Trang chủNewsNhân quyềnLàm sao để những trái tim tổn thương "cất lời"?

Làm sao để những trái tim tổn thương “cất lời”?


Bạo lực vẫn còn ẩn khuất vì hầu hết phụ nữ và trẻ em gái (hơn 90%) chưa từng tìm kiếm sự trợ giúp từ các nhà cung cấp dịch vụ địa phương hoặc chính quyền.

Ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ASEAN: Làm sao để những trái tim tổn thương 'cất lời'?
Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson chia sẻ tại Hội thảo ra mắt và triển khai Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em. (Ảnh: PH)

Chia sẻ tại Hội thảo ra mắt và triển khai Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em (Hướng dẫn ASEAN) vừa qua tại Quảng Ninh, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam Matt Jackson nhận định rằng: “Phần lớn những phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực đều không lên tiếng. Đây là một thực tế không chỉ ở Việt Nam, các nước ASEAN khác mà ở hầu hết các nước trên thế giới”.

Làm sao để những nạn nhân của bạo lực dám phá vỡ khoảng không đen tối của sự im lặng để lên tiếng là trăn trở của nhiều chuyên gia, các tổ chức xã hội của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo trước một thực tế đáng báo động về bạo lực ở ASEAN, khu vực, trong đó có cả Việt Nam.

Những con số “biết nói”

Theo Hướng dẫn ASEAN, ước tính tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái bị xâm hại thể chất trong khu vực giao động từ 10-30,3%; số liệu đối với xâm hại tình dục là từ 1,7-11,6%; xâm hại tinh thần là từ 31,3-68,5% và lao động trẻ em là 6,5-56%. Hơn nữa, cứ bốn trẻ em trong khu vực thì có ba trẻ em chịu hình thức kỷ luật bạo lực từ chính thầy, cô giáo hoặc cha, mẹ mình.

Các nền tảng truyền thông xã hội và các công nghệ khác đã làm xuất hiện thêm những hình thức và cách biểu hiện mới của bảo lực đối với phụ nữ, trẻ em, đồng thời làm trầm trọng thêm những hình thức bạo lực đã có từ trước đó về quy mô, tốc độ, phạm vi trong quá trình xảy ra bạo lực. Theo một nghiên cứu gần đây, trên toàn cầu có 85% phụ nữ và trẻ em gái đã từng bị hoặc chứng kiến một số hình thức bạo lực trên cơ sở giới trên không gian mạng hoặc bạo lực có sử dụng công nghệ và tỷ lệ bạo lực trên mạng đối với phụ nữ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là 88%.

Ở Việt Nam, kết quả của Nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam do UNFPA hỗ trợ năm 2019 cho thấy gần 2/3 phụ nữ (62,9%), trong độ tuổi từ 15 đến 64, đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực bởi chồng hoặc bạn tình trong đời và 4% phụ nữ cho biết họ đã từng bị xâm hại tình dục trước tuổi 15.

Theo Điều tra các chỉ số SDGs về trẻ em và phụ nữ Việt Nam năm 2021 (do Tổng Cục Thống kê và UNICEF), 72% trẻ em Việt Nam độ tuổi từ 1 đến 14 bị các hình thức xử phạt bạo lực do các thành viên trong gia đình. Bạo lực đối với trẻ em chưa có thống kê chính thức. Hàng năm, 2.000 trường hợp trẻ em được báo cáo là bị lạm dụng, trong đó khoảng 75% là lạm dụng tình dục.

Ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ASEAN: Làm sao để những trái tim tổn thương 'cất lời'?
Các đại biểu tham dự Hội thảo ra mắt và triển khai Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em. (Ảnh: PH)

Liều thuốc chữa lành

Hầu hết các đại biểu tại Hội thảo đều nhất trí một điều rằng để những nạn nhân bị bạo lực dám lên tiếng và những nỗi đau của họ có thể sớm được chữa lành thì việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội có chất lượng cho những người có nguy cơ hoặc bị ảnh hưởng bởi bạo lực đóng vai trò vô cùng quan trọng. ASEAN, trong đó có Việt Nam cần phải nân cao các dịch vụ công tác xã hội, trong đó có việc đào tạo ra đội ngũ làm công tác xã hội chuyên nghiệp để thực hiện “sứ mệnh” quan trọng này.

Tại Hội thảo, quyền Tham tán phát triển, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam Majdie Hordern đã chia sẻ những thực tiễn mà bà cho rằng các quốc gia ASEAN hoặc Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi để phát triển các dịch vụ công tác xã hội tại đất nước mình. Theo bà Majdie Hordern, Australia đã có rất nhiều nỗ lực đưa vấn đề chấm dứt bao lực là một ưu tiên nhằm đạt được một xã hội bình đẳng và hạnh phúc như mong muốn. Từ năm 2002, Australia đã xây dựng một kế hoạch quốc gia với tầm nhìn 30 năm để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, kế hoạch này có sự tham gia đồng bộ của nhiều các cơ quan chức năng.

Đặc biệt, Australia chú trọng đầu tư cho các chương trình phòng chống bạo lực, nhà tạm lánh, công tác đào tạo các nhân viên làm công tác xã hội được đặt lên hàng đầu vì đây chính là lực lượng giúp các nạn nhân. “Tại Australia, lực lượng làm công tác xã hội được chuẩn hóa, chuyên nghiệp và được coi trọng. Nhân viên công tác xã hội có mặt ở các cơ quan, tổ chức và có sứ mệnh mang lại công lý xã hội”, bà Majdie Hordern chia sẻ.

Tại hội thảo, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Rana Flowers đánh giá cao các nỗ lực của nhiều nước ASEAN, trong đó có Việt Nam trong việc phát triển các dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở giáo dục, bệnh viện.

Trong 2 thập kỉ qua, với sự hỗ trợ của UNICEF, các trung tâm và cơ sở dịch vụ công tác xã hội đã được thành lập ở hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam. Các nhân viên tại những cơ sở này đã được tập huấn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo vệ và chuyến gửi cho hàng nghìn trẻ em và phụ nữ, nạn nhân của bạo lực gia đình, buôn bán người, và các hình thức lạm dụng trẻ em khác.

UNICEF và UN Women đang hợp tác với Hội Phụ Nữ Việt Nam hỗ trợ phục hồi và tái hòa nhập cho phụ nữ và trẻ em, nạn nhân của bạo lực, nạn buôn người và lạm dụng trẻ em, đặc biệt là hợp tác với Ngôi nhà Hòa bình. Được Hội Phụ nữ Việt Nam thành lập năm 2007, ngôi nhà là nơi lánh nạn cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới, lạn dụng trẻ em và buôn bán người. Ngôi nhà đã cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tổng thể miễn phí cho gần 2.000 nạn nhân là phụ nữ và trẻ em đồng thời hỗ trợ tư pháp, kỹ năng sống và hỗ trợ hòa nhập an toàn và bền vững.

Điều bà Rana Flowers mong muốn là Việt Nam hay các quốc gia thành viên khác sẽ chú trọng hơn nữa vào công tác đào tạo lực lượng làm công tác xã hội. Các cán bộ làm công tác xã hội không chỉ là những người tốt nghiệp các khóa học ngắn hạn mà cần có một lộ trình đào tạo dài hạn, bài bản như đào tạo đại học hoặc cao hơn nữa để có thể làm tốt hơn nhiệm vụ quan trọng này.

Bày tỏ quyết tâm thúc đẩy hơn nữa các dịch vụ công tác xã hội tại Philippines và kêu gọi sự chung tay từ các thành viên ASEAN khác, Đại diện quan chức cấp cao ASEAN về phúc lợi xã hội và phát triển của Philippines Usec Vilma Caberera nhấn mạnh: “Phụ nữ phải được sống một cuộc sống không có bạo lực dù họ là ai, không phải sợ hãi bạo lực. Đó chính là mấu chốt và mục đích mà ASEAN hướng đến”.

Ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ASEAN: Làm sao để những trái tim tổn thương 'cất lời'?
Ngôi nhà Ánh Dương ở Quảng Ninh là một trong những cơ sở cung cấp dịch vụ thiết yếu cho phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng và/hoặc có nguy cơ bị bạo lực trên cơ sở giới và bạo lực gia đình. (Ảnh: DT)

Những lối thoát mở ra tương lai

Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) Matt Jackson cho rằng luôn có những lối thoát mở ra tương lai mới cho những nạn nhân bạo lực dám lên tiếng vì những quyền lợi chính đáng của mình.

Ông Matt Jackson chia sẻ tại Hội thảo: “Mới đây tôi có dịp gặp gỡ một giáo viên đã về hưu và là nạn nhân của bạo lực gia đình, chị ấy tên là Mai. Chị đã chia sẻ câu chuyện của chị tại một trong những Trung tâm dịch vụ một cửa do UNFPA hỗ trợ tại Việt Nam. Chị Mai đã chịu đau đớn trong bao nhiêu năm do bạo lực từ chồng chị và còn bị mọi người đổ lỗi cho chị là nguyên nhân của mọi hành vi bạo lực. Thật may mắn, với sự hỗ trợ tâm lý và tư vấn của những người cung cấp dịch vụ công tác xã hội, chị Mai giờ đã có cuộc sống tốt hơn nhiều, một cuộc sống độc lập, có kiến thức và tự tin về tương lai của mình. Chị luôn mong muốn nhiều phụ nữ khác cùng cảnh ngộ như chị sẽ có cuộc sống tốt đẹp như chị hiện tại”.

Những câu chuyện như của chị Mai, theo ông Matt Jackson, là động lực để UNFPA nỗ lực cùng Việt Nam xây dựng các dịch vụ công tác xã hội thực sự có chất lượng, thiết thực và đi vào cuộc sống. Ông Matt Jackson đặc biệt nhấn mạnh tới mô hình Ngôi nhà Ánh Dương – nơi cung cấp dịch vụ thiết yếu cho phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng và/hoặc có nguy cơ bị bạo lực trên cơ sở giới và bạo lực gia đình.

Hiện tại, UNFPA đã hộ trợ Việt Nam xây dựng 4 ngôi nhà Ánh Dương ở Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. UNFPA đang có kế hoạch hỗ trợ mở thêm 4 cơ sở nữa tại Việt Nam. Kể từ năm 2020, các Ngôi nhà Ánh Dương đã hỗ trợ gần 1.600 người bị bạo lực trên cơ sở giới, và đường dây nóng của họ, cùng với đường dây nóng 18001768 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam điều hành, đã nhận được hơn 3.500 cuộc gọi liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới.

“Điều qua trọng là những trung tâm này luôn đặt người bị bạo lực và nhu cầu của họ là trọng tâm của hoạt động hỗ trợ. Trong các chuyến đi công tác tôi được biết nhu cầu được hỗ trợ là rất cao và, như chúng ta đều biết, phần lớn những người bị bạo lực giới thường không nói ra hoặc không tìm kiếm sự trợ giúp. Đây là một thách thức mà chúng tôi biết nước nào cũng có. Ở Việt Nam, UNFPA cùng đồng hành với Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Australia và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để nhân rộng thêm nhiều Ngôi nhà Ánh Dương nữa”, ông Matt Jackson chia sẻ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Phụ nữ sở hữu 5 đặc điểm này dễ dàng khiến đàn ông say đắm

Nhiều người nói rằng, chỉ cần phụ nữ hấp dẫn thì sẽ khiến đàn ông bị thu hút. Tuy nhiên trên thực tế, đôi khi sự thú vị trong tâm hồn và cách suy nghĩ, cư xử còn...

Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam

Ngày 15/3/2024, tại thành phố Komatsu (tỉnh Ishikawa, Nhật Bản), Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Nhật Bản. Theo nội dung biên bản ghi nhớ, trong 2 năm kể từ khi ký kết, hai bên sẽ phối hợp tổ chức các dự án thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức...

Tôi bủn rủn tay chân khi nhận ra người phụ nữ đang khoác tay chồng mình

Tôi và chồng cưới nhau đã 6 năm, có hai con gái. Chồng tôi đẹp trai, hài hước, khéo ăn khéo nói nên từ hồi xưa đã có lắm cô gái mê. Yêu anh, tôi không...

Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Nhân dịp chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Ấn Độ, Phó Giáo sư Rahul Mishra tại Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi đã có bài viết bình luận trên Hindustan Times khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng về chính sách của chuyến thăm này. TG&VN lược dịch bài phân tích.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Azerbaijan tiến thêm một bước trong việc bình thường hóa quan hệ với Iran

Mở lại sứ quán, "rục rịch' các cuộc gặp chính thức đang là hướng đi Azerbaijan và Iran triển khai tích cực để sớm bình thường hóa quan hệ song phương.

Châu Đốc sẵn sàng cho mùa hành hương

Từ tháng Giêng đến hết tháng 4 (âm lịch) hàng năm, thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) bước vào mùa du lịch lớn nhất trong năm.

Moscow triệu Đại sứ Moldova tuyên bố cách đáp trả lệnh trục xuất nhân viên Đại sứ quán Nga

Bộ Ngoại giao Nga ngày 29/3 cho biết, đã triệu Đại sứ Moldova Lilian Darii tới để thông báo rằng, Moscow tuyên bố một nhân viên của cơ quan đại diện ngoại giao này “không được hoan nghênh” ở Nga.

Tổng thống Iran ‘rục rịch’ thăm Turkmenistan

Hãng thông tấn IRNA đưa tin, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian chia sẻ với các phóng viên rằng hiện các bên đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tới Turkmenistan.

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.

Bài đọc nhiều

Mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Ngày 10/11/2023, Hội Phụ sản Việt Nam (VAGO) chủ trì, phối hợp cùng Tổng cục Dân số Kế hoạch hoá Gia đình (Bộ Y tế) và Công ty TNHH Merck Healthcare Việt Nam tổ chức Hội thảo “Mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” tại Hà Nội. Mức sinh thấp ảnh hưởng đến nguồn nhân lực lao động và an sinh xã hộiTuần lễ Vàng “Ngôi nhà hạnh phúc” 2021: Trao hàng nghìn hỗ...

Phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc

Cuộc thi hướng tới mục tiêu đẩy mạnh truyền thông về các thành tựu của Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo đảm quyền con người thông qua góc nhìn của mọi tầng lớp trong và ngoài nước.

Bộ Công an thông báo về hai tổ chức khủng bố

Theo thông tin từ Bộ Công an, “Nhóm Hỗ trợ người Thượng - MSGI” và “Người Thượng vì công lý - MSFJ” là tổ chức khủng bố.

Cùng chuyên mục

Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.

Việt Nam có phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Phát biểu chung này thể hiện đóng góp thực chất, trách nhiệm, có tính chất thời sự của Việt Nam vào công việc của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ).

Thừa Thiên Huế: Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và mổ đục thủy tinh thể miễn phí cho người dân

Nhiều bệnh nhân được hưởng phẫu thuật miễn phí thông qua hai chương trình từ thiện do tổ chức Tran Tien Foundation tại Hoa Kỳ và chuyên gia mắt hàng đầu Nhật Bản phối hợp với các bệnh viện trên địa bàn thành phố Huế tổ chức. Phẫu thuật miễn phí cho trẻ em có dị tật miệng tại Thừa Thiên-Huế Nhiều bệnh...

OS và hành trình 35 năm tại Việt Nam: Chung mục đích tìm lại nụ cười

"Không có sự tâm huyết của đội ngũ nhân sự thì tổ chức khó lòng đạt được những thành công trên hành trình 35 năm tại Việt Nam. Tất cả nỗ lực đều vì mục đích chung: làm sao thực hiện được càng nhiều ca phẫu thuật cho các em nhỏ". Đó là ý kiến của chuyên gia người nước ngoài khi đồng hành tổ chức phi chính phủ Operation Smile (OS). ...

Mới nhất

Thu hút, giữ chân nhà đầu tư bằng chất lượng nguồn nhân lực

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị tỉnh Bình Định phải hết sức chú trọng chăm lo việc đào tạo nguồn nhân lực, bởi chất lượng của nguồn nhân lực mới chính là yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân nhà đầu tư. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh chất lượng...

Bỏ độc quyền vàng miếng SJC, tăng nguồn cung, giá vàng sẽ xuống bao nhiêu?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Căng thẳng chính trị, vàng neo giá cao Giá vàng hôm nay 30/3 trên thị trường thế giới đi lên trong bối cảnh căng thẳng Nga và Ukraine tiếp tục tăng. Giá vàng trong nước "cố thủ" ở mốc trên 81 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá vàng SJC với giá thế giới đã giảm Chiều 28/3,...

Triệu tập kỳ họp Quốc hội bất thường xem xét, quyết định công tác nhân sự

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14, Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Tăng cường liên kết, quảng bá du lịch đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch đặc trưng như du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước, biển đảo và du lịch tâm linh... Trong những năm qua, du lịch vùng đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong công...

Mới nhất