Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt Nam“Luật Điện lực (sửa đổi) cần được ban hành càng sớm càng...

“Luật Điện lực (sửa đổi) cần được ban hành càng sớm càng tốt”



“Luật Điện lực (sửa đổi) cần được ban hành càng sớm càng tốt”


Tại Hội thảo Tham vấn ý kiến đại biểu Quốc hội và chuyên gia về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) do Báo Đại biểu nhân dân phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức vừa qua tại TP Cần Thơ, các đại biểu, chuyên gia đã đưa ra nhiều đóng góp cụ thể, xác đáng cho Dự thảo Luật ở nhiều khía cạnh; đồng thời cho rằng, Luật Điện lực (sửa đổi) cần được ban hành càng sớm càng tốt, để đáp ứng tính cấp bách trong sự phát triển của ngành điện, cũng như các yêu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế – xã hội.

Ông Phan Xuân Dương, chuyên gia tư vấn năng lượng độc lập:

Cần sớm ban hành Luật Điện lực (sửa đổi)



Ông Phan Xuân Dương, chuyên gia tư vấn năng lượng độc lập

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đến nay đã được cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung rất nhiều và đang tiếp tục tiếp thu các ý kiến để hoàn chỉnh nhằm kịp thời trình Quốc hội xem xét và có thể thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới. Tôi cho rằng, Luật Điện lực (sửa đổi) được ban hành càng sớm càng tốt vì nó mang lại hiệu quả cho ngành điện và các ngành kinh tế nói chung. Nếu chúng ta cứ mong Luật phải thật hoàn chỉnh và chờ hoàn chỉnh hết mọi thứ mới ban hành thì e rằng rất khó và sẽ không phù hợp với nhu cầu cấp thiết hiện nay.

Theo Quy hoạch điện VIII, mục tiêu đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện cần để phục vụ nhu cầu trong nước 150.489 MW, trong đó trọng tâm là xây dựng nhiệt điện sử dụng LNG 22.400 MW (14,9% tổng công suất các nhà máy điện); điện gió trên bờ 21.880 MW (14,5%); điện gió ngoài khơi (ĐGNK) 6.000 MW (4%), điện mặt trời 12.836 MW (8,5%).

Đối với các dự án điện gió trên bờ, điện mặt trời có thể kêu gọi các nhà đầu tư trong nước hoặc liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài qua thực tế triển khai. Chỉ có hai loại hình phát điện là nhiệt điện sử dụng LNG và ĐGNK cần được ưu tiên phát triển và đòi hỏi có nguồn vốn lớn.

Thực trạng là, các dự án điện khí LNG nhập khẩu đều gặp khó khăn trong giải quyết các vấn đề vay vốn vì các vướng mắc trong cơ chế, chính sách. Trong khi đó, ĐGNK chưa có dự án nào được gọi là đã khởi công xây dựng để đạt được 6.000 MW vào năm 2030. Nếu không có các cơ chế để thu hút vốn đầu tư tư nhân, trong đó chủ yếu là đầu tư nước ngoài, thì kế hoạch thực hiện đầu tư các dự án nguồn điện này sẽ có nguy cơ bị phá vỡ. Do đó, cần cơ chế đột phá để thu hút vốn đầu tư.

Với LNG, những quy định trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã có nhiều bước đột phá, nhất là các quy định “khung” tại khoản 4, Điều 27; tôi cho rằng, Hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh cần phải cụ thể hóa, đảm bảo tính công bằng, hài hòa giữa các bên.

Với ĐGNK, Dự thảo mới nhất đã có những sửa đổi chung quan trọng về phân giao trách nhiệm các bộ, quy trình đầu tư… Tôi đề nghị cần nhanh chóng thí điểm và nên giao cho tập đoàn có kinh nghiệm như Petrovietnam, họ đã có công trình, giàn khoan, là doanh nghiệp có thể nói là có khả năng nhất của Việt nam để đầu tư vào lĩnh vực này và đặc biệt họ là những tổng công ty nhà nước. Sau khi có các dự án tiên phong, sẽ rút kinh nghiệm, bài học cho các dự án khác.

Ông Phan Tử Giang, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam):

Có chính sách thu hút đầu tư vào các dự án nguồn điện



Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Phan Tử Giang góp ý cho Dự thảo Luật

Chính sách trong Luật Điện lực (sửa đổi) lần này là rất cấp thiết để làm sao thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào các dự án nguồn điện. Trong đó, các dự án nguồn điện có giá điện rẻ như thủy điện và điện than hiện không còn dư địa phát triển. Chính vì vậy, chúng ta phải làm sao phát triển được điện khí trong nước, điện khí LNG và năng lượng tái tạo (NLTT), đặc biệt là ĐGNK. Và bởi vì đây không phải là những nguồn điện giá rẻ nên chính sách đầu tư và vận hành cần phù hợp để làm sao thu hút đầu tư cũng như hiệu quả trong quá trình vận hành.

Việc này, cũng trả lời cho vấn đề tại sao trong 15 dự án điện LNG thì hiện nay chỉ có Nhơn Trạch 3, 4 được đầu tư, dự kiến đưa vào vận hành lần lượt từ tháng 05/2025 (Nhơn Trạch 3) và tháng 10/2025 (Nhơn Trạch 4). Tuy nhiên, phải nói rằng, đến thời điểm hiện tại chúng tôi vẫn đang đàm phán tiếp Hợp đồng mua bán điện (PPA) và đang cực kỳ lo lắng không được huy động đủ (Qc) để tạo cơ chế cho nhà máy vận hành. Nhưng tại sao chúng tôi lại quyết định đầu tư, phải nói thật đó là chỉ đạo của Chính phủ, Nhà nước và chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới làm, còn các doanh nghiệp như tư nhân, nước ngoài họ sẽ không đầu tư nếu không rõ về chính sách.

Và vì sao LNG phải có cơ chế vận hành giá, phải có Qc dài hạn, bởi không có cơ chế vận hành dài hạn thì thứ nhất là không đảm bảo nguồn LNG. Thứ hai là không có giá tốt. Chúng tôi đã tính toán giữa việc mua dài hạn và mua ngắn hạn tạo ra cơ chế giá khác nhau rất nhiều. Theo tính toán hiện nay, giá mua dài hạn so với ngắn hạn có thể chênh lệch đến 73% nếu cam kết mua dài hạn chỉ 20%, so với cam kết mua dài hạn 90%. Bên cạnh đó, mua dài hạn còn đảm bảo được vấn để về ổn định nguồn cung khi thị trường thế giới khó khăn, biến động mà trong nhiều trường hợp thậm chí còn bị ngừng cung cấp nếu không có hợp đồng dài hạn. Chính vì vậy, nhà đầu tư cần có Qc cho điện LNG phải dài hạn.

Với các dự án điện khí trong nước, hiện chúng ta đang phát triển các dự án như NCS, Lô B, giá các dự án điện khí trong nước này cao hơn giá điện trung bình hiện nay của Bộ Công Thương công bố gần 50%. Hiện nay, Bộ Công Thương công bố giá khoảng 1.700 – 1.800 đồng kWh, trong khi đó, theo tính toán giá điện các dự án điện khí trong nước khoảng 3.100 – 3.400 đồng kWh. Tuy nhiên, phải thấy rằng, trong thành phần giá này toàn bộ từ khâu thượng nguồn (khai thác khí), đến khâu trung nguồn (vận chuyển khí), khâu hạ nguồn (phát điện) thì đều mang lại nguồn thu cho nhà nước. Cụ thể, nếu khí thiên nhiên trong nước được huy động năm 2024 đạt 90 – 100% lượng khí khai thác dự kiến thì thu ngân sách nhà nước với thượng nguồn từ khí tăng 1,75 – 2,14 nghìn tỷ đồng/năm. Trường hợp có thêm nguồn khí Lô B từ năm 2027, nếu lượng khí được huy động hết theo khả năng khai thác thì ngân sách nhà nước sẽ thu được khoảng 24 nghìn tỷ đồng/năm trong giai đoạn bình ổn. Mỗi kWh giá điện khí trong nước nhà nước thu tổng cộng khoảng 45%/đơn giá điện. Với nguồn thu mang lại cho nhà nước như thế, cần có chính sách ưu tiên sử dụng điện từ nguồn khí trong nước.

Ông Trần Hồ Bắc, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC):

Khuyến khích xuất khẩu ĐGNK



Ông Trần Hồ Bắc – Phó Tổng Giám đốc PTSC

Trong phát triển ĐGNK, tất cả các nước trên thế giới đều trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là thí điểm, nhà nước sẽ bao tiêu toàn bộ thời gian dự án, xác định một mức lợi nhuận định biên, quy mô thí điểm để đánh giá tiềm năng, thiết kế phù hợp với vùng biển, đánh giá tác động đến môi trường…

Giai đoạn 2 là phát triển có điều kiện, tức là có sự hỗ trợ của nhà nước, bao tiêu trong thời gian nhất định và có hỗ trợ giá. Cụ thể như kinh nghiệm ở Vương Quốc Anh, họ áp dụng chính sách bù trừ về giá. Ví dụ như họ đang mua bán điện trên thị trường cạnh tranh với giá 10 cent/kWh mà giá ĐGNK 12 cent thì nhà nước sẽ bù cho nhà phát triển 2 cent, ngược lại nếu giá thị trường 10 cent mà giá điện gió ngoài khơi 8 cent thì nhà nước thu về 2 cent.

Giai đoạn 3 là giai đoạn phát triển, tổ chức đấu thầu giá.

Theo kinh nghiệm của các quốc gia thì bắt buộc chúng ta phải có giai đoạn thí điểm, qua đó mới có thể xây dựng cơ chế để thực hiện.

Bên cạnh đó, về năng lượng tái tạo ngoài khơi/ĐGNK, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn hơn nhu cầu. Do đó cần xem xét chính sách ưu tiên, khuyến khích đầu tư dự án ĐGNK cho xuất khẩu. Vì giá ĐGNK xuất khẩu thường rất cao, đường truyền dài, giá trên 20 cent/kWh. Trong vòng 10 – 15 năm tới dự báo giá ĐGNK vẫn còn cao hơn so vớ các nguồn điện khác, trong nước khó hấp thụ được thì có thể xem xét đến việc ưu tiên sản xuất để xuất khẩu. Việc đầu tư dự án điện cho xuất khẩu thì nhà nước đạt được các mục tiêu: Thứ nhất góp phần vào đảm bảo an ninh chủ quyền vùng biển, thứ hai là tạo ra công ăn việc làm, thứ ba góp phần vào mục tiêu Net Zero, thứ tư nhà nước thu về khoản tiền thuế.

Đại biểu Thạch Phước Bình, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh:

Cần thành lập quỹ phát triển điện năng lượng tái tạo



Đại biểu Thạch Phước Bình – Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh

Ở chương 3 của Dự thảo Luật về phát triển điện tái tạo và các nguồn điện năng mới, nên chăng quy định thành lập quỹ phát triển để hỗ trợ tài chính cho quá trình khảo sát, phát triển các dự án này. Dự thảo Luật đã dành một chương cho loại hình điện NLTT và các nguồn điện mới nhưng lại không đề cập gì về các quy định hỗ trợ phát triển. Và thực tế hiện nay đó là vấn đề khó cho doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp xuống Trà Vinh khảo sát đánh giá tiềm năng NLTT, chi phí do doanh nghiệp bỏ ra nhưng lại không được hạch toán vào chi phí quản lý, trường hợp khảo sát có khả năng để khai thác thì không nói, còn ngược lại thì rất khó. Phải thể chế hóa việc này. Tôi đề nghị thành lập quỹ phát triển điện NLTT, huy động từ nhiều nguồn như nhà nước, tư nhân, các tổ chức quốc tế,… tạo điều kiện phát triển, thu hút đầu tư.

Đại biểu Phạm Xuân Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp:

Mua bán điện theo cơ chế giá thị trường



Đại biểu Phạm Xuân Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Tôi ủng hộ sắp tới đây ngành điện lực bán điện theo giá thị trường, đảm bảo sự minh bạch và không có sự bù chéo giữa các đối tượng sử dụng điện với nhau. Như có những ngành công nghiệp sử dụng điện rất lớn, thậm chí một nhà máy thôi bằng cả một tỉnh sử dụng điện, trong khi đó mức độ sản xuất gây ô nhiễm cao nhưng mà trả tiền điện sản xuất lại thấp hơn điện sinh hoạt. Giá điện như vậy ai bù và như vậy là không hợp lý.

Tôi nghĩ cần minh bạch trong giá điện, áp dụng theo giá thị trường, để sắp tới đây sẽ không có chuyện ngành điện báo cáo hằng năm thua lỗ. Ngành điện là doanh nghiệp mà doanh nghiệp thì phải sòng phẳng giá thị trường, còn nhà nước bao cấp, nhà nước bỏ tiền ra bao cấp, rõ ràng, minh bạch. Khi đã minh bạch rồi mà ngành điện vẫn lỗ thì đó là vấn đề của ngành điện trong hoạt động quản lý, SXKD. Do đó, tôi cho rằng, thực hiện cơ chế giá thị trường hết sức cần thiết.

Về cơ chế thực hiện thí điểm các dự án ĐGNK. Đã xác định đây là câu chuyện thí điểm và cần thiết thí điểm, doanh nghiệp nhà nước được chỉ đạo làm thí điểm thì phải thực hiện, nhưng đồng thời phải có sự hỗ trợ, tiếp sức của nhà nước, để có pháp lý đủ mạnh cho doanh nghiệp thực hiện, còn không đủ sức sẽ rất khó.

Mai Phương – Lê Trúc


Bình luận



Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/5f377108-7766-4465-ab29-6ca5a90f05e2

Cùng chủ đề

Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là tiền đề đưa Việt Nam thành nước phát triển, thu nhập cao

Thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải (GTVT) đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ GTVT đang trình cấp có thẩm quyền chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam (Dự án). Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy, từ tháng 10/2023 đến nay, Bộ GTVT đã lấy kiến của 24 bộ, ngành Trung...

Bếp cơm di động dã chiến: 56.000 phần cơm hỗ trợ vùng lũ

Tính đến ngày 1-10 (sau 16 ngày), hệ thống bếp cơm di động dã chiến do Cộng đồng tình nguyện Việt Nam vận hành, đã cung cấp 56.000 phần cơm miễn phí cho người dân vùng lũ 5 tỉnh, thành phía Bắc.   Hơn 300 tình nguyện viên là thành viên của 9 câu lạc bộ, hội nhóm thiện nguyện từ nhiều nơi như TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Nam Định… tụ về đồng hành...

Đồng bộ các giải pháp để quản lý và ổn định thị trường vàng

Ảnh minh hoạ (Ảnh: M.P)  Thị trường...

Không khí lạnh tràn về, miền Bắc giảm nhiệt và mưa to

 Ảnh minh họa: Bích Liên  Theo Trung...

Lực lượng Nga – Ukraine giao tranh dữ dội ở hướng Ugledar

Những trận chiến đô thị căng thẳng tại UgledarQuân đội Nga đang khiến lực lượng Ukraine ở pháo đài Ugledar đối diện nhiều khó khăn. Ngày 30 tháng 9, lực lượng Nga tiến quân theo nhiều hướng khác nhau quanh thành phố.Các đơn vị của Nga...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đặt vé tàu Tết trên app ngân hàng và ví VNPAY – Rinh ngay ưu đãi chỉ 99.000 đồng/vé

Khách hàng có thể đặt vé tàu Tết trên app ngân hàng và ví VNPAY từ tháng 10 này, đặc biệt tiết kiệm chi phí với chương trình ưu đãi hấp dẫn mua vé chỉ từ 99.000 đồng.   Theo dự kiến từ ngày 01-10/10, vé tàu Tết trên app ngân hàng và ví VNPAY sẽ chính thức mở bán. Dù bạn đang lên kế hoạch cho chuyến về quê ăn Tết hay du xuân khám phá, việc đặt vé...

Bài 1: Quy hoạch và đột phá trong Luật Điện lực

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong Luật Điện lực (sửa đổi) Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong thực tiễn thi hành pháp luật về điện lực cho thấy còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng...

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng làm việc với Cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau về định hướng phát triển

Buổi làm việc được ví như một buổi "tiếp xúc cử tri", Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chia sẻ những thông tin, kiến thức, bài học kinh nghiệm trong quá trình công tác thời gian gần đây, đồng thời giải đáp những thắc mắc của đơn vị liên quan đến tình hình, xu hướng trong nước và quốc tế, định hướng phát triển của Tập đoàn cũng như Cụm trong giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ...

Petrovietnam/PV GAS thúc đẩy hợp tác với Cheniere Energy trong việc cung cấp LNG

Petrovietnam/PV GAS thúc đẩy hợp tác với Cheniere Energy trong việc cung cấp LNG Tham dự cuộc họp về phía Petrovietnam có ông Lê Xuân Huyên, Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam; ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT PV GAS; ông Huỳnh Quang Hải, Phó Tổng Giám đốc PV GAS; cùng đại diện các ban chuyên môn của Petrovietnam và PV GAS. Về phía Cheniere có ông Robert Fee, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Quan...

Bế mạc Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII năm 2024: Tôn vinh những bàn tay vàng

Bế mạc Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII năm 2024: Tôn vinh những bàn tay vàng Các đại biểu tham quan các sản phẩm tại Hội thi. Tham dự Lễ bế mạc Hội thi có bà Nguyễn Thị Việt Hương - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; ông Nguyễn Chí Trường - Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục...

Bài đọc nhiều

Góp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Gỡ nút thắt cho phát triển các dự án nguồn điện

Ngày 30/9, tại TP Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Tham vấn ý kiến đại biểu Quốc hội và chuyên gia về Dự án Luật Điện lực (Sửa đổi). Tại hội thảo có nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng liên quan đến tháo gỡ các thút thắt cho các dự án nguồn điện, đảm bảo phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và...

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng làm việc với Cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau về định hướng phát triển

Buổi làm việc được ví như một buổi "tiếp xúc cử tri", Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chia sẻ những thông tin, kiến thức, bài học kinh nghiệm trong quá trình công tác thời gian gần đây, đồng thời giải đáp những thắc mắc của đơn vị liên quan đến tình hình, xu hướng trong nước và quốc tế, định hướng phát triển của Tập đoàn cũng như Cụm trong giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ...

Bài 1: Quy hoạch và đột phá trong Luật Điện lực

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong Luật Điện lực (sửa đổi) Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong thực tiễn thi hành pháp luật về điện lực cho thấy còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng...

Cùng chuyên mục

Bài 1: Quy hoạch và đột phá trong Luật Điện lực

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong Luật Điện lực (sửa đổi) Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong thực tiễn thi hành pháp luật về điện lực cho thấy còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng...

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng làm việc với Cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau về định hướng phát triển

Buổi làm việc được ví như một buổi "tiếp xúc cử tri", Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chia sẻ những thông tin, kiến thức, bài học kinh nghiệm trong quá trình công tác thời gian gần đây, đồng thời giải đáp những thắc mắc của đơn vị liên quan đến tình hình, xu hướng trong nước và quốc tế, định hướng phát triển của Tập đoàn cũng như Cụm trong giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ...

Góp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Gỡ nút thắt cho phát triển các dự án nguồn điện

Ngày 30/9, tại TP Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Tham vấn ý kiến đại biểu Quốc hội và chuyên gia về Dự án Luật Điện lực (Sửa đổi). Tại hội thảo có nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng liên quan đến tháo gỡ các thút thắt cho các dự án nguồn điện, đảm bảo phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và...

Petrovietnam/PV GAS làm việc với lãnh đạo AES

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hoa Kỳ tháp tùng Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, đoàn công tác Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) do Chủ tịch Hội đồng Thành viên Lê Mạnh Hùng dẫn đầu đã có buổi gặp gỡ và làm việc với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn AES. Tham gia đoàn công tác Petrovietnam có Thành viên HĐTV Trần Bình Minh, Phó Tổng Giám đốc Lê Xuân Huyên, đại diện...

Petrovietnam/PV GAS thúc đẩy hợp tác với Cheniere Energy trong việc cung cấp LNG

Petrovietnam/PV GAS thúc đẩy hợp tác với Cheniere Energy trong việc cung cấp LNG Tham dự cuộc họp về phía Petrovietnam có ông Lê Xuân Huyên, Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam; ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT PV GAS; ông Huỳnh Quang Hải, Phó Tổng Giám đốc PV GAS; cùng đại diện các ban chuyên môn của Petrovietnam và PV GAS. Về phía Cheniere có ông Robert Fee, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Quan...

Mới nhất

Fed cắt giảm lãi suất và các tác động đối với Châu Á, Thái Bình Dương

Fed cắt giảm lãi suất: Con dao hai lưỡi với kinh tế Việt Nam Tại sao việc cắt giảm lãi suất của FED lại ảnh hưởng đến thị trường vàng? Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất gần...

Xây dựng chương trình tín dụng mới hỗ trợ người dân sau bão số 3

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 445 ngày 1/10/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính...

Ứng dụng AI, “siêu cảng” logistics của T&T

“Siêu cảng" ICD Vĩnh Phúc sẽ được tích hợp công nghệ AI hiện đại bậc nhất trên thế giới, kết hợp cùng giải pháp công nghệ đột phá để nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics tại Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Euro Holdings được vinh danh là đơn vị tư vấn bất động sản tốt nhất

Ngày 26/9, sự kiện công bố giải thưởng Dot Property Vietnam Awards 2024 đã được tổ chức tại TPHCM. Sự kiện có gần 200 khách mời là lãnh đạo các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu tại Việt Nam, ban cố vấn, chuyên gia trong ngành…"Với sứ mệnh cung cấp các sản phẩm dịch vụ đảm bảo...

Mới nhất