





Về mặt hình dáng, tên lửa R-77M không giống như R-77, vì có 4 cánh lái ở đuôi hình chữ thập nhỏ hơn, thay vì cánh dạng lưới; 4 cánh nâng cũng nhỏ hơn và dài hơn. Tên lửa R-77M có một số cải tiến đáng kể so với R-77, giúp nó tương đương trình độ phát triển của tên lửa Mỹ; The War Zone đánh giá. (Ảnh tên lửa R-77).

Như đã đề cập, tên lửa R-77 cơ bản sử dụng phương pháp dẫn đường radar chủ động đã khá cũ. Việc phát triển nó bắt đầu từ thời Liên Xô, vào đầu thập niên 1980, với mục đích là chế tạo như một phiên bản tên lửa không đối không tương tự như tên lửa AIM-120 AMRAAM của Mỹ.


Phiên bản R-77-1 được xem là bản nâng cấp tạm thời, trong khi R-77M, hay "Izdelie 180 (Sản phẩm 180)", được kỳ vọng sẽ mang lại những cải tiến đáng kể hơn nhiều. Sự hiện diện của các cánh ổn định cải tiến, giúp tên lửa R-77M có thể được đặt bên trong khoang vũ khí của máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất của Nga là Su-57.

Đồng thời, các cánh lái tên lửa R-77M đã được nâng cấp lớn, giúp giảm lực cản khí động học và độ phản xạ radar của tên lửa. Những thay đổi khác được bao gồm đầu dò radar cải tiến, có chế độ bán chủ động bên cạnh chế độ dẫn đường chủ động. Điều này có thể nhằm mục đích phát hiện mục tiêu bằng các nguồn radar bên ngoài.

Đặc biệt cải tiến về động cơ chế kép thế hệ mới, cũng là một cải tiến đáng kể của tên lửa R-77M, nó cung cấp lực đẩy liên tục trong suốt hành trình bay của tên lửa, giúp cải thiện khả năng cơ động ở độ cao lớn, tăng tầm bắn và cải thiện hiệu quả chiến đấu với những mục tiêu có khả năng cơ động tốt.


Hiện các loại tên lửa không đối không của Ukraine đều có tính năng dưới R-77M một bậc. Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí phương Tây trước khi hy sinh vào năm 2023, một phi công lái chiến đấu cơ MiG-29 của Ukraine với biệt danh "Djus", cho biết tên lửa R-37M trang bị trên MiG-29 của Ukraine, đã "hạn chế khả năng thực hiện nhiệm vụ của chúng tôi", vì phi công phải cơ động tránh xa mối đe dọa, điều này không cho phép thực hiện một cuộc không kích.

Loại tên lửa không đối không tầm xa nhất được Ukraine sử dụng là AIM-120C AMRAAM do Mỹ viện trợ, với tầm bắn tối đa khoảng 74 km. Do vậy khi thực hiện không chiến, nếu phi công Ukraine không phát hiện kịp thời tên lửa R-77M được phóng đi, họ coi như kết thúc sự nghiệp. (nguồn ảnh The War Zone, TASS, Wikipedia).
Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/loai-ten-lua-nao-cua-nga-khien-ukraine-va-phuong-tay-ngan-nhat-post2149041416.html
Bình luận (0)