấy, già A Khiu là trưởng thôn, được đại...

Các nhà báo châu Á: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo lớn và cây bút xuất sắc

Đối với nhà báo Khieu Kola, Cố vấn cao cấp Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà báo Campuchia (CCJ), Biên tập viên cao cấp của trang tin điện tử và kênh truyền hình CNC thuộc Royal Group ở Campuchia, tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần khiến ông bàng hoàng, tiếc thương một nhà lãnh đạo...

Sắp bỏ yêu cầu ký quỹ trước giao dịch chứng khoán

Báo cáo tại Hội nghị, ông Bùi Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, hiện yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (prefunding) là trở ngại lớn nhất với quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.Dự thảo Thông tư sửa 4 Thông tư (Thông tư 120/2020/TT-BTC, Thông tư...

Từ 1/8, giá đất ở TPHCM tăng hàng chục lần, có nơi lên tới 810 triệu đồng/m2

TPO - Dự thảo về bảng giá đất trên địa bàn TPHCM quy định, giá đất ở đô thị cao nhất 810 triệu đồng/m2, tại các tuyến đường trung tâm như Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi… (quận 1). Ở “khu nhà giàu” Thảo Điền (TP. Thủ Đức), giá đất cũng tăng hàng chục lần lên 149...

Mới nhất

Lời cảm ơn