Trang chủPolitical ActivitiesLuật Di sản văn hóa (sửa đổi): Di sản tư liệu sẽ...

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Di sản tư liệu sẽ được bảo vệ bằng công cụ pháp lý

Việt Nam đã có 18 năm là quốc gia thành viên tham gia Chương trình Ký ức thế giới. Nhưng ở trong nước, di sản tư liệu vẫn chưa có hành lang pháp lý để bảo vệ và phát huy giá trị. Việc đề nghị đưa di sản tư liệu vào Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) lần này nhằm khắc phục những bất cập khi loại hình di sản này chưa được quy định trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Thách thức bảo tồn

Di sản tư liệu thế giới (còn gọi là Chương trình Ký ức thế giới) của UNESCO ra đời từ năm 1994. Mục đích của chương trình là để ghi nhận các di sản văn hóa thuộc dạng tư liệu (Documentary Heritage) trên thế giới, đó có thể là cuốn sách, bộ phim, bức ảnh, giọng nói (băng ghi âm), hay là bút tích… Theo định nghĩa của UNESCO, tư liệu là di sản của quá khứ để lại cho thế giới trong hiện tại và tương lai. Để di sản ngủ yên trong sự kính ngưỡng cũng là lãng phí. Và ngược lại, đánh thức di sản không chỉ làm bền chặt sợi dây gắn kết giữa hiện tại và quá khứ mà còn làm mạnh thêm văn hóa dân tộc – động lực cho phát triển.

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Di sản tư liệu sẽ được bảo vệ bằng công cụ pháp lý - Ảnh 1.

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm không nằm trong điều chỉnh của Luật Di sản văn hóa hiện hành.

Năm 2006, Việt Nam chính thức tham gia Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO. Cho đến nay, chúng ta đã có 9 di sản tư liệu được vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 6 di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong số 9 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh có 3 di sản tư liệu thế giới là Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám. 6 di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương gồm: Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm; Văn thơ trên kiến trúc cung đình Huế; Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng; Mộc bản trường học Phúc Giang; Hoàng hoa sứ trình đồ; Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943). Những di sản tư liệu – tiếng nói từ ký ức đang được gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa giá trị, bắt rễ vào trong đời sống ngày hôm nay.

Tuy nhiên, trong công tác bảo tồn, gìn giữ, các di sản này vẫn đang “ở ngoài” quy định của Luật Di sản văn hóa. Theo các chuyên gia, di sản tư liệu có hàng trăm năm, rất khó bảo quản toàn vẹn lâu dài. Kinh phí đầu tư ít so với nhu cầu thực tế. Chuyên gia hiểu để phiên âm, biên dịch quá ít và họ cũng có ít thời gian để dành cho việc này. Vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có kiến nghị sớm ban hành các quy định, thể chế để bảo tồn, phát huy hiệu quả các di sản trên.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình cho biết, hiện nay, tại Ninh Bình, hàng ngàn bản sắc phong có niên đại từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn, các địa bạ, thần tích – thần phả, ván khắc in kinh, gia phả… được lưu giữ tại các di tích, tư gia, từ đường dòng họ, trong đó có những di sản chưa được bảo quản đúng mức, nhiều tài liệu xuống cấp, mục nát; công tác bảo vệ còn nhiều khó khăn dẫn đến còn hiện tượng mất trộm chưa tìm lại được. Trong khi đó, Luật Di sản văn hóa hiện hành chưa có các quy định để định nghĩa, nhận diện, ghi danh cũng như các biện pháp bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản tư liệu. Vì vậy, Ninh Bình phải vận dụng các quy định về bảo vệ di vật, cổ vật tại các di tích, danh lam thắng cảnh nhằm bảo vệ và phát huy giá trị các di sản tư liệu trên địa bàn tỉnh.

Ông Cường cho rằng, công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho ngành văn hóa địa phương.

Đối với Bắc Giang, nơi bảo tồn di sản tư liệu Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2012, thách thức bảo tồn di sản này cũng không nhỏ.

Năm 2017, từ nguồn lực địa phương và xã hội hóa, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng nhà lưu giữ và trưng bày mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm với kinh phí gần 30 tỉ đồng. Từ đó đến nay, không có thêm nguồn kinh phí nào dành cho mục đích bảo vệ di sản bởi mộc bản không được điều chỉnh trong nội dung nào của Luật Di sản văn hóa hiện hành.

Tương tự, với 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám đã được công nhận là Di sản tư liệu thế giới từ năm 2011 nhưng các văn bản luật hiện hành của Việt Nam không quy định đây là loại hình di sản gì. Như vậy, có một khoảng trống pháp lý để có thể nhận diện và định danh di sản, từ đó gây ra những bất cập trong việc quản lý.

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Di sản tư liệu sẽ được bảo vệ bằng công cụ pháp lý - Ảnh 2.

Châu bản triều Nguyễn.

Khắc phục những bất cập

Tại chương V của Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định về “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu” (từ điều 84 đến điều 95) đã đưa di sản tư liệu vào Luật. Theo đó, chương V bao gồm các nội dung: Phân loại di sản tư liệu; Kiểm kê, Ghi danh di sản tư liệu vào Danh mục quốc gia và UNESCO; Trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định đưa Di sản tư liệu đã được ghi danh ra khỏi Danh mục quốc gia và Danh mục di sản tư liệu của UNESCO; Nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu sau khi được ghi danh; Đưa di sản tư liệu sau khi được ghi danh đi trưng bày, nghiên cứu hoặc bảo quản ở trong nước, nước ngoài và từ nước ngoài về nước; Quyền và trách nhiệm của các chủ sở hữu trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu… Theo Bộ VHTTDL, chương mới này bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Điều này được kỳ vọng sẽ góp phần hiệu quả trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị của loại hình di sản này.

Trong tờ trình Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đang lấy ý kiến, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho hay nhiều quốc gia quy định di sản tư liệu trong Luật Di sản văn hóa như Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Tại nhiều hội thảo, tọa đàm góp ý cho Dự thảo Luật, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản tư liệu cũng nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý kiến của các chuyên gia.

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Di sản tư liệu sẽ được bảo vệ bằng công cụ pháp lý - Ảnh 3.

82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám không nằm trong quy định là loại hình di sản gì.

Theo ông Nguyễn Sĩ Cầm, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang, việc chưa có quy định về di sản tư liệu trong Luật Di sản văn hóa đã gây nhiều khó khăn trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản. Vì vậy, bổ sung nội dung về di sản tư liệu vào Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) là hết sức cần thiết để cộng đồng, các cơ quan, đơn vị có cách thức nhận diện, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL) cho hay vấn đề hiện cần xem xét là sự giao thoa, chồng lấn giữa Luật Di sản văn hóa với dự thảo Luật Lưu trữ. Một đối tượng trong dự thảo Luật Lưu trữ là tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt cũng giao thoa với nhóm tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt được công nhận là bảo vật quốc gia. Do đó, Chính phủ đã giao Bộ VHTTDL và Bộ Nội vụ thống nhất tiêu chí để bảo đảm phân định rõ ràng.

Rõ ràng, việc đưa di sản tư liệu vào Luật di sản văn hóa (sửa đổi) là nhu cầu bức thiết nhằm bảo tồn, phát huy giá trị những di sản này một cách hiệu quả nhất. Cùng với những loại hình di sản khác, di sản tư liệu chính là nguồn tài sản vô giá phản ánh thành tựu sáng tạo của đất nước, dân tộc qua các thời kỳ khác nhau. Vì thế để di sản tư liệu có thể kể trở thành những “câu chuyện lịch sử” của cha ông một cách sinh động, gần gũi, cần có một hành lang pháp lý rõ ràng trong bảo tồn, phát huy giá trị của di sản./.

Hồng Hà – Cổng TTĐT Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch 

Nguồn

Cùng chủ đề

Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO hồ sơ di sản Mo Mường và nghệ thuật chèo

Ngày 29/3, Văn phòng Chính phủ ra văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc gửi hồ sơ Mo Mường và nghệ thuật chèo trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO).Xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý đệ trình...

TPHCM được UNESCO công nhận thành viên mạng lưới học tập toàn cầu

Tối 30/3, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã tổ chức lễ vinh danh TPHCM được UNESCO công nhận thành viên mạng lưới học tập toàn cầu. TPHCM huy động hơn 8,2 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo Lan tỏa nét đẹp Áo dài đến bạn bè quốc tế ...

TP.HCM chính thức gia nhập Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO

Tại buổi lễ, ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM - khẳng định việc trở thành thành viên chính thức Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO là vinh dự và trách nhiệm chung của quốc gia, cộng đồng, chính quyền các cấp, cơ quan, ban ngành liên quan trong việc bảo tồn và phát huy...

Trình hồ sơ xét Mo Mường và Nghệ thuật Chèo vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi hồ sơ Mo Mường và Nghệ thuật Chèo trình UNESCO.

Đệ trình nghệ thuật Chèo là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Ngày 29/3, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 2082 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc gửi hồ sơ "Mo Mường" và "Nghệ thuật Chèo" trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO).Theo đó, xét đề nghị của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Phó Thủ tướng đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa di sản văn hóa phi vật thể...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương làm việc với Tập đoàn CJ Việt Nam: Thúc đẩy hợp tác phát triển bộ môn Taekwondo

Sáng 3/4, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương có buổi tiếp và làm việc với ông Chang Bok Sang, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn CJ Việt Nam. Cảm ơn Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương và Bộ VHTTDL đãdành thời gian tiếp và làm việc với Tập đoàn CJ Việt Nam, ông Chang Bok Sang, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn CJ Việt Nam cho biết, Tập đoàn CJ và Bộ VHTTDL...

Thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh

Ngày 29/9, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 3378/BVHTTDL-ĐA gửi UBND các tỉnh/thành về thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. ...

Phê duyệt “Chiến lược Marketing du lịch đến năm 2020”

Chiến lược Marketing du lịch đến năm 2020 được Bộ VHTTDL phê duyệt nhằm xây dựng định hướng và khung kế hoạch hành động cụ thể trong việc marketing du lịch Việt Nam đến năm 2020, góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam, hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam...

Phê duyệt đề cương “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

Đề cương “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được Bộ VHTTDL phê duyệt tại Quyết định số 4509/QĐ-BVHTTDL ngày 24.12.2015. ...

Thành lập BST và TTK xây dựng Chiến lược phát triến các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn...

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 4407/QĐ-BVHTTDL ngày 21.12.2015 thành lập Ban Soạn thảo và Tổ thư ký Xây dựng Chiến lược phát triến các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. ...

Bài đọc nhiều

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Tạp chí Mỹ: Đà Nẵng là thủ phủ du lịch của miền Trung Việt Nam

Travel+Leisure giới thiệu loạt trải nghiệm thú vị nhất du khách cần làm khi tới Đà Nẵng và Hội An, trong đó dành nhiều lời khen cho Bà Nà. Sun World Ba Na Hills được Travel+Leisure gợi ý là lựa chọn tốt nhất cho gia đình trải nghiệm tại Đà Nẵng. Ảnh: SG Trong bài viết đăng tải trên tạp chí du lịch nổi tiếng Mỹ, tác giả Lakshmi Sharath đã gọi Đà Nẵng là thủ phủ du lịch của miền...

Việt Nam đón hơn 1 triệu khách quốc tế tháng thứ tư liên tiếp

Bốn tháng liên tiếp Việt Nam đón hơn một triệu lượt khách quốc tế, đạt gần 10 triệu lượt khách trong 10 tháng đầu năm. Theo số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia và Tổng cục Thống kê hôm 29/10, tháng 10 Việt Nam đón hơn 1,1 triệu lượt khách và là tháng thứ tư liên tiếp đón hơn một triệu lượt khách quốc tế. Trong 10 tháng đầu năm, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 10 triệu...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Trên dải đất hình chữ S này, mỗi vùng, miền đều sở hữu những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và một trong những điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chính là làng nghề truyền thống. Tác giả Đỗ Tuấn Ngọc đã tái hiện lại rất nhiều làng nghề ở Việt Nam qua các tác phẩm gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”. Các làng...

Cùng chuyên mục

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương làm việc với Tập đoàn CJ Việt Nam: Thúc đẩy hợp tác phát triển bộ môn Taekwondo

Sáng 3/4, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương có buổi tiếp và làm việc với ông Chang Bok Sang, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn CJ Việt Nam. Cảm ơn Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương và Bộ VHTTDL đãdành thời gian tiếp và làm việc với Tập đoàn CJ Việt Nam, ông Chang Bok Sang, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn CJ Việt Nam cho biết, Tập đoàn CJ và Bộ VHTTDL...

Người Việt tại Đài Loan bàng hoàng khi nhà cửa rung lắc giữa động đất siêu mạnh

Một số người sống tại Đài Loan cho biết trận động đất ngày 3.4 có những 'cái nhất' mà họ cảm nhận được sau nhiều năm sống tại hòn đảo này. Theo cập nhật đến trưa ngày 3.4, trận động đất ở Đài Loan đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 50 người bị thương, làm hư hại nhiều tòa nhà và khiến người dân mắc kẹt trong các dư chấn sau động đất. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA)...

Tích cực triển khai nhận thức chung của Lãnh đạo hai nước Việt Nam – Trung Quốc về mở rộng quy mô thương mại...

Được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ, ngày 28 tháng 3 năm 2024, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi Đỗ Quốc Hưng đã lần lượt có các cuộc Tọa đàm với Đoàn công tác Bộ Thương mại Trung Quốc do ông Lý Hưng Kiền, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương làm Trưởng đoàn và Đoàn công tác Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc do ông Lưu Tường, Phó Giám đốc Sở...

‘Công nghệ make in Việt Nam có thể cạnh tranh ở nước ngoài’

CEO RealTime Robotics Lương Việt Quốc cho rằng, công nghệ do người Việt làm ra đang dần có chỗ đứng và cạnh tranh sòng phẳng tại các thị trường phát triển. Nhận định này được TS Lương Việt Quốc nêu khi dự Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng 2024 (VGLF) vừa diễn ra. Sự phát triển, thích ứng của Việt Nam trong kỷ nguyên công nghệ là một trong những chủ đề được các chuyên gia người Việt...

Triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai nhất trí triển khai hiệu quả khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, nhất là lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Chiều 2/4 (giờ địa phương), trong thời gian tham gia Chương trình Quản lý Lãnh đạo Cao cấp Việt Nam (VELP) tại Boston, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã có cuộc trao đổi với Đại diện Thương...

Mới nhất

Xử trí khi trẻ bị tổn thương móng

Phụ huynh cần làm sạch, cầm máu, che chắn vết thương sau sự cố trẻ bị bật móng tay, chân giúp vết thương mau lành, tránh nhiễm trùng. Trẻ bị kẹt tay chân vào cánh cửa hay té ngã bật móng phổ biến. Phụ huynh có thể lúng túng, chưa biết cách xử trí đúng khiến con đau đớn,...

TV360 sẵn sàng cho 5G với du lịch nhập vai trên truyền hình công nghệ mới XR

TV360 - mang công nghệ hàng đầu thế giới đến gần hơn với người dùngTrong thời đại mạng xã hội và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, người xem truyền hình truyền thống đang dần suy giảm. Để tạo ra sự khác biệt, TV360 cần “đi trước một bước” bằng cách đầu tư phát triển các...

Ông Hun Sen trở thành chủ tịch thượng viện Campuchia

Cựu thủ tướng Campuchia Hun Sen được bầu làm chủ tịch thượng viện, chức vụ giữ vai trò nguyên thủ quốc gia khi Quốc vương ở nước ngoài. Các thượng nghị sĩ Campuchia hôm nay bỏ phiếu bầu ông Hun Sen làm chủ tịch Thượng viện, sau khi Quốc vương Norodom Sihamoni triệu tập phiên họp của cơ quan...

Hàng loạt HLV danh tiếng nộp đơn dẫn dắt đội tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Trong thời gian qua, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã nhận được khá nhiều đơn ứng cử ghế HLV trưởng đội tuyển quốc gia. Cùng điểm qua một vài HLV danh tiếng trong danh sách này. Kim Sang Sik HLV Kim Sang Sik sinh năm 1976. Ông là cựu tuyển thủ quốc gia Hàn Quốc (từng...

Mới nhất