Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Màu xanh no ấm từ những vườn cây ăn quả

Về xã Mường Bú, ấn tượng với những đổi thay của vùng đất dưới chân đèo Cao Pha. Những ngôi nhà xây kiên cố, đường giao thông nông thôn sạch đẹp, nhất là trong phát triển kinh tế, trên những triền đồi được phủ xanh bởi những vườn cây ăn quả, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao.

Báo Sơn LaBáo Sơn La14/07/2025

Nhân dân xã Mường Bú chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây ăn quả.

Dẫn chúng tôi đi thăm các mô hình trồng cây ăn quả của xã, ông Nguyễn Trọng Hiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Bú, cho biết: Xã Mường Bú được thành lập trên cơ sở sáp nhập các xã Mường Chùm, Tạ Bú và Mường Bú cũ, có tổng diện tích 213,65 km², dân số 25.284 người. Những năm qua, các xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân lựa chọn những loại cây trồng phù hợp với điều kiện của địa phương như xoài, mít, táo, vải thiều, chuối... Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả, sản xuất theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, làm thay đổi tư duy, phương thức sản xuất của nông dân, từng bước xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đến nay, toàn xã đã có hơn 3.400 ha cây ăn quả các loại, sản lượng hơn 20.000 tấn quả các loại/năm. Đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,25%.

Chuyển sang trồng cây ăn quả, gia đình anh Lò Văn Thâng, bản Đông Luông đã có thu nhập khá. Anh Thâng phấn khởi nói: Gia đình tôi vay 40 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, đầu tư chuyển đổi 2 ha đất trồng ngô, sắn kém hiệu quả sang trồng vải. Nhờ được tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc theo quy trình VietGAP, mỗi năm cho thu hoạch 15 - 17 tấn quả vải đạt, thu nhập từ 250-270 triệu đồng/năm.

Thành viên HTX Minh Thương, xã Mường Bú chăm sóc nhãn.

Cùng với việc khuyến khích các hộ gia đình phát triển kinh tế, xã Mường Bú nhận thấy rằng việc sản xuất nhỏ lẻ, riêng lẻ sẽ khó tạo ra sức cạnh tranh bền vững trên thị trường. Do đó, xã đã tích cực vận động và hỗ trợ người dân thành lập các Hợp tác xã. Qua đó phát huy vai trò của các HTX đứng ra làm cầu nối, tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều và cũng là đầu mối ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm giúp nông dân không còn phải lo lắng về đầu ra.

HTX Nông nghiệp Minh Thương là một trong những mô hình tiêu biểu cho hướng đi này. Được thành lập từ năm 2021, HTX đã nhanh chóng phát triển và trở thành một trong những đơn vị có chuỗi cung ứng quả an toàn uy tín, với vùng canh tác rộng 54 ha chuyên trồng nhãn, xoài, mít và táo đại.

Ông Lò Văn Thương, Giám đốc HTX chia sẻ: Chúng tôi tuyên truyền, vận động các thành viên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào toàn bộ quy trình từ chăm sóc, thu hái đến bảo quản sản phẩm. Nhờ sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn trong việc sản xuất theo quy trình VietGAP, sản phẩm của HTX đã có chất lượng cao, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên một diện tích canh tác. Mỗi năm, HTX thu trên 200 tấn quả tươi, cung cấp nguyên liệu ổn định cho các công ty chế biến, duy trì kênh phân phối trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc. Doanh thu đạt trên 1,3 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân mỗi hộ từ 150-200 triệu đồng/năm.

Từ hiệu quả kinh tế vượt trội của cây ăn quả, nhiều hộ dân trong xã Mường Bú vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Định hướng phát triển cây ăn quả bền vững, xã Mường Bú tiếp tục tạo điều kiện cho các HTX, hộ nông dân quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; tiếp cận với những nguồn vốn ưu đãi để mở rộng sản xuất, kinh doanh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tạo sản phẩm an toàn, từng bước xây dựng thương hiệu trái cây Mường Bú.

Nguồn: https://baosonla.vn/nong-nghiep/mau-xanh-no-am-tu-nhung-vuon-cay-an-qua-vL2c3nUNg.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm