Trang chủNewsThời sựLan toả di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng...

Lan toả di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng quốc tế


Trong bối cảnh hiện nay, lý tưởng cao đẹp, giá trị nhân văn sâu sắc và khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một thế giới hòa bình, bình đẳng, hạnh phúc càng cần được tiếp tục tôn vinh, tuyên truyền, lan toả, quảng bá sâu rộng với cộng đồng quốc tế.

Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria tổ chức lễ dâng hoa tưởng nhớ Người tại Đại lộ mang tên Hồ Chí Minh ở thủ đô Algiers, ngày 18/5. (Nguồn: TTXVN)
Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria tổ chức lễ dâng hoa tưởng nhớ Người tại Đại lộ mang tên Hồ Chí Minh ở thủ đô Algiers, ngày 18/5. (Nguồn: TTXVN)

Thời gian qua, các đơn vị trong Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện đã nỗ lực tìm tòi, phát huy trí tuệ tập thể trong đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở nước ngoài…

Cách đây hơn ba năm, Bộ Ngoại giao với vai trò là cơ quan chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện các hoạt động “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hoá kiệt xuất, ở nước ngoài”, đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả hơn nữa các hoạt động tôn vinh Bác ở nước ngoài.

Trên cơ sở kết quả tổng kết, ngày 19/8/2020, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 85-KL/TW về việc tiếp tục tăng cường triển khai các hoạt động tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài.

Kim chỉ nam cho các hoạt động

Trong thời gian qua, Kết luận số 85-KL/TW trở thành kim chỉ nam cho các hoạt động giới thiệu, quảng bá sâu rộng trong cộng đồng quốc tế về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bộ Ngoại giao cũng như các bộ, ban, ngành, địa phương cả nước đều bám sát tinh thần và nội dung cốt lõi của Kết luận trong việc xây dựng các kế hoạch, hoạt động triển khai thực hiện.

Từ góc độ Bộ Ngoại giao, kế thừa những thành quả quan trọng của hơn một thập kỷ qua, các hoạt động tôn vinh Bác tiếp tục được triển khai thiết thực, hiệu quả thông qua mạng lưới gần 100 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Các đơn vị trong Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện đã nỗ lực tìm tòi, phát huy trí tuệ tập thể trong đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở nước ngoài.

Các hình thức tôn vinh Bác tiếp tục được triển khai đa dạng, phong phú, chú trọng hơn nữa việc phát huy ý nghĩa, giá trị của các công trình tượng Bác, khu tưởng niệm, trường, phố, đại lộ, công viên… mang tên Bác.

Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc khẳng định những kết quả tích cực này đã góp phần quảng bá sâu rộng tới bạn bè quốc tế tầm vóc vĩ đại, tư tưởng và cống hiến của Người tới thế giới; đồng thời qua đó giúp cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài củng cố và phát huy niềm tự hào dân tộc, hướng về quê hương, đất nước.

Những hoạt động vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ sự yêu mến, tình cảm chân thành của chính quyền, người dân thế giới, thể hiện sự trân trọng tư tưởng, nhân cách cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự công nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp to lớn của Người.

Tháng 9-10/2022, Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đã tham dự và phát biểu tại cả hai buổi Lễ mít-tinh kỷ niệm 35 năm UNESCO ra Nghị quyết tôn vinh Bác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội và trụ sở UNESCO, Paris, Pháp do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức; trong đó sự kiện tại Pháp do UNESCO đồng bảo trợ.

Cá nhân bà Audrey Azoulay bày tỏ niềm vinh hạnh được tham dự lễ kỷ niệm 35 năm và nhấn mạnh: “Ảnh hưởng của Người còn vươn xa ra ngoài biên giới đất nước… Cách tốt nhất để tưởng nhớ di sản nhân văn của Hồ Chí Minh là tiếp tục hợp tác để bảo vệ giáo dục, văn hóa và di sản như là giá trị chung của nhân loại”.

Điều này tiếp tục khẳng định sự ghi nhận của UNESCO – tổ chức chuyên môn quan trọng của Liên hợp quốc, về công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Việt Nam và thế giới.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO Lê Thị Hồng Vân, Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, Đại sứ – Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO Lê Thị Hồng Vân, Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO Phạm Vinh Quang, bà Djeneba Keita – Phó Thị trưởng thành phố Montreuil, ông Eric Lafon – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Sống tham dự Lễ dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ trong công viên Montreau, thành phố Montreiul, Pháp, ngày 17/5. (Nguồn: TTXVN)

Đổi mới hình thức tôn vinh

Ba năm qua, các bộ, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã tổ chức triển khai các hoạt động vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài, lan toả di sản, tư tưởng của Người trên toàn thế giới; qua đó quảng bá hình ảnh văn hoá, đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đó, quá trình triển khai Kết luận 85 vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, như những khó khăn khách quan từ đại dịch Covid-19 đối với việc triển khai các hoạt động tôn vinh Bác, công tác huy động nguồn lực, ứng dụng công nghệ số…

Thời gian tới, cục diện thế giới được đánh giá tiếp tục chuyển biến nhanh và sâu sắc, mở ra nhiều cơ hội lớn, song cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự phát triển của các quốc gia.

Đến nay, đất nước đã đi được hơn nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tại các Hội nghị toàn quốc về đối ngoại và văn hóa triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII đều khẳng định vai trò quan trọng của văn hoá đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển bền vững đất nước.

Trong bối cảnh đó, lý tưởng cao đẹp, giá trị nhân văn sâu sắc và khát vọng của Người về một thế giới hòa bình, bình đẳng, hạnh phúc càng cần được tiếp tục tôn vinh, tuyên truyền, lan toả, quảng bá sâu rộng với cộng đồng quốc tế.

Đây cũng là lý do mà Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến Hội nghị sơ kết ba năm thực hiện Kết luận số 85-KL/TW về việc tiếp tục triển khai các hoạt động tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài.

Hội nghị, dự kiến diễn ra vào ngày 5/10 tại Hà Nội, có sự tham dự của các nhà ngoại giao lão thành, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương, các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các học giả, nhà nghiên cứu, các tập đoàn, doanh nghiệp, cơ quan báo chí…

Sự kiện sẽ đóng góp thiết thực cho việc thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có nhiệm vụ đổi mới công tác tuyên truyền mà Bộ Ngoại giao là một trong những cơ quan được giao nhiệm vụ triển khai.

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho rằng, trong giai đoạn sắp tới, các bộ, ban, ngành, địa phương cần tiếp tục tích cực tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh trí tuệ, phẩm chất, cốt cách, lý tưởng cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thông qua việc lan tỏa những giá trị văn hoá của Bác tại nước ngoài để phát triển và làm sâu sắc thêm quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta, phát huy tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, gắn kết cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Dịp này, Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan hữu quan tổ chức triển lãm về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; trưng bày nhiều ấn phẩm xuất bản giới thiệu về tầm vóc vĩ đại, tư tưởng và cống hiến lớn lao của Người cho Việt Nam và thế giới.

Có thể thấy, những di sản lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân loại vẫn giữ nguyên giá trị, như Thượng tướng Pascualino Angiolillo – Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa thực nghiệm quân đội Venezuela khẳng định tại Hội thảo quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh đối với nhân loại” vào tháng 9/2022 tại Hà Nội: “Tư tưởng và tầm nhìn của Người trường tồn theo thời gian”.

Đây là tiền đề, điều kiện hết sức thuận lợi để tiếp tục thực hiện Kết luận số 85-KL/TW trong thời gian tới, nhằm thúc đẩy tuyên truyền, quảng bá sâu rộng hơn nữa di sản vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu tại Hội nghị văn hoá toàn quốc (tháng 11/2021) khẳng định niềm tự hào khi “Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta chẳng những là Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, Người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mà còn là Nhà văn hoá kiệt xuất, được thế giới phong tặng danh hiệu vẻ vang “Danh nhân văn hoá thế giới”. Việc tăng cường triển khai các hoạt động tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài góp phần củng cố niềm tự hào to lớn đó của dân tộc Việt Nam.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo tàng Hồ Chí Minh đẩy mạnh thu hút du khách

Hội nghị có sự tham dự của đại diện Lãnh đạo các Cục, Vụ, Sở ban ngành Du lịch, Ban Lãnh đạo Bảo tàng Hồ Chí Minh, các đơn vị lữ hành, công ty du lịch, đối tác, hướng dẫn viên và các đơn vị truyền thông Trung ương và...

Việt Nam đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong các cơ chế của UNESCO

Chiều 18/3, các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn liên quan đến công tác ngoại giao văn hóa, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 31 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 18/3, các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn liên quan đến công tác ngoại giao văn hóa, quảng bá hình ảnh Việt...

Xé toang “cánh cửa thép” Him Lam trong trận mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đúng ngày này cách đây 70 năm (13-3-1954/ 13-3-2024), Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ bằng những loạt đạn, pháo như sấm rền, tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Him Lam, được người Pháp mệnh danh là “cánh cửa thép” bất khả xâm phạm trong hệ thống Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Dội bão lửa xuống “cánh cửa thép” Him Lam Trong quần thể Di tích quốc gia đặc biệt...

Những bức ảnh hiếm về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

7/5/1954 - 66 năm trước, quân và dân Việt Nam đã cống hiến hết mình để đánh tan những hy vọng cuối cùng của kẻ địch tại cứ điểm Điện Biên Phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước. Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Những hình ảnh ấn tượng về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 là chiến thắng lớn nhất của quân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là chiến thắng được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi nhất trong thế kỷ XX. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã để lại những hình ảnh ấn tượng, sâu sắc, từ những hình ảnh về những người chỉ huy “Tư...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính thức khai hội Tây Thiên 2024

Được tổ chức từ ngày 15-17/2 Âm lịch hằng năm, Lễ hội Tây Thiên diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, thu hút rất đông du khách tới hành hương, chiêm bái.

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Nữ nhân lãng mạn ở phố Trịnh

Chiều Xuân Hà Nội dịu dàng se lạnh, thật thích hợp để trò chuyện với một người yêu Hà Nội và dành nhiều tâm huyết cho phố đi bộ như chị Phan Thu Hằng.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình 2 ra mắt chương trình đào tạo mới

Việc đưa vào giảng dạy chương trình đào tạo mới tại Khoa Báo chí và Truyền thông với 4 chuyên ngành Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quay phim, Thiết kế đồ họa với thời gian đào tạo 2.5 năm (so với 2 năm ở chương trình trước) xuất...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

Cùng chuyên mục

Hai ngày để sửa cầu ở Cần Thơ bị lìa nhịp do va chạm với sà lan chở đá

Chiều 24/3, ông Nguyễn Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Phong Điền, thành...

Báo nước ngoài gợi ý những điểm đến hàng đầu ở miền Trung Việt Nam

Trang web du lịch Hindustan Times của Ấn Độ gợi ý du khách nên khám phá những điểm đến mang tính biểu tượng hàng đầu trên khắp miền Trung Việt Nam, từ phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn đến thành phố biển hiện đại Quy Nhơn. Hội An được mệnh danh là nơi giao thoa của các nền văn hóa khi các thương gia từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Nhật Bản và Châu Âu, đến...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai gặp trên đường....

Tòa nhà cao nhất thế giới thắp sáng quốc kỳ, chạy chữ ‘UAE ủng hộ Nga’

Theo TASS, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đã thắp sáng quốc kỳ Nga vào tối 23/3 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva ngày 22/3.Không chỉ thắp sáng cả tòa nhà bằng quốc kỳ Nga, tòa nhà Burj Khalifa còn chạy dòng chữ "UAE ủng hộ Nga" bằng tiếng Ả Rập và tiếng Anh. Hoạt động trên do...

Hội An là nơi du lịch một mình an toàn nhất thế giới, chi phí rẻ nhất châu Á

Phố cổ Hội An (Quảng Nam, Việt Nam) đã vinh dự đứng đầu danh sách những điểm đến du lịch một mình an toàn nhất thế giới do website Smoky Mountains của Mỹ tổng hợp. Theo trang web, Hội An có tỷ lệ tội phạm là 6,25, so với Lima của Peru, nơi có tỷ lệ tội phạm cao nhất là 84,51. Smoky Mountains lưu ý rằng đối với những người đi du lịch một mình, cảm giác an toàn có...

Mới nhất

Mũi Gành: Điểm check-in đẹp hoang sơ, hút khách ở Bình Định

(Dân trí) - Những ngày cuối tuần, hàng nghìn người đến điểm du lịch ở Mũi Gành (Bình Định) check-in, tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và bình yên nơi đây. Từ phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) đi về phía đông (hướng phường Hoài Xuân) khoảng 10km là đến Mũi Gành, xã Hoài Hải....

Mùa 'muối đắng' của diêm dân Bạc Liêu

Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu hình thành và phát triển hàng trăm năm nay. Đây là một trong những địa phương có sản lượng muối nhiều nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở huyện Hoà Bình và Đông Hải. Thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho thấy, niên vụ 2023, sản lượng muối toàn...

Bình Định hướng tới “làm thương hiệu” từ các giải đấu thể thao quốc tế

Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định khẳng định tỉnh sẽ nỗ lực "làm thương hiệu" bằng việc tổ chức các giải thể thao quốc tế, tiếp sau các giải đua môtô nước và thuyền máy F1 tại Quy Nhơn năm nay.Bùng nổ cảm xúc với Giải đua môtô nước Aquabike World Championship tại Bình ĐịnhPhát...

Báo nước ngoài gợi ý những điểm đến hàng đầu ở miền Trung Việt Nam

Trang web du lịch Hindustan Times của Ấn Độ gợi ý du khách nên khám phá những điểm đến mang tính biểu tượng hàng đầu trên khắp miền Trung Việt Nam, từ phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn đến thành phố biển hiện đại Quy Nhơn. Hội An được mệnh danh là nơi giao thoa của các...

Có một đời sống nhức buốt trong tranh của họa sĩ trẻ

Nhưng cuộc sống hôm nay dẫu nhiều mệt mỏi, vẫn còn đó những khoảng dịu dàng bé nhỏ. Những mảnh dịu dàng ấy cũng được một số họa sĩ trẻ nâng niu vẽ ra. Như khoảnh khắc cúi xuống...

Mới nhất